KIỂM ĐỊNH PA LĂNG XÍCH KÉO TAY
- Pa lăng xích kéo tay là gì?
- Pa lăng xích kéo tay là thiết bị nâng hạ chuyên dụng, chủ yếu dùng sức người làm nguồn lực. Tuy nhiên, sử dụng thiết bị này không mất quá nhiều sức lực như ta nghĩ, mà còn hỗ trợ tiết kiệm thời gian và công sức cho người lao động.
- Pa lăng xích kéo tay là một loại thiết bị nâng hạ cỡ nhỏ có xích tải và xích kéo để kéo một vât nặng lên cao hoặc hạ vật nặng xuống dưới. sợi xích này được thông qua hệ thống puly truyền lực để tăng lực kéo ở đầu ra.
- Pa lăng xích kéo tay thường được sử dụng trong các công việc lắp ráp, sửa chữa hoặc khi không có nguồn điện với tải nâng nhỏ , chiều cao nâng không lớn và sử dụng không thường xuyên.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của pa lăng xích kéo tay
a. Cấu tạo:
Pa lăng xích kéo tay là thiết bị có sức nâng độc lập và dùng sức người làm nguồn lực để kéo vật lên cao, hạ vật xuống hoặc kéo vật theo phương nằm ngang. Chúng có trọng lượng khá nhẹ, tải trọng nâng từ 0.5 – 20 tấn, chiều dài dây xích đa dạng từ 3 – 30m.
Và cấu tạo của loại thiết bị này gồm có 9 bộ phận chính đó là:
- Xích tải: là những sợi dây xích vô cùng chắc chắn được cấu thành từ những vòng mắt xích tiêu chuẩn có nhiệm vụ chịu lực trực tiếp để giữ vật và kéo vật đi. Vì thế tiêu chuẩn kỹ thuật đặc ra với bộ phận xích tải này là: xích phải có khả năng chịu lực phù hợp với mục đích sử dụng, với các lực sẽ tác dụng lên dây xích và nhớ loại bỏ mắt xích cũ ngay khi chúng bị mòn quá 10% để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
- Đĩa xích kéo: trong cấu tạo của pa lăng xích kéo tay này thì đĩa xích kéo chính là hộp đĩa gắn bánh răng để cuộn hoặc nhả dây xích trong quá trình sử dụng, giúp giữ chiều dài dây xích luôn ở vị trí mong muốn. Tiêu chuẩn an toàn của bộ phận cấu tạo này đó là: bánh răng phải đảm bảo chắc chắn, chiều dài và khoản cách răng khớp với các mắt xích.
- Đĩa xích dẫn động: một bộ phận quan trọng trong cấu tạo pa lăng, chúng được chế tạo đặc biệt, như một hệ thống dòng rọc giúp nâng, hạ vật nặng một cách nhẹ nhàng hơn. Ví dụ như với một vật nặng 20 tấn chỉ cần có 2 người là có thể nâng vật lên đến độ cao mong muốn rồi.
- Phanh tự động có bề mặt ma sát: đây là 2 bộ phận không thể tách rời nhau làm nên tổ hợp an toàn quan trọng trong cấu tạo sản phẩm: tác dụng của tổ hợp này đó là làm chậm hoặc làm dừng chuyển động của cơ cấu chuyển động trong thiết bị. Tiêu chuẩn chọn phanh là theo tiêu chuẩn của nhà nước.
- Móc treo pa lăng: là bộ phận chịu lực trực tiếp từ vật nặng dùng để liên kết giữa vật và dây xích. Tiêu chuẩn chọn móc treo là chắc chắn, không có vết nứt, khả năng chịu lực theo tiêu chuẩn sản phẩm.
- Bánh vít, trục vít: là 2 bộ phận cấu tạo nên hệ thống truyền động để truyền động quay giữa hai trục chéo nhau trong không gian với công dụng dừng, hãm vật ở độ cao mong muốn. Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với 2 bộ phận này là: các bánh răng phải có sự ăn khớp với nhau, khi vận hành phải trôi chảy, mượt mà.
- Xích dẫn vô tận: bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ dẫn động quay đĩa xích và làm quay trục vít của pa lăng
- Móc treo vật.
b. Nguyên lý hoạt động của pa lăng xích kéo tay:
- Để có thể nâng nhấc các đồ vật nặng, sản phẩm được thiết kế nhằm mục đích tăng sự linh hoạt, cơ động cao. Vận dụng sức người làm nguồn lực tác động để di chuyển đồ vật nặng. Palang xích kéo tay có sức nâng độc lập, dùng để kéo vật lên cao, xuống thấp hay theo phương nằm ngang. Cụ thể:
- Người điều khiển palang sẽ kéo một bên xích dẫn động của vòng xích xuống, lực sẽ tác động lên hệ ròng rọc phía trong của pa lăng xích, làm quay trục dẫn động.
