KIỂM ĐỊNH PA LĂNG ĐIỆN
A.GIỚI THIỆU PA LĂNG ĐIỆN
Pa lăng ngày nay được biệt đến là một thiết bị nâng hạ có tính ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, xây dựng,… và mang lại hiệu quả làm việc cao
- Pa lăng điện là gì ?
- Pa lăng điện là thiết bị dùng để nâng và hạ các vật thể theo phương thẳng đứng. Để tăng tính hữu dụng của pa lăng, giúp cho các vật thể có thể được di chuyển theo chiều ngang, người sử dụng có thể gắn thêm con chạy vào pa lăng. Thông thường khi sản xuất pa lăng điện, nhà sản xuất cũng sẽ sản xuất luôn các phụ kiện của máy.
- Pa lăng cáp điện là một loại thiết bị dùng để nâng và hạ các loại hàng hóa có trọng tải nặng. Trọng lượng hàng hóa được tải có thể lên đến 30 tấn. Pa lăng cáp điện sẽ sử dụng điện năng để kéo hàng hóa lên thay vì là dùng tay để kéo. Pa lăng là một dụng cụ giúp ích rất nhiều trong việc vận chuyển hàng hóa lên xuống.
2. Ưu điểm của pa lăng điện
Ưu điểm của pa lăng cáp điện so với các loại khác:
- Pa lăng cáp điện sử dụng dòng điện 3 pha nên khả năng hoạt động và công suất của máy sẽ mạnh hơn và việc vận chuyển hàng sẽ trở nên nhẹ nhàng và thuận lợi hơn.
- Do sử dụng dây cáp nên việc chuyển hàng lên xuống sẽ nhanh hơn so với pa lăng xích. Từ đó nó làm năng suất làm việc của bạn được tăng lên đáng kể.
- Khi thu dây lại thì các dây cáp sẽ đi theo đường hướng dẫn do đó mà dây sẽ không bị rối hoặc chồng lên nhau. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế những rắc rối khi làm việc.
- Nếu như có một số loại pa lăng chỉ có thể hoạt động đạt khoảng 70% công suất vốn có của máy thì pa lăng cáp điện có thể hoạt động được 100%. Thậm chí nó có thể vượt qua con số đó mà vẫn đảm bảo được sự an toàn
- Phân loại pa lăng điện:
Pa lăng cáp điện
- Cấu tạo của pa lăng cáp điện tương tự Pa lăng xích điện, chỉ có khác là thay cáp cho xích và tang cuốn cáp như tời kéo mặt đất. Pa lăng cáp điện dùng động cơ điện và hộp giảm tốc thông qua hệ thống Puly và móc cẩu để cuốn nhả cáp.
- Đối với pa lăng cáp điện tuyệt đối không được cẩu xiên hoặc kéo lê vật nâng.
Pa lăng xích điện
- Pa lăng xích điện cuốn nhả thông qua hệ thống truyền lực động cơ điện và hộp giảm tốc. Puly dạng bánh xích có chức năng kẹp chặt sợi xích theo chiều nhất định và cuốn nhả xích vào túi đựng xích. Pa lăng xích điện có con chạy di chuyển trên dầm và loại cố định
- Đặc điểm ,Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của pa lăng điện
- Pa lăng ngày nay được biệt đến là một thiết bị nâng hạ có tính ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, xây dựng,… và mang lại hiệu quả làm việc cao.
- Các dòng pa lăng trên thị trường hiện nay cũng rất đa dạng về chủng loại nhưng được chia ra thành 2 nhóm chính là pa lăng dùng điện và pa lăng dùng tay (Ba lăng xích kéo tay, Palang xích lắc tay hoặc Pa lăng cáp lắc tay).
- Trong đó, pa lăng điện lại được chia ra thành 2 loại là pa lăng cáp điện và pa lăng xích điện.Vậy để hiểu rõ hơn cấu tạo và nguyên lý hoạt động của palang điện bạn hãy đọc bài viết này.
Cấu tạo của Pa lăng điện
Vì trong nhóm pa lăng điện lại được chi nhỏ thành pa lăng cáp điện và pa lăng xích điện nên chúng ta sẽ tìm hiểu cấu tạo của cả 2 loại pa lăng này để thấy được sự giống và khác nhau của chúng lần lượt là:
– Cấu tạo của pa lăng cáp điện:
- Pa lăng cáp điện là một thiết bị điều khiển bẳng điện được thiết kế nhỏ gọn gồm các bộ phận chính là:
- Động cơ điện hay chính là bộ điều khiển palang điện: đóng vai trò quan trọng, điều khiển mọi hoạt động của thiết bị.
