KIỂM ĐỊNH NỒI HẤP TIỆT TRÙNG Reviewed by Momizat on . Nồi hấp tiệt trùng là gì? Nồi hấp tiệt trùng được hiểu là một buồng áp suất thường được sử dụng để thực hiện quy trình tiệt trùng dụng cụ, hóa chất,…trong công Nồi hấp tiệt trùng là gì? Nồi hấp tiệt trùng được hiểu là một buồng áp suất thường được sử dụng để thực hiện quy trình tiệt trùng dụng cụ, hóa chất,…trong công Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH NỒI HẤP TIỆT TRÙNG

KIỂM ĐỊNH NỒI HẤP TIỆT TRÙNG



  1. Nồi hấp tiệt trùng là gì?
  • Nồi hấp tiệt trùng được hiểu là một buồng áp suất thường được sử dụng để thực hiện quy trình tiệt trùng dụng cụ, hóa chất,…trong công nghiệp, y tế, thí nghiệm, hóa chất công nghiệp…dưới áp suất và nhiệt độ cao. Một số nồi hấp tiệt trùng được sử dụng để khử trùng thiết bị bằng cách đưa chúng vào nồi dưới áp suất hơi nước bão hòa ở 121oC, trong khoảng 15 đến 20 phút, tùy thuộc vào kích thước và số lượng vật liệu. Nồi hấp tiệt trùng đã được ứng dụng rất rộng rãi với nhiều chức năng và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào từng loại công nghệ để tiệt trùng.
  • Nồi hấp là thiết bị được sử dụng thường xuyên để tiệt trùng các dụng cụ thí nghiệm, môi trường nuôi cấy vi sinh, chất thải sinh hoạt,… Sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong vi sinh, dược phẩm, y tế, công nghiệp. Chúng có nhiều chủng loại và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào ứng dụng khử trùng.

Một số công dụng cụ thể :

  • Hấp khử trùng các dụng cụ thí nghiệm, môi trường nuôi cấy, trong vi sinh…
  • Hấp khử trùng các dụng cụ y tế như dao mổ, kim cầm, kim tiêm,… để có thể tái sử dụng hoặc loại bỏ, vô hiệu hóa các chất tiềm ẩn nguy hiểm (vi khuẩn, virus, mầm bệnh,…) trước khi thải ra ngoài môi trường.
  • Trong công nghiệp, nồi hấp loại này được sử dụng để xử lý composit khi lưu hóa cao su.
  • Đối với ngành công nghiệp điện tử, nồi hấp tiệt trùng tạo ra môi trường thích hợp (nhiệt độ cao, áp suất lớn) để phát triển tinh thể thạch anh.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi hấp:

a. Cấu tạo:

Về cơ bản, một nồi hấp tiệt trùng gồm 5 bộ phận chính:

  • Buồng tiệt trùng thường được làm bằng inox 304 hoặc 316 đảm bảo tuổi thọ cao trong môi trường ẩm, áp suất và nhiệt độ cao. Hình dáng thường là hình trụ theo nguyên lý thì hình trụ chịu được áp lực lớn.
  • Hệ thống ống dẫn khí áp lực: nhiệm vụ điều khiển áp lực và nhiệt độ buồng tiệt trùng. Cấu tạo làm bằng ống đồng kết hợp với các van điện từ.
  • Hệ thống an toàn là các cảm biến nhiệt, cảm biến áp suất, cảm biến cửa, cảm biến mực nước trong buồng đun….Tùy theo các hãng sản xuất và model mà mức độ an toàn cũng khác nhau. Các dòng nồi hấp tiệt trùng an toàn cao như: ALP – Nhật, Sturdy – Đài loan, Hirayama – Nhật, Tomy – Nhật, …
  • Bộ phận gia nhiệt: Thường được làm bằng sợi đốt bọc bởi một lớp cách điện và nhiệt. Lớp ngoài cùng làm bằng đồng mạ crom hoặc bằng inox…Đây là bộ phận tiếp xúc thường xuyên với nước và hóa chất vì thế phải thường xuyên vệ sinh hàng ngày để tránh hư hỏng. Thanh gia nhiệt được bảo vệ thông qua cảm biến nhiệt và cảm biến mực nước của buồng tiệt trùng.
  • Hệ thống điện bao gồm: cách bo mạch nguồn, điều khiển, hiển thị. Nhiệm vụ kết nối giữa các bộ phận tạo nên sự hoạt động nhịp nhàng đúng quy trình vận hành.