- Trục dẫn động làm quay bánh xích nâng thông qua bộ truyền động bánh răng. Tùy vào chiều kéo mà vật có thể được nâng lên hoặc hạ xuống. Khi dừng lực kéo, cơ cấu dừng bánh cóc sẽ ngăn không cho vật bị rơi tự do.
- Bên cạnh đó, hệ bánh răng của palang được thiết kế đặc biệt như một hệ trợ lực. Giúp nâng các vật nặng trong trọng tải cho phép của pa lăng xích lên xuống một cách nhẹ nhàng nhất.
- Phân loại pa lăng xích kéo tay
Pa lăng xích kéo tay gồm có 2 loại chính sau:
a. Pa lăng xích kiểu bánh răng:
- xích kéo; 2. đĩa xích tải; 3. phanh tự động; 4. đĩa xích kéo;5. vành răng cố định; 6. bánh răng trung gian; 7. bánh răng hành trình;8. cần của truyền động hành tinh; 9. trục dẫn; 10. xích tải
Pa lăng xích kiểu bánh răng sử dụng bộ truyền hành tinh có kết cấu nhỏ. Momen được truyền từ bánh kéo 4 sang trục dẫn 9. Nhờ các bánh răng hành tinh 7 luôn an khớp với vành răng cố định 5 gắn trên vỏ nên các trục của bánh răng 7 làm cần 8 quay dẫn động cho đĩa xích tải 2. Palang được trang bị phanh tự động với mặt ma sát tách rời 3.
b. Pa lăng xích kiểu trục vít:
- móc treo palang; 2. khung treo; 3 bánh vít cùng đĩa xích treo tải; 4. trục vít có gắn đĩa phanh nón; 5. bánh răng cóc đồng thời là đĩa phanh nón thứ hai; 6. cóc hãm; 7. bi cầu chịu nén; 8. chốt treo xích tải; 9. đĩa xích kéo
Pa lăng trục vít gồm móc treo 1, bộ khung 2 trong đó có lắp bánh vít 3 gắn liền với đĩa xích treo tải. Trục vít 4 được dẫn động nhờ đĩa xích kéo 9. Bộ truyền trục vít được chế tạo không tự hãm. Pa lăng trục vít được trang bị phanh tự động với mặt ma sát không tách rời.
- Ứng dụng của pa lăng xích kéo tay:
- Trong các bộ phận cấu tạo pa lăng như đã nêu ra ở trên thì có bánh đĩa xích dẫn động là một bộ phận chủ chốt giúp việc kéo, nhấc vật nặng của người sử dụng trở nên nhẹ nhàng hơn.
- Với cấu tạo hiện đại, thông minh như vậy nên pa lăng xích kéo tay hiện đang có tính ứng dụng rất cao, giúp tiết kiệm nhân công, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả công việc và đảm bảo an toàn lao động. Vậy nên:
- Chúng được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực thi công cầu đường, trong các nhà xưởng, trong nông nghiệp, xây dựng, điện lực, khai thác mỏ, bốc dỡ hàng hóa tỏng các kho bãi, bến tàu, nhà ga.
- Được sử dụng hỗ trợ trong công tác sửa chữa máy móc, thiết bị…
- Sử dụng được ở những nơi có hoặc không có điện nên rất linh hoạt, rất tiện lợi.
5. Quy trình vận hành và những điều lưu ý sử dụng an toàn pa lăng xích kéo tay:
a. Quy trình vận hành:
- Trước khi đưa pa lăng xích kéo tay loại nhỏ vào sử dụng, phải kiểm tra các bộ phận của máy, đảm bảo không có hư hỏng gì, bộ phận truyền động, xích tải được bôi trơn tốt. Để kiểm tra, bạn cho máy chạy thử, đảm bảo chúng thực hiện tốt các chức năng của mình.
- Khi pa lăng xích kéo tay đang hoạt động, nghiêm cấm mọi người đứng dưới pa lăng. Trong quá trình nâng, khi kéo xích, lực kéo phải đồng đều, từ từ, không tác dụng lực đột ngột, quá mạnh, tránh xích kéo tay bị kẹt.,
- Vị trí đứng là đứng cùng phía với puly xích kéo tay. Khi muốn nâng vật nặng lên, kéo xích sao cho puly quay theo chiều kim đồng hồ, ngược lại, kéo để quay puly theo chiều ngược chiều kim đồng hồ để hạ vật nặng xuống từ từ.
b. Những điều cần lưu ý an toàn khi sử dụng pa lăng xích kéo tay:
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng pa lăng an toàn trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả lao động và an toàn cho người sử dụng.
