Kiểm định máy xúc – bảo dưỡng máy xúc
Để máy xúc, xe đào hoạt động an toàn, hiệu quả và tuổi thọ cao thì công tác bảo trì bảo dưỡng vô cùng quan trọng. Kiểm định thành phố xin chia sẻ đến các bạn cách bảo trì máy xúc đơn giản hiệu quả ai cũng làm được ở bài viết dưới đây nhé.
Bảo dưỡng máy xúc
- Kiểm tra mức dầu động cơ, mức dầu nhiên liệu
- Kiểm tra đèn và dụng cụ báo hiệu
- Kiểm tra rò rỉ, các bộ phận bên ngoài
- Kiểm tra lốp (độ căng và tình trạng lốp)
- Siết chặt các bu lông trước và sau trục truyền động.
- Cần kiểm tra mức dầu của trợ lực phanh, hộp số
- Kiểm tra phanh tay, áp suất lốp
- Bơm thêm mỡ vào các trục truyền động, vào gầm phụ và bơm vào các ổ bi.
- Kiểm tra độ sạch của hộp số, làm sạch lọc dầu (có thể thay thế nếu cần thiết)
- Bổ sung dầu và phụ gia cho thùng dầu thuỷ lực.
- Thay nhớt cho động cơ và lọc tách nước (nếu cần thiết).
- Siết chặt các bu lông nối cầu trước và cầu sau.
- Kiểm tra khe hở cần ga.
Máy xúc là gì ?
Máy xúc là một phần thiết yếu của thiết bị nặng cho hầu hết các dự án xây dựng. Thường được gọi là máy đào, máy đào được sử dụng cho tất cả các loại công việc như xử lý vật liệu, phá dỡ, dự án khai thác, nạo vét sông và xây dựng.
Các loại máy xúc phổ biến hiện nay :
- Máy xúc bánh xích
- Máy xúc tời kéo
- Máy xúc hút
- Máy xúc trượt
- Máy xúc tầm xa
- Máy xúc đào mini
- Máy xúc đào có bánh lốp
Cấu tạo chung của máy xúc, máy xúc :
Một máy xúc được tạo thành từ một cái cần cẩu hay còn gọi là cần arm, cái gầu múc, đào hay còn gọi là xô múc. Những bộ phận này kết nối với một chiếc khung cabin ngồi trên một bộ phận xoay. Hầu hết các máy xúc có thể xoay 360 độ đầy đủ. Máy đào có thể chạy bằng ray xích hoặc bánh xe (thường là bánh lốp) tùy thuộc vào nhà sản xuất và bản chất của công việc, dự án.
Nguyên lý hoạt động của máy xúc, xe đào :
Khi động cơ làm việc, công suất được truyền qua bánh đà đến bơm thuỷ lực. Bơm thuỷ lực làm việc, hút dầu từ thùng dầu và đẩy đến cụm van phân phối chính . Trên ca bin người vận hành sẽ tác động đến các cần điều khiển thiết bị công tác, quay toa, di chuyển.
Khi có sự tác động của người vận hành một dòng dầu điều khiển sẽ được mở đi đến cụm van phân phối chính. Dòng dầu điều khiển này sẽ có tác dụng đóng/mở cụm van phân phối tương ứng cho thiết bị công tác, quay toa, di chuyển. Đường dầu chính đến các xi lanh cần, tay gầu hoặc gầu.
Như vậy thiết bị công tác có thể làm việc theo ý muốn của người vận hành. Đường dầu đi đến mô tơ quay toa hoặc mô tơ di chuyển làm cho các mô tơ này quay. Mô tơ sẽ kéo cho toa quay hoặc kéo xích thông qua truyền động cuối và bánh sao làm cho xe di chuyển được.
Những rủi to khi sử dụng xe đào, máy xúc :
- Lật/ sụp máy đào
- Tải/ vật liệu rơi
- Va chạm con người, thiết bị xung quanh
- Điện giật do phóng điện hoặc đào trúng cáp điện.
- Bị kẹt, té ngã khi sữa chửa bảo trì máy đào…
- Công nhân bị mắc kẹt và bị vùi lấp trong hố do sụt lở thành hố.