b. Nguyên lý hoạt động:

Nồi hấp hoạt động theo nguyên tắc làm bay hơi nước của nguyên sinh chất, từ đó phá vỡ vỏ để tiêu diệt các vi khuẩn, vi sinh vật có hại. Hơi nước sẽ được bơm vào cho đến khi nhiệt độ đạt ngưỡng cài đặt. Vật liệu hấp được tiếp xúc với hơi nước nhiệt độ cao sẽ hấp thụ nhiệt đó dần vào tâm làm hơi nước mất nhiệt và ngưng tụ trên bề mặt vật liệu. Khi nhận được tín hiệu nhiệt giảm từ cảm biến. Thiết bị bơm hơi tiếp tục tăng cường hơi nước vào buồng hấp cho đến khi toàn bộ khoang đạt đủ ngưỡng nhiệt cần thiết và duy trì ngưỡng nhiệt đó trong khoảng thời gian cài đặt. Sau khi thời gian khử trùng đã hết, buồng hấp sẽ tự động xả hết áp suất và hơi nước ra ngoài qua van xả. Cho phép mở cửa để làm mát và làm khô vật liệu

  1. Phân loại nồi hấp tiệt trùng:

Nồi hấp tiệt trùng thường có một số chủng loại như sau: nồi hấp tiệt trùng đứng, ngang, tự động và bán tự động, cơ và điện tử, nồi hấp tích hợp sấy chân không… với nhiều thể tích buồng tiệt trùng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu người sử dụng. Cụ thể được phân loại như sau:

a. Phân loại theo nguồn cấp hơi

  • Nồi hấp tiệt trùng có nguồn cấp hơi ngoài

Nguồn hơi nước bão hòa được cấp từ một nguồn độc lập ở bên ngoài và được dẫn vào bên trong nồi hấp tiệt trùng. Thiết bị này chủ yếu được dùng ở các nồi hấp có dung tích lớn, cửa nạp mẫu ở phía trước, có thể tích hợp đóng mở tự động hoặc thiết bị nâng hạ mẫu vật tiệt trùng. Nồi hấp tiệt trùng có nguồn cấp hơi ngoài được sử dụng nhiều trong các nhà máy, cơ sở sản xuất hay bệnh viện, nơi có hệ thống nồi hơi trung tâm.

  • Nồi hấp tiệt trùng có nguồn cấp hơi trong

Nồi hấp tiệt trùng tích hợp sẵn thanh đốt bên trong buồng hấp, sử dụng điện năng để chuyển hóa nước thành hơi nước bão hòa. Nhờ đó, cấu tạo kiểu này phù hợp với hầu hết các nồi hấp cỡ vừa, nhỏ phổ biến trên thị trường.

b. Phân loại theo kiểu dáng khoang tiệt trùng, loại cửa mở

  • Nồi hấp tiệt trùng dạng nằm ngang

Với loại này, khoang tiệt trùng (có thể có hình trụ hoặc hình chữ nhật) nằm ngang, mẫu vật tiệt trùng được đưa từ phía trước vào. Bằng cách đưa mẫu mặt trước, việc tích hợp chức năng đóng mở cửa tự động hay thiết bị nâng hạ, nạp mẫu sẽ thuận lợi hơn. Ngoài ra, nồi loại này cũng giúp tiết kiệm không gian làm việc.

  • Nồi hấp tiệt trùng 2 cửa

Khoang tiệt trùng nằm ngang với 2 cửa, trong đó có một cửa đưa mẫu vào và một cửa lấy sản phẩm sau tiệt trùng ra. Nồi hấp tiệt trùng 2 cửa được sử dụng trong các phòng sạch theo tiêu chuẩn GMP, các nhà máy sản xuất dụng cụ y tế, dược phẩm hoặc labo phòng sạch.

  • Nồi hấp tiệt trùng dạng đứng

Mẫu vật hấp tiệt trùng được đưa trực tiếp từ trên xuống. Khoang hấp chủ yếu có hình trụ nhằm tăng khả năng chịu áp suất và giảm kích thước thiết bị. Nồi hấp tiệt trùng dạng đứng đang là dạng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay vì so với các loại khác, loại này an toàn và giá thành hợp lý, kích thước phù hợp cho hầu hết các cơ sơ nghiên cứu, xét nghiệm.