- Hộp giảm tốc: được thiết kế nhiều cấp truyền động khác nhau với nhiều trục được phân bố trên cùng một mặt phẳng và được phân bố trong một vỏ hộp nguyên.
- Tang tời.
- Dây cáp: dùng để treo vật.
- Puli: giống ròng rọc, bánh đai của pa lăng, làm nhiệm vụ chuyển hướng cáp, thay đổi hoặc tăng lực cáp
- Móc cẩu: dùng để treo vậy, có loại móc cẩu đơn và móc cẩu kép nhưng móc cẩu đơn vẫn được dùng phổ biến hơn.
Các bộ phận này được bố trí thẳng hàng với nhau. Ngoài ra palăng cáp điện còn có các bộ phận nhỏ khác như: móc treo vật thể; bộ điều khiển palang điện với nút điều khiển giúp người sử dụng có thể vận hành pa lăng một cách dễ dàng.
– Cấu tạo của pa lăng xích điện
Cấu tạo của pa lăng xích điện : mỗi pa lăng xích điện sẽ được cấu tạo từ những bộ phận vô cùng quan trọng sau đây:
- Móc treo: dùng để treo vào vật, kép vật lên, hạ xuống an toàn.
- Dây xích tải: là cầu nối giữa vật và pa lăng, có thể tùy chỉnh độ dài bằng nguyên lý cuốn/nhả dây xích.
- Vỏ pa lăng: là bộ phận bao bọc, bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi các tác động xấu từ môi trường như bụi bẩn, oxi hóa giúp tăng tuổi thọ, độ bền của thiết bị.
- Bộ điều khiển palang điện gồm: thắng tải pa lăng xích điện; điều khiển pa lăng tải nặng; hộp giảm tốc; công tắc dừng hành trình được mắc trực tiếp vào mạch điều khiển; hộp nút bấm; mô tơ tải.
- Bộ chống quá tải: giúp motor của máy nâng tải khi hoạt động vượt tải trọng.
- Đĩa xích: là bộ phận cuốn, nhả dây xích trong quá trình vận hành. Nhờ có đĩa xích mà chúng ta có thể cố định vật ở độ cao mong muốn một cách dễ dàng.
Nguyên lý hoạt động của pa lăng điện
– Nguyên lý hoạt động của palang cáp điện:
- Pa lăng cáp điện được treo trên cao để thực hiện nhiệm vụ nâng vật và được thiết kế cơ cấu di chuyển trên một ray hoặc trên cánh dưới của dầm thép chữ I trên cao.
- Thiết bị này có thể sử dụng độc lập để kéo vật hoặc sử dụng trong cơ cấu nâng của cần trục, cầu trục.
- Thiết bị pa lăng loại này sử dụng dây cáp và móc nối dựa trên động cơ chạy bằng điện để có thể nâng kéo vật lên cao.
- Khi treo vật trên cao do được treo lơ lửng nên vật có thể bị lắc hoặc xoay tròn vì thế thường thì pa lăng cáp điện sẽ thiết kế 2 dây cuốn đối xứng với nhau qua mặt phẳng giữa tang.
- Hộp giảm tốc và bộ điều khiển palang điện cuốn nhả cáp thông qua hệ thống puli và móc cẩu. Hai bộ phận này được nối với tay điều khiển đã được tích hợp nút điều khiển vật lên xuống, qua trái, qua phải một cách dễ dàng. Người sử dụng sẽ điều khiển thiết bị một cách đơn giản bằng việc dùng những nút điều khiển tương ứng.
– Nguyên lý hoạt động của palang xích điện:
- Pa lăng xích điện có thiết kế bộ động cơ điện, hộp giảm tốc, tang tời thẳng hàng với nhau tạo nên một hệ thống làm việc trơn tru, hiệu quả.
- Đây là loại pa lăng cuốn nhả bằng xích thông qua hệ thống truyền lực hộp giảm tốc và động cơ điện.
- Bộ phận puli thiết kế dạng bánh xích làm nhiệm vụ kẹp chặt từng vòng xích theo 1 chiều nhất định và thực hiện chức năng cuốn, nhả xích vào túi đựng xích.
- Pa lăng xích điện có 2 loại là loại cố định và loại có con chạy di chuyển được trên dầm chữ I.
