KIỂM ĐỊNH MÁY UỐN SẮT
- Máy uốn sắt là gì?
Đây là loại máy được sử dụng trong ngành xây dựng và một số ngành nghề khác có liên quan. Thông thường, người dùng hay biết đến loại máy cắt sắt, tuy nhiên máy uốn sắt cũng có công dụng không hề thua kém. Nó có cấu tạo dễ vận hành và mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm được nguồn nhiên liệu cũng như sức lao động khá lớn.
- Công dụng của máy uốn sắt
- Tương tự như nhiều loại máy móc khác, máy uốn sắt cũng đảm nhận nhiệm vụ và công năng riêng. Nếu như máy trộn được sử dụng để trộn bê tông thành những khối bê tông tương để phục vụ cho công trình, máy uốn sắt có chức năng uốn, nắn, định hình các thanh la sắt.
- Trong quá trình sản xuất nguyên liệu sắt thép, vì điều kiện nhà xưởng không cho phép. Mỗi khi ra lò các mảnh sắt thép sẽ không đạt được khói sắt đủ cho hình dạng tròn, dẹp, thẳng tắp…theo đúng với yêu cầu mà người dùng đưa ra. Vốn dĩ, những thanh la sắt cao tới gần trăm mét trong khuôn bê tông. Vì vậy, những khối bê tông như là những thanh sắt sẽ được nối với nhau thông qua máy uốn sắt.
- Bên cạnh đó, nhằm tiết kiệm chi phí cho quá trình vận chuyển, và cả diện tích xe chứa mỗi lần nhập hàng, các thanh sắt sẽ được uốn lại theo hình tròn. Và khi cần sử dụng trong quá trình xây dựng công trình các thanh sắt sẽ được máy uốn sắt chỉnh lại thành hình thẳng hoặc những hình thù như thế nào là tùy vào yêu cầu của mỗi bản thiết kế khác nhau. Công dụng của máy uốn sắt thép không chỉ dừng lại ở việc uốn theo hình thẳng mà nó còn giúp định hình theo yêu cầu.
3. Cấu tạo chi tiết của máy uốn sắt :
a. Mâm uốn sắt
Đây là bộ phận nòng cốt, không thể thiếu trong bất kỳ một thiết bị uốn sắt nào. Mâm quay được đặt ở mặt trên của máy. Cấu tạo từ các thanh thẳng đứng, chống đỡ xuống mặt đất để giữ thăng bằng. Nâng cuộn sắt từ 200-300kg và có thể xoay linh hoạt 360 độ. Độ cao so với mặt đất là 0,5m, thường được gia công bằng thép chất lượng cao.
b. Hệ thống thủy lực
Bơm thủy lực có dung tích 16 lít/phút, đảm bảo thời gian cắt uốn như ý muốn. Nguyên lý hoạt động ở đây nhờ 2 piston thủy lực với độ dài 10cm. Toàn bộ các thao tác điều khiển, van đóng ngắt thủy lực đều được lập trình ngay trên máy tính. Người dùng chỉ cần điều khiển máy theo đúng hướng dẫn.
c. Hệ thống điều khiển
Như đã nói, toàn bộ các thao tác đã được tối ưu hóa. Lập trình và cài đặt sẵn ngay trên máy. Hệ thống điều khiển là pr/2000i, vận hành rất đơn giản. Tất cả các nút, phím điều khiển đều được tích hợp trên bàn phím.
d. Hệ thống uốn sắt
Phần này bao gồm 6 rulo thép, được sắp xếp bố tró thành 2 hàng song song. Đặt ngay trên mâm uốn sắt. Hoạt động nhờ sự truyền động bởi hộp số với công suất từ 200-300 w
e. Thân máy
Toàn bộ thân máy uốn sắt thủy lực đều được cấu tạo bằng thép với độ cứng cao. Chịu áp lực cực đại, tạo sự cứng cáp và chắc chắn cho thiết bị. Toàn bộ hộp máy bảo vệ các bộ phận quan trọng như motor, bộ truyền động,…
f. Phần nắn – duỗi sắt
Được đặt ngay trên mâm uốn sắt, với đường kính và khoảng cách do nhà sản xuất căn chỉnh. Là một bộ phận rất quan trọng của máy. Nhiệm vụ chính của nó là giúp nắn, uốn các thanh sắt thép theo đúng yêu cầu.
g. Dụng cụ cắt
Một số máy đa năng sẽ có thêm bộ phận này với nhiệm vụ cắt sắt. Được thực hiện vào cuối chu trình uốn sắt. Nhằm tạo độ dài thích hợp với yêu cầu của người dùng.
- Nguyên lý hoạt động của máy uốn sắt
Chế độ hoạt động của máy uốn sắt bao gồm hoạt động tự động và bán tự động.
4.1. Máy uốn sắt tự động
Với chế độ tự động, hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào bảng điều khiển trên máy. Người vận hành chỉ việc nhập các thông số kích thước, số lượng,…phần còn lại máy sẽ tự hoạt động. Chế độ tự động vô cùng thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, thời gian và hiệu quả cho công việc. Hệ thống tủ điện PLC tự động, màn hình 5 inch được mã hóa Tiếng Việt dễ dàng sử dụng, chỉ cần thiết lập kích thước, hình dáng thì máy sẽ hoạt động.