- Tuyệt đối không nâng hạ vật có trọng tải vượt quá mức cho phép của nhà sản xuất.
- Không dùng pa lăng khi bị hạn chế từ các đường thẳng tạo thành từ sự định hướng của tải.
- Không sử dụng pa lăng khi dây xích bị xoắn, rối hay quấn vào nhau.
- Không cho pa lăng hoạt động khi dây xích bị lệch khỏi bánh đĩa.
- Không quấn quanh xích hoặc dùng xích như cáp treo.
- Chỉ sử dụng pa lăng khi tải trọng trong mức quy định, móc treo an toàn.
- Không cho pa lăng hoạt động trong khi tải trọng không móc vào đầu móc treo.
- Chốt móc hỏng hoặc không có chốt móc thì không sử dụng pa lăng.
- Không dùng pa lăng xích để nâng hạ người.
- Không nâng hoặc di chuyển vật qua người đang đứng.
- Không cố sử dụng pa lăng khi đã hỏng.
- Không treo vật nặng trên pa lăng khi không có ai giám sát.
- Không hàn chuỗi xích khi bị đứt để dùng tiếp mà phải thay xích mới.
- Cảnh báo mọi người tránh xa khu vực đang nâng hạ vật bằng pa lăng.
6. Vì sao phải kiểm định pa lăng xích kéo tay:
Kiểm định an toàn pa lăng xích kéo tay đem đến các lợi ích sau:
• Đảm bảo an toàn cho người vận hành
• Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển
• Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
• Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm
Kiểm định pa lăng xích kéo tay là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
Pa lăng xích kéo tay được kiểm định dưới các hình thức sau:
• Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
• Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước
• Chế độ kiểm định bất thường: pa lăng xích kéo tay được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.
- Quy định về kiểm định pa lăng xích kéo tay
Quy trình kiểm định kỹ thuật đối với pa lăng xích kéo tay do Cục An toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
• QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng
• QTKĐ 13: 2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn pa lăng xích kéo tay
• TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
• TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
• TCVN 5209: 1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
• TCVN9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
Khi tiến hành việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Hồ sơ, và các tài liệu của xe nâng phải đầy đủ.
- Các yếu tố về môi trường, thời tiết đảm bảo đủ điều kiện và không làm ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm định.
- Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.
8. Quy trình kiểm định pa lăng xích kéo tay:
Quy trình kiểm định pa lăng xích kéo tay được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
Kiểm định viên phải kiểm tra tính phù hợp các hồ sơ sau:
• Kiểm tra lý lịch, hồ sơ của Pa lăng
• Hồ sơ xuất xưởng, chế tạo.
• Bản vẽ chế tạo, lắp đặt.
• Quy trình vận hành và xử lý sự cố
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
• Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Khám xét kỹ thuật
• Kiểm tra vị trí lắp đặt, xem xét các khoảng cách vận hành an toàn
• Kiểm tra sự phù hợp giữa hồ sơ kỹ thuật với thực tế (các thông số làm việc, chủng loại …)
• Xem xét lần l¬ượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của pa lăng. Đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết và cơ cấu an toàn (mối hàn, cơ cấu chịu lực, cáp, xích, puli, móc cẩu, phanh …)
Bước 3: Thử nghiệm
• Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị an toàn, cóc hãm và các thiết bị khác.
• Thử tĩnh ở tải trọng 125% Q(tk) hoặc 125% Q(sd)
• Thử động ở tải trọng bằng 110% Q(tk) hoặc 110% Q(sd)
Kết quả kiểm định pa lăng (palang) được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của các Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng hoặc các hư¬ hỏng khác.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định
• Lập biên bản kiểm định pa lăng xích kéo tay. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
• Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định pa lăng xích kéo tay.
- Chu kỳ kiểm định pa lăng xích kéo tay là bao lâu một lần?
- Với các palăng xích kéo tay lắp đặt cố định tại nơi có mái che: thời hạn kiểm định định kỳ 3 năm.
- Thời hạn kiểm định định kỳ 1 năm đối với các palăng xích kéo tay sau: lắp đặt cố định ngoài trời; thiết bị được sử dụng lưu động; thiết bị sử dụng trên 12 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
10. Kiểm định pa lăng xích kéo tay ở đâu?
Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định pa lăng xích kéo tay uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định pa lăng xích kéo tay trong tất cả các tỉnh thành trong nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com