4. Các lưu ý cần thiết khi sử dụng pa lăng
Để đảm bảo sử dụng pa lăng an toàn hiệu quả cần chú ý:
- Phán đoán trọng lượng của vật tải và chắc chắn rằng trọng lượng vật tải không vượt quá giới hạn tải của Palăng xích. Tuyệt đối không để Palăng bị quá tải trong bất kỳ trường hợp nào.
- Kiểm tra kỹ các bộ phận và thiết bị của Palăng, như móc, xích tải, các thiết bị phanh…., và việc bôi trơn dầu cho Palăng. Palăng xích chỉ được đưa vào vận hành khi Palăng ở trong tình trạng hoạt động tốt.
- Trước khi nâng, kiểm tra các móc của Palăng xem liệu chúng đã được gắn một cách an toàn hay chưa. Tuyệt đối không được phép để móc bị nghiêng so với dây tải ở phần đầu móc. Để hiệu suất của Palăng được tốt nhất, xích tải nên được giữ ở phương thẳng đứng, không bị xoắn để tránh xích bị rối hoặc bị quấn vào nhau.
- Trong quá trình vận hành, người điều khiển Palăng nên đứng thẳng so với đĩa xích. Để nâng vật tải, kéo xích tay để cho đĩa xích quay theo chiều kim đồng hồ. Khi kéo xích tay theo chiều ngược lại, các đĩa xích sẽ được tách ra từ đĩa phanh, đĩa ma sát bị hãm lại bằng chốt sẽ được nhả ra, và vật tải sẽ được từ từ hạ xuống. Không đứng kéo xích ở vị trí lệch so với đĩa xích để tránh hiện tượng xích bị rối hoặc bị quấn vào nhau.
- Vật tải nên được nâng lên cách mặt đất vài cm sau đó dừng lại để kiểm tra xem vật tải đã ở vị trí cân bằng chưa, và nếu Palăng có sử dụng dây treo thì dây treo đó đã buộc chắc chắn chưa, vật tải hoặc dây treo đã được đặt ở đúng vị trí chưa; và kiểm tra lại hệ thống phanh trước khi tiếp tục nâng vật tải.
- Vì mục tiêu an toàn cho người sử dụng, tuyệt đối không được đi qua hoặc làm việc dưới vật tải đang nâng lên.
- Trong khi nâng hoặc hạ vật tải, kéo tay xích đều đặn để tránh tình trạng xích bị giật hoặc xoắn xích.
- Dừng hoạt động ngay lập tức nếu xích không thể kéo thêm được nữa. Tiến hành kiểm tra các trường hợp có thể xảy ra như sau:
(1) Nếu có vật gì bị mắc vào vật tải.
(2) Các bộ phận của Palăng gặp trục trặc.
(3) Trọng lượng vật tải vượt quá sức tải của Palăng.
Cơ bản cần biết về pa lăng:
– Cáp dùng trong pa lăng
- Chọn cáp theo tiêu chuẩn:
- Cáp có cấu tạo phù hợp với tính năng sử dụng của nó
- Cáp phải đủ chiều dài cần thiết. Đối với cáp dùng để buộc thì phải đảm bảo góc giữa các nhánh cáp không lớn hơn 900 .
- Cáp sử dụng phải có khả năng chịu lực phù hợp với lực tác dụng lên cáp.
- Loại bỏ cáp:
Sau một thời gian sử dụng cáp sẽ bị mòn do ma sát, rỉ và có thể bị đứt gẫy các sợi do cuốn vào tang và qua ròng rọc. Hiện tượng này sẽ phát triển dần dần đến một lúc nào đó mới bị đứt hoàn toàn. Do đó thường xuyên tiến hành kiểm tra để loại bỏ những cáp không đủ điều kiện an toàn.
– Xích dùng trong Pa lăng
- Chọn xích: Xích được sử dụng phải có khả năng chịu lực phù hợp với lực tác dụng lên xích.
- Loại bỏ xích: Khi mắt xích đã mòn quá 10% kích thước ban đầu thì ngừng sử dụng và loại bỏ ngay.
– Tang và ròng rọc trong hệ thống pa lăng
- Tang: Được dùng để cuộn cáp hay cuộn xích. Yêu cầu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo đường kính theo yêu cầu.
- Cấu tạo tang phải đảm bảo với yêu cầu làm việc.
- Tang phải được loại bỏ khi rạn nứt.
- Ròng rọc : Được dùng để thay đổi hướng chuyển động của cáp hay xích để làm lợi về lực tốc độ.
