KIỂM ĐỊNH MÁY XÚC LẬT
I. Máy xúc lật là gì?
- Máy xúc lật là máy xây dựng thuộc loại thiết bị cơ giới, có công dụng chính để bốc xúc đất, đá và vật liệu rời, vận chuyển chúng trong gầu xúc của máy, để đổ lên thiết bị vận chuyển khác (ô tô tải) hay kho chứa với độ cao đổ nhất định cao hơn nền đất.
- Máy xúc lật hoàn toàn có thể dùng để đào đất đá từ mềm đến cứng vừa (đất cấp I, II), dạng rời hay liền thổ nhưng vị trí đào nằm ngang hoặc cao hơn vị trí máy đứng (cao hơn nền đất máy đứng).
- Máy xúc lật được sử dụng nhiều trong xây dựng, khai thác mỏ, vận tải (bốc xúc hàng hóa ở kho bãi).
II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy xúc lật:
- Cấu tạo:
Máy xúc lật có cấu tạo gồm các bộ phận chính như sau:
- Gầu xúc: có thể tích từ nhỏ tới lớn.
- Hệ thống truyền động: gồm tua bin, hộp số, cần số (số tiến và số lùi) giúp cho máy xúc lật di chuyển linh hoạt.
- Hệ thống thủy lực: tạo nên các chuyển động cho hệ thống truyền động.
- Hệ thống phanh: đảm bảo an toàn khi máy xúc lật không bị di chuyển trong trường hợp cần thiết.
- Hệ thống lái: điều khiển di chuyển máy xúc lật.
- Cabin: nơi người vận hành máy ngồi điều khiển.
1-gầu xúc; 2-thanh đẩy; 3-xy lanh lật gầu; 4-khung chính; 5-ca bin điều khiển ;6-máy cơ sở; 7,10: hệ thống di chuyển bánh lốp; 8- khớp quay; 9:xy lanh nâng hạ khung chính.
- Nguyên lý hoạt động:
- Việc vận hành máy xúc lật khá dễ dàng, điều cốt yếu cần nắm vững đó là nguyên lý vận hành của máy cũng như tính toán thiết kế gầu hợp lý nhất.
- Đầu tiên, đưa máy đến vị trí làm việc. Hạ gầu tiếp xúc với nền đât, sau đó nâng gầu và cho cơ cấu co duỗi tay gầu duỗi tay đẩy ra; ấn răng gầu vào nên đất; từ đó gầu sẽ tiến hành cắt đất và tích đất vào gầu.
- Tiếp đó, nâng gầu hoặc co tay gầu để đưa gầu ra khỏi vị trí tầng đào; Tiếp tục quay náy đến vị trí xả đất và xả đất ra khỏi gầu bằng cách mở đáy gầu. Lại làm lại chu trình ban đầu để quay máy đến vị trí tiếp theo.
Lưu ý: Khi quay máy có thể kết hợp co tay đầy và hạ gầu để tiết kiệm thời gian làm việc.
Tựu chung lại, nguyên lý làm việc của máy xúc đất không quá phức tạp; nó như con người nhưng có sức vóc lớn hơn để có thể vận chuyển, xúc lên trọng tải lớn hơn sức con người có thể làm được. Các bộ phận của máy cần được phối hợp nhịp nhàng để tạo nên chu trình làm việc trơn tru. Trong đó điều quan trọng nhất là nắm rõ đặc tính của gầu để đảm bảo sự ăn khớp cũng như hiệu suất công việc được hiệu quả hơn.
III. Phân loại máy xúc lật
Dựa vào chức năng và theo nhu cầu sử dụng cụ thể, máy xúc lật được phân thành những loại khác nhau. Phân loại máy xúc lật thường được chia ra theo công dụng, công suất động cơ, lực kéo, kiểu điều khiển, đặc điểm thiết bị di chuyển và kết cấu của bộ phận công tác.