4.2. Máy uốn sắt bán tự động
Với chế độ bán tự động, máy uốn sắt hoạt động cần có sự can thiệp của con người. Bạn cần phải đưa sắt thép vào, lắp đặt lô chốt uốn, cài đặt góc uốn phù hợp với nhu cầu của mình, bấm nút để máy bắt đầu uốn hoặc nhả thanh sắt. Với chế độ làm việc này, bạn cần thường xuyên giám sát hoạt động của máy.
- Ưu điểm và phân loại của máy uốn sắt
a. ưu điểm:
- Máy uốn sắt dễ dàng điều khiển
- Máy uốn sắt tiết kiệm nhân công
- Máy uốn sắt tiết kiệm nhân công
b. Phân loại phổ biến máy uốn sắt
Những sản phẩm máy uốn sắt cũng trở nên đa dạng hơn. Một số loại máy phổ biến nhất trong số đó là:
• Máy uốn sắt định hình thẳng
• Máy uốn sắt định hình sắt thép có những hoa văn trang trí nghệ thuật
- Những điểm cần lưu ý an toàn khi sử dụng máy uốn sắt
- Trước khi sử dụng cần đọc và hiểu tất cả các hướng dẫn sử dụng và lắp đặt, tuân thủ đúng theo đó để bảo vệ máy cũng như bảo vệ chính bản thân mình.
- Không được cắm máy uốn vào nguồn điện lớn hơn nguồn mà thiết bị cho phép. Nếu không sẽ gây chập nguồn điện có thể gây cháy máy và nguy hiểm đến con người.
- Trong quá trình vận hành máy cần có người giám sát. Tuy nhiên cần đứng ở khoảng cách an toàn để tránh rủi ro trong quá trình vận hành.
- Sau khi sử dụng, cần rút dây điện và để tại vị trí an toàn, không có những vật nóng hoặc sắt nhọn để tránh làm tổn thương dây đồng bên trong dây nguồn và phích cắm.
- Trong quá trình vận hành, nếu máy uốn sắt xây dựng có âm thanh bất thường hoặc gặp trục trặc phải ngay lập tức ngừng sử dụng, tắt nguồn máy và báo cho trung tâm sửa chữa uy tín. Tuyệt đối không cố sử dụng thêm vì có thể gây nguy hiểm đến người lao động.
Tại sao phải kiểm định máy uốn sắt ?
- Những rủi ro, tai nạn lao động do máy uốn thép, máy cắt thép gây nên có thể là điện giật, bụi, rung ồn,…. Vậy nên, việc kiểm định để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thiết bị xung quanh.
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
- Thông qua quá trình kiểm định để biết được tình trạng của máy, kịp thời phát hiện những hư hỏng, sai sót để khắc phục, có phương án sửa chữa phù hợp.
- Giúp người lao động, người sử dụng an tâm hơn trong quá trình làm việc, đem lại hiệu quả công việc cao hơn.
- Điều kiện an toàn để khách hàng yên tâm khi mua máy, sử dụng máy.
Kiểm định máy uốn sắt là gì?
Kiểm định là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật của máy khoan theo các quy tắc kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn an toàn sau khi chế tạo và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu. Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng là điều cần thiết
- Chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định
▪️ Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, lý lịch của máy: Bản vẽ, bản hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo dưỡng; Hồ sơ xuất xưởng; Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp.
▪️ Ngưng hoạt động máy để phục vụ kiểm định.
▪️ Cử người tham gia chứng kiến quá trình kiểm định và ký biên bảo kiểm đinh. Bố trí công nhân vận hành máy khi thử máy
▪️ Các yếu tố môi trường và thời tiết không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.
▪️ Điều kiện an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
A. Các bước kiểm định:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy uốn sắt
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong:
- Kiểm tra vị trí lắp đặt.
- Kiểm tra các thông số của máy
- Kiểm tra bộ điều khiển.
- Kiểm tra các thiết bị đóng ngắt nguồn điện và cá thiết bị cảnh báo.
- Kiểm tra các đồng hồ báo và các thiết bị hiển thị.
- Kiểm tra toàn bộ các vấn đề an toàn về điện.
- Kiểm tra hệ thống, bộ khởi động, hệ thống bôi trơn.
3. Kiểm tra vận hành
- Khởi động máy, sau khi máy đã chạy ổn định từ 5- 10 phút, vòng quay đạt yêu cầu, tiếng máy êm, không có tiếng va đập bất thường của kim loại….
- Kiểm tra các thông số liên quan đến chất lượng nguồn cung cấp thông qua hệ thống điện
Đo đạc các thông số (Độ rung, độ ồn, ánh sáng, nhiệt độ). Quy chuẩn độ ồn QCVN 26
Kiểm tra cách điện (> 0,5 MΩ), tiếp đất (< 4Ω)
Kiểm tra vận hành không tải, có tải và xác định các thông số theo hồ sơ thiết kế.
B. Xử lý kết quả kiểm định:
- Chỉ dán tem khi kết quả kiểm tra các cơ cấu, thông số máy uốn sắt đạt yêu cầu
- Thời hạn kiểm định theo chu kỳ 1 năm hoặc theo chế độ phù hợp với loại máy củng như tần suất sử dụng máy
- Thời gian cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định là 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.