– Yêu cầu cầu của ròng rọc:
- Phải đảm bảo đường kính puli theo yêu cầu.
- Cấu tạo phù hợp với chế độ làm việc
- Ròng rọc phải bị loại bỏ khi rạn nứt hoặc mòn sâu quá 0.5mm đường kính dây cáp.
– Phanh dùng trong Pa lăng
- Tác dụng của phanh là dừng chuyển động của một số cơ cấu nào đó hoặc thay đổi tốc độ của cơ cấu đó.
- Chọn phanh: Tính toán và chọn phanh theo yêu cầu.
- Loại bỏ má phanh:
- Khi má phanh mòn không đều, má phanh mòn đến đỉnh vít giữ má phanh, phanh có hiện tượng rạn nứt thì cần phải loại bỏ và thay mới.
- Khi phanh làm việc má phanh chỉ tiếp xúc với bánh một góc nhỏ hơn 80% góc quy định.
- Khi báng phanh bị mòn quá 30 % chiều dày trở lên, độ dày của má phanh mòn quá 50%.
- Loại bỏ phanh đai:
- Khi có vết nứt ở trên đai phanh, khi độ hở giữa đai phanh và bánh phanh nhỏ hơn 2mm hoặc lớn hơn 4mm.
- Khi bánh phanh bị mòn quá 30% chiều dày ban đầu của bánh phanh
- Khai đai phanh bị mòn quá 50% chiều sâu ban đầu.
- Khi phanh làm việc với bánh phanh và đai phanh chỉ tiếp xúc với nhau 1 góc nhỏ hơn 80% góc tính toán.
- Khi bánh phanh và đai phanh mòn không dần đều.
Trên đây là yêu cầu đối xích, cáp, tang, ròng rọc và phanh, các bạn tham khảo nhé. Đồng thời nên thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng pa lăng để tăng tuổi thọ của pa lăng và đạt hiệu quả cao trong công việc.
– Những nguyên nhân cơ bản làm hỏng pa lăng điện
Các nguyên nhân gây hư hỏng Pa lăng xích – Pa lăng xích kéo tay có thể do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất hoặc do người sử dụng. Trong trường hợp hư hỏng do người sử dụng có thể do các nguyên nhân như :
- Kéo vượt quá tải trọng gây đứt xích hoặc vỡ bánh răng
- Móc treo Pa lăng xích không chắn chắn gây rơi vỡ hộp khung Pa lăng xích . Trường hợp này còn có thể gây nguy hiểm đến nhân viên trực tiếp là việc
- Không bảo trì bảo dưỡng thường xuyên làm vòng bi bị khô không kéo được xích
– Cách khắc phục những lỗi cơ bản của pa lăng điện
- Đối với việc kéo dây xích khó khăn do khô dầu mỡ hoặc bị nhét vật thể lạ các bạn có thể tháo hộp khung Pa lăng dùng dầu mỡ hoặc cồn chống gỉ RP7 để lau các chi tiết truyền động rồi tra dầu mỡ cho các cơ cấu , gỡ các vật thể lạ nhét trong cơ cấu.
- Đối với việc đứt dây xích ta chỉ cần thay dây xích là được.
- Hỏng bánh đĩa là bộ phận quan trọng nhất dùng để truyền lực. Các sự cố hỏng bánh đĩa như :
- Đĩa bị mòn: Phương pháp sửa chữa bằng cách hàn đắp.
- Đĩa bị vỡ hoặc nứt: có thể sửa bằng phương pháp hàn gép bằng vít , hoặc thay thế bánh đĩa mới.
Tuy nhiên bánh đĩa là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong các loại pa lăng xích nên ta cần thay thế bánh đĩa mới . Đây là phương án tốt nhất , hiệu quả nhất để đảm bảo cho chất lượng của bộ truyền lực.
– Bảo dưỡng pa lăng điện định kỳ
Đây là việc làm không thể thiếu khi sử dụng bất kỳ thiết bị nào.
- Dây Cáp
Kiểm tra cáp không bị mòn, bị nổ trượt tiêu chuẩn hay bị đứt, han gỉ thì cáp mới đạt yêu cầu an toàn. Chú ý rằng khi thay thế cáp phải sử dụng loại cáp có thông số kỹ thuật chuẩn xác so với thiết kế ban đầu được ghi trong hồ sơ kỹ thuật kiểm định của Pa lăng.
