KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI ĐUN ĐIỆN Reviewed by Momizat on . Nồi hơi đun điện là gì? Nồi hơi điện là thiết bị hơi nước được tạo ra từ việc tiêu thụ điện năng thay vì thông qua quá trình đốt cháy của một nguồn nhiên liệu n Nồi hơi đun điện là gì? Nồi hơi điện là thiết bị hơi nước được tạo ra từ việc tiêu thụ điện năng thay vì thông qua quá trình đốt cháy của một nguồn nhiên liệu n Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI ĐUN ĐIỆN

KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI ĐUN ĐIỆN



  1. Nồi hơi đun điện là gì?
  • Nồi hơi điện là thiết bị hơi nước được tạo ra từ việc tiêu thụ điện năng thay vì thông qua quá trình đốt cháy của một nguồn nhiên liệu nào đó. Nồi hơi này được sử dụng để tạo ra hơi nước phục vụ cho nhiều quá trình, ví dụ như giặt là , chế biến thực phẩm các nhà máy và bệnh viện,… Nồi hơi điện được ứng dụng khá phổ biến vì vận hành đơn giản và dễ sử dụng. Suốt quá trình hoạt động thì năng lượng điện chuyển đổi thành năng lượng nhiệt với hiệu quả lên gần đến 100%.
  • Đây là thiết bị được sử dụng phổ biến để vận hành các thiết bị bởi nó không những cung cấp nguồn nhiệt lượng an toàn mà còn không dễ cháy nổ như khí gas hay lửa. Các sản phẩm nồi hơi điện thông thường có chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thấp, độ an toàn và hiệu suất truyền nhiệt tương đối cao. Chính bởi vậy, nồi hơi điện thường được sử dụng nhiều hơn các loại nồi hơi khác.
  • Tùy thuộc vào nhu cầu về nhiệt lượng mà nồi hơi điện được chế tạo ở các công suất khác nhau cho phù hợp. Thông thường, đối với các thiết bị vận hành nhỏ hoặc trung bình, người ta thường dùng những sản phẩm có công suất nhỏ. Công suất của nồi hơi chính là khối lượng hơi được nhiệt hóa trong một đơn vị thời gian nhất định. Dù là nồi hơi có công suất lớn hay nhỏ đều mang lại những hiệu quả nhất định.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi hơi điện:

a. Cấu tạo:

  • Cấu tạo của nồi hơi đốt điện sẽ bao gồm các phụ kiện cơ bản sau: điện trở, đồng hồ áp suất, các van cấp vào và ra, van xả đáy, van an toàn, tủ điện, ống thủy sáng…
  • Nồi hơi đốt điện có thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn và tiện lợi không cồng kềnh hay nặng nề như các loại nồi hơi công nghiệp khác. Chính vì thế mà nó phù hợp và được ứng dụng rộng rãi với đa số các nhà máy sản xuất nhỏ và vừa.
  • Công suất điện của nồi hơi này từ 12kW đến 72kW (có thể lớn hơn khi được trang bị trạm biến áp điện phù hợp). Với công suất hoạt động khác nhau dao động từ 12 Kw, 18 Kw, 36Kw, 50 Kw, 60 Kw, 72Kw, 80Kw, 100Kw, tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu mà các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất sẽ có lựa chọn thích hợp.

b. Nguyên lý hoạt động:

Trong các lò hơi trong nghiệp. Hơi được sản xuất ra là hơi quá nhiệt. Hơi quá nhiệt nhận được nhờ các quá trình : đun nóng nước đến sôi, để biến nước thành hơi bão hòa, hơi bão hòa được chuyển thành hơi quá nhiệt và được đến các bộ phận khác. Công suất của lò hơi (nồi hơi) phụ thuộc vào lưu lượng, nhiệt độ và áp suất hơi. Các giá trị này càng cao thì công suất lò hơi càng lớn.

  1. Phân loại nồi hơi điện:

Nồi hơi điện đang được ứng dụng nhiều trong các ngành sản xuất và chế biến thực phẩm hiện nay. Dưới đây là tổng hợp những loại nồi hơi điện. Cụ thể được phân loại như sau:

a. Nồi hơi điện mini

Nồi hơi điện mini có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau như:

– Công nghiệp ủi và giặt: máy giặt khô, máy sấy, máy giặt, máy khử nước, máy ủi, bàn ủi và các thiết bị khác hỗ trợ sử dụng;
– Công nghiệp xử lý bề mặt mạ điện như làm bể tắm, máy giặt, bể làm sạch, nhiệt độ nước tắm không đổi;
– Công nghiệp chế biến thực phẩm: làm máy đậu phụ, máy làm phở, máy làm mát da, máy tiệt trùng, máy đóng gói, thiết bị sơn,
máy niêm phong và các thiết bị khác, khách sạn, doanh nghiệp và căng tin kinh doanh và nhiều trạm dịch vụ khử trùng, rau hấp Gạo được
cung cấp nước sôi;
– Công nghiệp hóa sinh: hỗ trợ sử dụng bể lên men, nồi phản ứng, nồi sandwich, máy trộn, chất nhũ hóa, v.v.;
– Các ngành công nghiệp khác: công nghiệp làm sạch hơi nước (ô tô, ô tô), (khách sạn, ký túc xá, trường học) cung cấp hơi nước hoặc nước nóng,
bảo trì bê tông (cầu, đường sắt).
– Nồi hơi điện tùy vào kết cấu và loại tủ, công suất khác nhau có giá khác nhau, thấp nhất với mức giá khoảng hơn 7 triệu đồn.

b. Nồi hơi điện công nghiệp

Nồi hơi điện công nghiệp có thiết kế dạng hình trụ, nhỏ gọn, được đặt đứng trong khi vận hành với nhiều công suất hoạt động khác nhau có thể lên đến 144kW. Thân nồi được làm bằng thép chịu lực và sử dụng bền bỉ trong thời gian dài.

c. Nồi hơi điện công suất nhỏ

Nồi hơi điện công suất nhỏ sẽ giúp mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất. Nồi hơi công suất nhỏ được sử dụng khá phổ biến trong các ngành sản xuất và đạt hiệu quả cao.

  1. Ưu điểm của nồi hơi điện:

• Nồi hơi đốt điện có hiệu suất rất cao đạt hơn 90%. Với tính năng vận hành hoàn toàn tự động,an toàn, tự động ngắt khi có trục trặc.
• Đặc điểm cấu tạo nồi hơi đốt điện đảm bảo duy trì cung cấp hơi với áp suất và lưu lượng chính xác. – Chi phí nhiên liệu rẻ, tiết kiệm năng lượng.
• Nồi hơi đốt điện đem lại sản lượng hơi ổn định, chất lượng tốt và không có khói bụi khi hoạt động.
• Nồi hơi đốt điện có diện tích nhỏ, gọn, chi phí nhiên liệu rẻ, tiết kiệm năng lượng. Sử dụng tốt trong lĩnh vực xưởng may, làm đậu, sấy, hấp có quy mô nhỏ.
• Nồi hơi đốt điện tiện dụng với thiết kế nhỏ gọn đã trở thành sự chọn lựa hàng đầu trong các ngành công nghiệp phổ biến như dệt may, thực phẩm nước giải khát, nhà máy nhuộm, sản xuất bánh kẹo, hải sản, gỗ và các ngành công nghiệp cao như luyện kim, lọc dầu, nhà máy hóa chất cần sử dụng nhiệt để vận hành sản xuất.

  1. Ứng dụng của nồi hơi đun điện:

• Sử dụng nồi hơi điện mini rất phổ biến trong các cửa hàng ăn, các bếp ăn của các nhà hàng, khách sạn. Các đơn vị này dùng
• nồi hơi điện mini để phục vụ cho nấu ăn như nấu cơm phục vụ căng tin nhà trường, bệnh viện, các bếp ăn công nghiệp, cửa hàng ăn uống …
• Nồi hơi điện mini còn được dùng để giặt sấy, là hơi quần áo trong các tiệm giặt là, cửa hàng giặt sấy, xí nghiệp giặt là hay các phòng giặt đồ của khách sạn, nhà nghỉ…
• Hệ thống các phòng xông hơi, mat-xa cũng sử dụng các loại nồi hơi điện mini để tạo hơi đáp ứng dịch vụ tắm hơi cho khách hàng.
• rong chế biến thức ăn cho gia súc người ta cũng sử dụng nồi hơi điện mini rất nhiều. Ngoài ra trong công nghiệp chế biến sản xuất bánh gạo, xay bắp, xay lúa cũng sử dụng thiết bị này.
• Nồi hơi điện mini cũng được dùng nhiều trong nhà máy chế biến bánh kẹo, nước giải khát quy mô nhỏ.