  • Nồi hấp tiệt trùng dạng bồn cửa xoay

4. Ứng dụng của nồi hấp tiệt trùng:

  • Nồi hấp tiệt trùng được dùng rộng rãi trong vi sinh, dược phẩm, y tế, thú y, khoa học vi trùng, chế tạo…Chúng có nhiều chủng loại và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào ứng dụng khử trùng.
  • Các vật liệu tiệt trùng bao gồm: thủy tinh phòng thí nghiệm, dụng cụ phòng thí nghiệm, thiết bị, chất thải, dung môi vi sinh.
  • Thiết bị tiệt trùng nguyên tác giống như một nồi áp suất nhằm vô hiệu hóa các chất gây nhiễm tiềm ẩn dưới nhiệt độ và áp suất cao như: vi khuẩn, vi trùng, vi khuẩn gây bệnh trong quá trình nuôi cấy…
  • Nồi hấp khử trùng cũng được sử dụng rộng rãi để xử lý hỗn hợp trong quá trình lưu hóa cao su. Nhiệt độ và áp suất cao cho phép đảm bảo các tính chất vật lý tốt nhất. Trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và khai thác mỏ. Và các nồi hấp này thường là loại lớn lên tới : dài 15m và cao hơn 3 m.
  • Các loại nồi hấp tiệt trùng có công dụng để phát triển tinh thể dưới nhiệt độ cao và áp lực. Tinh thể thạch anh tổng hợp được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử

Ứng dụng của nồi hấp tiệt trùng trong lĩnh vực y tế

  • Nồi hấp tiệt trùng y tế thường sử dụng hơi nước bão hòa để khử trùng thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm nhằm loại bỏ tất cả các vi khuẩn, vi rút, nấm và bào tử…
  • Nồi hấp tiệt trùng được sử dụng để hấp quần áo bệnh nhân, bác sĩ và các dụng cụ (với ứng dụng này thường được sử dụng nồi hấp ướt) hấp tiệt trùng đồ phòng mổ, phòng nuôi cấy nguồn bệnh (tại các ứng dụng này các đơn vị y tế thường sẽ sử dụng nồi hấp sấy có hút chân không nhằm đảm bảo tối đa khả năng khử trùng)
  • Nồi hấp tiệt trùng sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế , phòng thí nghiệm và nhiều nơi khác nhằm đảm bảo tính vô trùng cho dụng cụ và hóa chất có thể tái sử dụng. Ngày nay, nhiều vật dụng được sản xuất vô trùng chỉ được sử dụng một lần và không thể tái sử dụng như: Kim tiêm, kẹp, kim cầm, dao mổ…Vì thế nồi hấp hiện tại đang được sử dụng nhiều tại các nước đang phát triển nhằm đảm bảo tính kinh tế. Nồi hấp tiệt trùng dùng năng lượng mặt trời cũng là một xu hướng mới trong tương lai.

– Tiệt trùng bề mặt và môi trường làm việc
– Phòng thí nghiệm vi sinh phải được vệ sinh trước và sau khi sử dụng.
– Dụng cụ thiết bị được khử trùng hay vệ sinh sạch sẽ và sắp sếp ngăn nắp.
– Bề mặt làm việc phải được tiệt trùng bằng cồn 700.
– Tiệt trùng máy móc, dụng cụ trong phòng thí nghiệm

Dụng cụ bằng thuỷ tinh hoặc kim loại:

  • Các dụng cụ đựng môi trường dinh dưỡng phải được khử khuẩn tuyệt đối trước khi sử dụng. Sau khi sử dụng xong phải rửa sạch và khử khuẩn lại, sấy khô, bao gói và để vào nơi quy định.
  • Các máy móc, thiết bị cần có độ chính xác cao (cân phân tích, buồng đếm…) càng cần phải chú ý vệ sinh trong và sau khi tiến hành thí nghiệm

5. Những lưu ý an toàn khi sử dụng nồi hấp tiệt trùng:

Để đảm bảo hiệu quả vận hành cũng như độ an toàn cho quá trình sử dụng người dùng cần lưu ý một số điểm sau:

• Luôn mặc đồ bảo hộ khi sử dụng nồi hấp tiệt trùng
• Mặc áo Blouse dài tay, mang đồ bao hộ như gang tay chịu nhiệt, kính,..
• Mặc quần dài, giày kín chân để đảm bảo không tiếp xúc với các vật dụng, hóa chất,…
• Phải được tập huấn kỹ càng trước khi sử dụng nồi hấp để tránh rủi ro do bỏng nhiệt và hơi nước
• Khi sử dụng phải chắc chắn đóng và khóa cửa nồi hấp rồi mới vận hành.
• Trong quá trình vận hành tuyệt đối không được mở nồi hấp ra.
• Dừng ngay hoạt động nồi hấp nếu có sự cố về điện
• Khi nồi hấp xong chu trình nên mở cửa từ từ, để khoảng 10p để hơi nước thoát ra rồi mới lấy đồ.
• Kiểm tra miếng đệm nắp nồi hấp, xem có bị bất thường không. Các miếng đệm phải trơn tru và đảm bảo kín hơn khi nồi hấp vận hành
• Làm sạch đường nước thải nếu cần thiết
• Sử dụng nước cất hoặc nước khử ion để vận hành nồi hấp
• Bật nồi hấp và đợi cho đến khi đạt được nhiệt độ và áp suất đã chọn
• Nếu có bất kỳ vấn đề nào được tìm thấy, hãy liên hệ với người có trách nhiệm trước khi sử dụng nồi hấp.

  1. Vì sao phải kiểm định nồi hấp tiệt trùng:
Đặc điểm nổi bật của nồi hấp tiệt trùng công nghiệp

Kiểm định an toàn nồi hấp tiệt trùng đem đến các lợi ích sau:

• Đảm bảo an toàn cho người vận hành
• Đảm bảo an toàn cho thiết bị
• Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
• Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm

Kiểm định nồi hấp tiệt trùng là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.

Nồi hấp tiệt trùng được kiểm định dưới các hình thức sau:

• Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt nồi hấp tiệt trùng, trước khi đưa vào sử dụng
• Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước
• Chế độ kiểm định bất thường: nồi hấp tiệt trùng được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.

  1. Quy định về kiểm định nồi hấp tiệt trùng
  • Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định nồi hấp tiệt trùng yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật. Hoạt động kiểm định an toàn nồi hấp tiệt trùng áp dụng đối với tất cả tổ chức sử dụng, vận hành thiết bị.
  • Quy trình kiểm định kỹ thuật đối với nồi hấp tiệt trùng do Cục An toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kiểm định áp dụng

• QCVN 01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
• QTKĐ 07:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực
• TCVN 8366:2010, Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo
• TCVN 6155:1996, Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa
• TCVN 6156:1996, Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử
• TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra

Khi tiến hành việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Hồ sơ, và các tài liệu của nồi hấp tiệt trùng phải đầy đủ.
  • Các yếu tố về môi trường, thời tiết đảm bảo đủ điều kiện và không làm ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm định.
  • Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.

8. Quy trình kiểm định nồi hấp tiệt trùng:

Quy trình kiểm định nồi hấp tiệt trùng được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

• Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
• Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị
• Quy trình vận hành và giải quyết sự cố
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với kiểm định định kỳ, bất thường)
• Hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

• Kiểm tra các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học.
• Xem xét tình trạng kỹ thuật của các cơ cấu che chắn, bảo ôn
• Kiểm tra khuyết tật kim loại, mối hàn bằng các phương pháp siêu âm, chụp phim, thẩm thấu, bột từ.

Bước 3: Thử nghiệm

Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Thời hạn thử không quá 6 năm/1 lần.
Kiểm tra các cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, đo kiểm

Các cơ cấu bảo vệ an toàn, các thiết bị đo lường gắn trên nồi hấp tiệt trùng phải được tháo ra và kiểm định khi kiểm định nồi hấp tiệt trùng:

• Kiểm định van an toàn
• Áp kế
• Rơ le nhiệt độ, áp suất
• Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Bước 4: Kiểm tra vận hành nồi hấp tiệt trùng

Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị phụ trợ, các cơ cấu an toàn… tiến hành chạy thử ở áp suất làm việc cho phép.

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định

• Lập biên bản kiểm định nồi hấp tiệt trùng. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
• Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định nồi hấp tiệt trùng.

  1. Thời hạn kiểm địnhttps://kiemdinhthanhpho.net/kiem-dinh-noi-hap-tiet-trung-2/h nồi hấp tiệt trùng
  • Căn cứ vào QTKĐ: 07 – 2016/BLĐTBXH, nồi hấp tiệt trùng có thời hạn kiểm định định kỳ 03 năm. Đối với nồi hấp tiệt trùng có thời gian sử dụng trên 12 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm. Đối với nồi hấp tiệt trùng có thời gian sử dụng trên 24 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm.
  • Hạn kiểm định định kỳ nồi hấp tiệt trùng có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng

10. Kiểm định nồi hấp tiệt trùng ở đâu?

Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định nồi hấp tiệt trùng uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định nồi hấp tiệt trùng trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top