Bảo dưỡng cáp bằng cách:
- Tra thêm dầu mỡ vào cáp
- Kiểm tra tình trạng hao mòn của cáp
- Kiểm tra tình trạng xếp cáp trên tang
2. Xích tải
Nếu thấy xích không bị mòn, han gỉ hoặc rạn nứt là ổn. Mỗi lần bảo dưỡng cần tra dầu mỡ cho xích, kiểm tra độ hao mòn của xích và xem xích có bị cọ sát vào thành kim loại không?
- Móc
Móc không được bị rạn nứt hay biến dạng. Độ mòn tối đa ở lòng móc phải không vượt quá 10% so với kích thước ban đầu của nó.
- Cụm Puli
Puly phải đảm bảo không bị rạn nứt, không bị vỡ hay mòn. Đường kính bánh xe tiếp xúc với ray có độ mòn không quá 5mm và ở thành Puli không quá 1.5mm.
Bảo trì cụm Puli bằng cách tra mỡ vào các ổ trụ Puli, kiểm tra tình trạng rạn nứt, vỡ mòn của cụm Puli.
- Cụm bánh xe
Để đảm bảo an toàn bánh xe phải không bị vỡ, mòn, nứt. Đường kính bánh xe tiếp xúc với ray không bị mòn quá 5mm và ở thân bánh xe không quá 5mm.
Chúng ta phải tra dầu mỡ vào trục bánh xe, kiểm tra tình trạng vỡ, mòn, nứt của bánh xe.
- Phanh hãm
Kiểm tra bề mặt phanh và bánh phanh, tiêu chuẩn bề mặt nhẵn, không rạn nứt sâu quá 1mm. Không để dầu mỡ và bụi bẩn bám trên mặt phanh. Má phanh không bị mòn đến vít cây giữ phấn công tác của má phanh, đảm bảo lò xo không bị gỉ, đứt gãy.
- Đường ray
Đường ray có độ nghiêng không quá 0.003, trụ chắn ở hai đầu dây phải chắc chắn
- Thiết bị điện
- Thường xuyên tra dầu mỡ cho động cơ
- Động cơ phải luôn được cách điện, giữa các pha với đất bảo đảm điện trở cách điện tối thiểu là 0.5 MΩ. Nếu không đạt tiêu chuẩn cần tẩm lại cách điện, sấy khô để đảm bảo điện trở cách điện.
- Kiểm tra lại các điểm tiếp xúc của rơ le, khởi động từ, công tắc,… Nếu thấy tiếp điểm bị rỗ, bám bẩn thì phải làm sạch và phẳng bề mặt bằng cách dùng giấy nhám mịn nhằm tăng độ tiếp xúc giữa các bề mặt tiếp điểm.
- Kiểm tra toàn bộ các bu lông, ốc vít và xiết chặt chúng, các mối hàn phải chắc chắn, bọc lại cách điện nếu cần.
B. QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN PA LĂNG ĐIỆN
- PA LĂNG ĐIỆN là những thiết bị máy móc chuyên dụng để làm việc hầu như khắp mọi nơi từ các công trình, xây dựng đến các nhà máy, xí nghiệp lớn , đến các doanh nghiệp nhỏ, lẻ .
- Do thường xuyên làm việc với cường độ lớn, làm việc với tải trọng nặng từ vài tấn đến hàng chục tấn nên công tác kiểm định an toàn được đặt lên hàng đầu để đảm bảo an toàn cho người vận hành, người xung quanh và đảm bảo quá trình làm việc xuyên suốt.
- Qua đó, theo quy định của pháp luật thì các thiết bị này phải bắt buộc thực hiện kiểm định nghiêm ngặt. Vậy nên Kiểm định pa lăng điện là hoạt động quan trọng và bắt buộc đối với những tổ chức ,cá nhân sử dụng .
- Chúng ta điều thấy hiện nay, việc sử dụng pa lăng trong đời sống, sản xuất củng đang rình gập nhiều mối nguy hiểm.
- Hầu hết các pa lăng điện hiện nay ở Việt Nam một số do các doanh nghiệp Việt Nam chế tạo , một số pa lăng điện được nhập mới, củ từ nước ngoài về sử dụng.
- Cho nên cũng không thể không hoài nghi về chất lượng của pa lăng điện chúng ta đang sử dụng có được đảm bảo hay không. Nếu kỹ thuật không đảm bảo, chất lượng không tốt, dẫn đến một số tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Việc kiểm định pa lăng điện phải do đơn vị được cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền, chuyên ngành, nhân viên kiểm định và có nghiệp vụ thực hiện. Hiện nay có nhiều đơn vị thực hiện kiểm định pa lăng điện, để nhanh chóng và giá thành rẻ, quý khách có thể liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ để được hỗ trợ.