  1. Những lưu ý an toàn khi sử dụng nồi hấp tiệt trùng:

Để đảm bảo hiệu quả vận hành cũng như độ an toàn cho quá trình sử dụng người dùng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không cho phép sửa chữa nồi hơi và các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi điện trong khi chúng đang hoạt động. Cấm chèn hãm, treo thêm vật nặng hay dùng biện pháp khác để tăng thêm tải trọng của van an toàn. Không cho nồi hơi hoạt động vượt quá thông số do thanh tra kỹ thuật an toàn nồi hơi quy định.
  • Đơn vị sử dụng lập tức đình chỉ hoạt động của nồi hơi điện trong các trường hợp sau:
    • Khi áp suất trong nồi hơi tăng quá mức cho phép, mặc dù các yêu cầu khác quy định trong quy trình vận hành nồi hơi đều đảm bảo.
    • Khi phát hiện thấy các bộ phận cơ bản của nồi hơi có vết nứt, phồng, xì khí hay bị chảy nước ở các mối hàn. Khi xảy ra cháy trực tiếp đe doạ nồi hơi.
    • Khi áp kế hư hỏng và không có khả năng xác định áp suất trong nồi bằng một dụng cụ nào khác.
    • Khi các dụng cụ kiểm tra đo lường, các cơ cấu van an toàn hư hỏng hoặc thiếu so với quy định thiết kế và các trường hợp khác theo quy định trong các quy định vận hành nồi hơi của đơn vị.
  • Hàng ngày, kiểm tra và vệ sinh ống thuỷ của nồi hơi một lần. Đóng van đường nước, mở van đường hơi và van xả ống thuỷ để thông hơi. Đóng van đường hơi, mở van đường nước và van xả ống thuỷ để thông đường nước. Mở cả ba van để thông cả hai van đường nước và đường hơi. Mỗi ca trực phải xả đáy nồi hơi một lần.
  • Trong những trường hợp cần thiết, đơn vị lắp đặt nồi hơi có chỉ định riêng về lượng nước xả nồi hơi. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước cấp và chế độ xử lý nước để đảm bảo nước cấp đạt chỉ tiêu qui định.
  1. Vì sao phải kiểm định nồi hơi điện:

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi đun điện là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.Việc kiểm định an toàn nồi đun điện mang lại các lợi ích to lớn cho doanh nghiệp như sau:

• Sự an toàn của người vận hành lò hơi được đảm bảo.
• Năng suất lao động làm việc được nâng cao do thời gian vận hành nhanh chóng, không bị gián đoan.
• Giảm thiệt hại đáng kể, tiết kiệm chi phí.
• Bằng chứng pháp lý cung cấp cho khách hàng cũng như các đơn vị bảo hiểm.
• Việc kiểm đinh nồi đun điện là việc làm tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Nồi hơi đun điện được kiểm định dưới các hình thức sau:

• Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt nồi hơi đun điện, trước khi đưa vào sử dụng
• Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước
• Chế độ kiểm định bất thường: nồi hơi đun điện được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.

  1. Quy định về kiểm định nồi hơi đun điện
  • Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định nồi hơi đun điện yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật. Hoạt động kiểm định an toàn nồi hơi đun điện áp dụng đối với tất cả tổ chức sử dụng, vận hành thiết bị.
  • Quy trình kiểm định kỹ thuật đối với nồi hơi đun điện do Cục An toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kiểm định áp dụng

• QCVN 01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
• QTKĐ 07:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực
• TCVN 8366:2010, Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo
• TCVN 6155:1996, Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa
• TCVN 6156:1996, Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử
• TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra
Khi tiến hành việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Hồ sơ, và các tài liệu của nồi hơi đun điện phải đầy đủ.
  • Các yếu tố về môi trường, thời tiết đảm bảo đủ điều kiện và không làm ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm định.
  • Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.
  1. Quy trình kiểm định nồi hơi đun điện:

Quy trình kiểm định nồi hơi đun điện được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

• Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
• Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị
• Quy trình vận hành và giải quyết sự cố
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với kiểm định định kỳ, bất thường)
• Hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong nồi

• Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, biến dạng hình học do biến đổi nhiệt hoặc cơ khí.
• Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp bọc bảo ôn và lớp cách nhiệt
• Kiểm tra hệ thống cấp nước, thoát nước của nồi đun điện và Hệ thống khói thải.
• Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản, các mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)

Bước 3: Thử nghiệm

Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Thời hạn thử không quá 6 năm/1 lần.
Kiểm tra các cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, đo kiểm

Các cơ cấu bảo vệ an toàn, các thiết bị đo lường gắn trên nồi hơi đun điện phải được tháo ra và kiểm định khi kiểm định nồi hơi đun điện:

• Kiểm định van an toàn
• Áp kế
• Rơ le nhiệt độ, áp suất
• Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Bước 4: Kiểm tra vận hành nồi hơi đun điện

Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị phụ trợ, các cơ cấu an toàn… tiến hành chạy thử ở áp suất làm việc cho phép.

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định

• Lập biên bản kiểm định nồi hơi đun điện. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
• Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định nồi hơi đun điện.

  1. Thời hạn kiểm định nồi hấp tiệt trùng
  • Căn cứ vào QTKĐ: 07 – 2016/BLĐTBXH, nồi hơi đun điện có thời hạn kiểm định định kỳ 03 năm. Đối với nồi hơi đun điện có thời gian sử dụng trên 12 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm. Đối với nồi hơi đun điện có thời gian sử dụng trên 24 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm.
  • Hạn kiểm định định kỳ nồi hơi đun điện có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng
  1. Kiểm định nồi hơi đun điện ở đâu?

Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định nồi hơi đun điện uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định nồi hơi đun điện trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top