- Công nhân bị va đập và bị thương khi đào xúc do các vật liệu rơi xuống.
- Công nhân rơi xuống hố.
- Phương tiện ra vào không an toàn hoặc thiếu các phương tiện thoát hiểm trong trường hợp có lũ.
- Ngạt thở hoặc nhiểm độc do những khí nặng như khí thải phun xuống hố, ví dụ như khí thải của động cơ diesel hay động cơ xăng.
Quy định khi vận hành máy xúc, xe đào an toàn :
- Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ.
- Đã hoàn thành khóa học lái máy đào và có bằng lái được đào tạo chuyên môn.
- Được huấn luyện bảo hộ lao động và được cấp thẻ an toàn.
- Đủ 18 tuổi và có chứng nhận khám sức khỏe đạt yều cầu của cơ quan y tế.
- Tất cả máy đào dù mới hay cũ trước khi đưa vào sử dụng phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy móc, đặc biệt là các cơ cấu an toàn.
- Phải chịu sự hướng dẫn và giám sát bởi cán bộ kỹ thuật chỉ huy khi làm việc gần các công trình ngầm và công trình nổi có tại hiện trường nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và xe máy.
- Trước khi cho máy vận hành phải yêu cầu những người không có phận sự rời khỏi máy đào và ra khỏi khu vực bán kính làm việc của nó. Cấm mọi người chui vào gầm máy với bất cứ lý do nào. Trong khi máy đang hoạt động, thợ phụ phải ngồi đúng vị trí của mình.
Máy xúc nào thì cần phải kiểm định ?
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cho thiết bị. Tất cả máy xúc đều phải tiến hành kiểm định. Không có trường hợp ngoại lệ.
Tại sao phải kiểm định máy xúc ?
Với mục đích đảm bảo an toàn cho người lao động. Duy trì tuổi thọ của máy xúc. Không có những vụ tai nạn rủi ro dành cho người trong quá trình làm việc. Thì công việc kiểm định máy xúc là rất cần thiết và cần phải được duy trì thường xuyên ở các doanh nghiệp.
Khi nào thì cần kiểm định máy xúc ?
Để máy xúc hoạt động an toàn. Chúng ta cần phải kiểm định máy xúc một cách thường xuyên nhất. Với những doanh nghiệp có môi trường khắc nghiệt thì việc kiểm định máy xúc thường xuyên giúp chúng ta an tâm hơn trong quá trình lao động và sản xuất.
- Trước khi máy xúc được đưa vào sử dụng phải tiến hành kiểm định cho xe.
- Trong quá trình sử dụng cũng nên tiến hành kiểm định cho xe khi hết thời hạn.
- Khi tiến hành thay thế, sửa chữa di chuyển máy xúc từ nơi này sang nơi khác cũng nên tiến hành kiểm định máy xúc ngay
Những lưu ý khi tiến hành kiểm định máy xúc ?
- Máy xúc cần phải đảm bảo các yếu tố an toàn, trạng thái sẵn sàng khi đưa vào kiểm định
- Các yếu tố môi trường không ảnh hưởng đến quá trình kiểm định
- Chuẩn bị dụng cụ kiểm định, thiết bị kiệm định đầy đủ
Chi phí kiểm định máy xúc , xe đào ?
Hiện nay, các chi phí kiểm định máy xúc, xe đào sẽ được nhà nước quy định cụ thể đối với từng loại máy khác nhau. Đặc biệt là tùy thuộc vào chủng loại, công suất riêng của mỗi sản phẩm. Ngoài ra, chi phí kiểm định máy xúc cũng phụ thuộc vào khoảng cách gần xa và kèm theo các chi phí và cộng tác phí đối với đơn vị kiểm định.
Chính vì vậy, để được tư vấn chi tiết về chi phí kiểm định và dịch vụ của Kiểm Định Thành Phố , mọi người hãy liên hệ với chúng tôi qua https://kiemdinhthanhpho.net/ hoặc số hotline: 0902.464.585 hoặc 0938.261.746. Sau khi đội ngũ nhân viên tiếp nhận yêu cầu về chúng tôi sẽ tiến hành đưa một bàn giá đến mọi người để tham khảo.