- Kiểm định pa lăng điện là gì?
Kiểm định pa lăng điện hay kiểm định kỹ thuật an toàn pa lăng điện là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
Kiểm định pa lăng điện là hoạt động bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước khi sử dụng thiết bị này.
- Lợi ích kiểm định pa lăng điện
- Thiết bị pa lăng điện nên được kiểm định định kỳ để đảm bảo được độ an toàn. Ngoài ra, tác dụng của kiểm định pa lăng điện còn được thể hiện qua:
- Nâng cao năng suất làm việc, lao động do hệ thống đã được kiểm tra an toàn, làm việc không bị gián đoạn.
- Kiểm định pa lăng điện giúp hạn chế được tai nạn nghề nghiệp. Đảm bảo an toàn cho người vận hành Từ đó, làm giảm chi phí bồi thường.
- Kiểm định pa lăng điện này là bằng chứng để chứng minh độ an toàn với khách hàng cũng như các đơn vị bảo hiểm.
- Đảm bảo thực hiện đúng các quy định về pháp luật.
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh thiệt hại cơ sở vật chất
- Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Những tiêu chuẩn kiểm định pa lăng điện
Dưới đây là một số tiêu chuẩn kiểm định được các cơ quan chức năng đưa ra nhằm quy chuẩn theo một khuôn khổ nhất định:
- QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
- TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
- TCVN5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
- TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
- TCVN9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
- QTKĐ 09:2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu
Ngoài những tiêu chuẩn kiểm định trên, bạn có thể kiểm định theo tiêu chuẩn cao hơn của nước ngoài.
- Các hình thức kiểm định pa lăng điện:
4.1. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của pa lăng điện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
4.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của pa lăng điện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
4.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của pa lăng điện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
- Khi sử dụng lại các thiết bị pa lăng điện đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
5. Điều kiện kiểm định pa lăng điện
• Pa lăng điện phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định
• Hồ sơ, tài liệu của pa lăng điện phải đầy đủ
• Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định
• Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định pa lăng điện
- Quy trình kiểm định pa lăng điện
Quy trình kiểm định pa lăng điện được thực hiện theo các bước sau, đảm bảo độ an toàn:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật pa lăng điện
• Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
• Xem xét bản vẽ, lý lịch pa lăng điện
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
• Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
• Kiểm tra vị trí lắp đặt. Các biện pháp an toàn
• Xem xét tính đồng bộ của pa lăng điện, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật
• Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, đường ray, …)
• Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển, …)
• Kiểm tra điện trở nối đất, điện trở cách điện
• Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)
Bước 3: Thử nghiệm
Bước này chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu. Nếu các bước kiểm tra trên đạt chất lượng đảm bảo, tiếp tục thực hiện kiểm tra vận hành thử tải:
• Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm. Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, …
• Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
• Thử tải động ở mức 110%SWL
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định pa lăng điện
• Lập biên bản kiểm định pa lăng điện có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch pa lăng điện, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu):
- Khi pa lăng điện được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn. Tổ chức kiểm định cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho pa lăng điện trong vòng 05 ngày làm việc.
- Khi pa lăng điện kiểm định không đạt các yêu cầu thì cấp cho cơ sở sử dụng thiết bị pa lăng điện một biên bản kiểm định không dạt và ghi rõ những lý do pa lăng điện không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện khắc phục.
7. Thời hạn kiểm định pa lăng điện.
– Thời hạn kiểm định pa lăng điện
- Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với pa lăng điện có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
- Đơn vị kiểm định pa lăng điện
- Hiện tại ở Việt nam, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, chỉ có các tổ chức và cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới có đủ điều kiện để thực hiện công việc này.
- Để việc kiểm định sẽ có kết quả tin cậy, khách quan, chính xác phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của kiểm định viên cũng như các thiết bị, máy móc được sử dụng trong quá trình kiểm tra
- Chi phí kiểm định pa lăng điện là bao nhiêu?
Chi phí kiểm định pa lăng điện được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên công suất, tải trọng nâng mà đơn vị chế tạo đã công bố.
Quý khách có nhu cầu thực hiện kiểm định pa lăng điện vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn, trao đổi và báo giá chi tiết.
CTY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 028 3831 4194 . hotline: 0909 555 861
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net.