- Theo cơ cấu công tác chia thành:
- Máy xúc lật đổ trước
- Máy xúc lật quay nửa vòng
2. Theo cơ cấu di chuyển:
- Máy xúc lật di chuyển bằng bánh xích
- Máy xúc lật di chuyển bằng bánh lốp
IV. Ứng dụng, ưu nhược điểm của máy xúc lật:
1 Ứng dụng:
Máy xúc đất có 2 công dụng chính được ứng dụng nhiều nhất đó là xúc và vận chuyển
- Máy xúc lật thông thường được dùng để xúc đất cấp độ 1, 2 và các loại vật liệu rời như cát, sỏi, đá, than.. dồn thành một đống hoặc dồn vào vật chứa để di chuyển đến một vị trí khác.
- Thứ hai, máy xúc đất giúp vận chuyển hàng hóa hay các vật nặng trong nhà kho, bến bãi thay cho sức thủ công của con người.
Máy xúc lật được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực hiện nay; đặc biệt quan trọng trong xây dựng, giao thông, thủy lợi hoặc vận tải, kho bãi… Máy xúc lật hoàn toàn có thể dùng để đào đất đá từ mềm đến cứng vừa nhưng vị trí đào nằm ngang hoặc cao hơn vị trí máy đứng (cao hơn nên đất máy đứng).
- Ưu điểm:
- Máy xúc lật có nhiệm vụ bốc xúc và trung chuyển vật liều tời như đá, cát, sỏi, vật liệu xây dựng…; các ngành mỏ khai thác khoáng sản như than, quặng… hay các nhà máy chế biến xi măng; thức ăn chăn nuôi, phân bón… cùng nhiều ngành nghề khác nữa…
- Nói về ưu điểm của máy xúc lật, có thể thấy rằng máy xúc lật làm việc hiệu quả hơn máy xúc đào khi đối tượng cần xúc cao hơn trình máy đứng và được đặc trưng bởi tính động cơ trong việc vận chuyển vật liệu nhanh.
- Thứ nhất, máy xúc lật giúp con người tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện các công việc nặng nhọc như trung chuyển vật liệu… Hiệu suất mà máy xúc lật đem lại cao hơn rất nhiều so với sức lao động của một người.
- Thứ hai, mát xúc lật có thể dễ dàng vận hành lại tiêu tốn ít nhiên liệu nên được ứng dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng, khai khoáng…
- Ưu điểm của máy xúc lật đó là có thể dễ dàng tìm mua phụ tùng thay thế; sẵn có và việc sửa chữa, bảo trì máy xúc lật cũng khá đơn giản.
- Một yếu tố nữa khiến cho máy xúc lật được ưa chuộng đó là chất lượng máy xúc khá tốt trong khi giá thành lại không quá cao nên phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
3. Nhược điểm:
Không làm việc được với đối tượng cần xúc thấp hơn cao trình máy đứng, không có khả năng đào đất đá, vật liệu cứng như máy xúc đào.
V. Những điều cần lưu ý an toàn khi sử dụng máy xúc lật:
- Máy xúc lật hay xe xúc lật nói chung và máy xúc lật mini nói riêng là loại xe cơ giới được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực khai thác, xây dựng công trình. Vì vậy, việc làm thế nào để đảm bảo an toàn lao động cho người và máy trong quá trình vận hành, làm việc là điều mà bất cứ công ty, doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm.
- Ngoài việc phải trang bị đồ bảo hộ lao động thì người vận hành máy xúc lật cần phải nắm vững những quy định dưới đây.
- Tất cả các máy xúc lật bất kể cũ hay mới trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm tra kĩ lưỡng tình trạng kĩ thuật của máy, đặc biệt là với các cơ cấu an toàn như phanh, cơ cấu tự hãm…
- Chỉ cho phép công nhân đã được đào tạo sử dụng máy xúc lật có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm.
- Công nhân lái máy xúc lật và phụ lái phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động theo qui định cho từng loại máy xúc lật.
- Các bộ phận chuyển động của máy xúc lật phải được che chắn cẩn thận ở những vị trí dễ gây tai nạn.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy xúc lật để tránh trường hợp hỏng hóc trong quá trình thi công.
- Phải lái máy xúc lật và tiến hành thao tác theo đúng tuyến thi công, trình tự thi công công trình và các qui định về kỹ thuật an toàn do các kĩ sư thi công và an toàn lao động đề ra.
- Trong thời gian nghỉ cần loại trừ khả năng tự hoạt động của máy xúc lật, cần khóa, hãm các bộ phận cần thiết. Để máy xúc lật ở nơi an toàn tiến hành, kê, chèn các bánh máy xúc lật để máy xúc lật không bị trôi và nghiêng đổ.
- Các máy xúc lật cố định cần được lắp đặt chắc chắn, tin cậy trên bệ máy xúc lật và mặt bằng nơi máy xúc lật đứng.Chỗ máy xúc lật đứng phải khô ráo,sạch sẽ,không trơn ướt gây tai nạn lao động.
- Các máy xúc lật khi di chuyển, làm việc ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu, sương mù, thiếu ánh sáng thì bên cạnh hệ thống chiếu sáng, các máy xúc lật phải luôn bậc hệ thống chiếu sáng riêng để đảm bảo ánh sáng thi công, vừa là tín hiệu để các xe không va chạm vào nhau.
- Khi di chuyển máy xúc lật đi xa cần tuân thủ các quy định an toàn về di chuyển máy xúc lật.
VI. Kiểm định máy xúc lật là gì? Tại sao phải kiểm định máy xúc lật?
Mỗi sản phẩm khi được đưa ra thị trường cần phải trải qua một quá trình khép kín. Một quy trình kiểm tra, thử nghiệm nghiêm ngặt. Thì mới đảm bảo được tính an toàn hiệu quả của nó. Trong việc hỗ trợ con người làm việc mà không mang đến sự bất lợi cho con người.
Với máy xúc lật cũng vậy, là một loại máy được sử dụng để trong việc xúc đổ vật liệu rời, thì các yếu tố an toàn càng cần phải được đặt lên hàng đầu. Mà để đảm bảo chất lượng nhất thì máy xúc lật cần được kiểm định theo đúng những tiêu chuẩn mà nhà nước đưa ra.
Kiểm định máy xúc lật là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy xúc theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng.
Tại sao phải kiểm định xe xúc lật?
- Đảm bảo chất lượng xe luôn trong tình trạng tốt nhất.
Đảm bảo an toàn cho người vận hành và những người xung quanh trong không gian làm việc, di chuyển.
Tăng sự tin tưởng, uy tín với đối tác khi bạn là cơ sở cho thuê, bán xe xúc lật.
Phát hiện kịp thời những rủi ro, hư hỏng và có phương án khắc phục, thay thể. Giảm thiểu chi phí không đáng có và đảm bảo hiệu quả công việc.
VII. Quy định, quy chuẩn về kiểm định máy xúc lật
Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 05/10/2020) ngày 20/08/2020 “Ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động”.
- Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2014) ngày 06/03/2014 “Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.
- Kiểm định máy xúc lật được thực hiện theo yêu cầu của dự án, yêu cầu của đơn vị sử dụng, yêu cầu của đơn vị thuê mướn máy….
VIII. Quy trình kiểm định máy xúc lật:
Khi thực hiện kiểm định, các kiểm định viên phải tiến hành lần lượt các bước:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy xúc lật.
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
- Kiểm tra kỹ thuật bên trong – Thử không tải.
- Các chế độ hoạt động – Phương pháp thử
- Xử lý kết quả kiểm định
- Xử lý kết quả kiểm định:
- Chỉ dán tem khi kết quả kiểm tra các cơ cấu, thông số máy xúc lật đạt yêu cầu
- Nếu xe không đạt yêu cầu, kiểm định viên sẽ ghi rõ nguyên nhân trong biên bản và yêu cầu cơ sở thực hiện khắc phục, sửa chữa. Sau khi khắc phục xong thì tiến hành kiểm định lại.
- Thời hạn kiểm định theo chu kỳ 2 năm hoặc theo chế độ phù hợp với loại máy củng như tần suất sử dụng máy
- Đối với xe xúc lật hoạt động trên 10 năm thì thời hạn kiểm định rút ngắn còn 01 năm / 01 lần.
- Thời gian cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định là 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.
IX. Kiểm định máy xúc lật ở đâu?
Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định máy xúc lật uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định máy xúc lật trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.