KIỂM ĐỊNH MÁY TIỆN Reviewed by Momizat on . I. Máy tiện là gì? Máy tiện là máy cắt kim loại, được dùng rộng rãi để gia công các mặt tròn xoay như : mặt trụ, mặt định hình, mặt nón, mặt ren vít, gia công l I. Máy tiện là gì? Máy tiện là máy cắt kim loại, được dùng rộng rãi để gia công các mặt tròn xoay như : mặt trụ, mặt định hình, mặt nón, mặt ren vít, gia công l Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH MÁY TIỆN

KIỂM ĐỊNH MÁY TIỆN



I. Máy tiện là gì?

  • Máy tiện là máy cắt kim loại, được dùng rộng rãi để gia công các mặt tròn xoay như : mặt trụ, mặt định hình, mặt nón, mặt ren vít, gia công lỗ ren, mặt đầu cắt đứt và không tròn xoay, hình nhiều cạnh, ellipse,… Máy tiện là máy cắt kim loại, có chuyển động chính là chuyển động quay tròn quanh tâm của phôi tạo ra tốc độ cắt. Chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của dao gồm: chạy dọc và chạy ngang.
  • Hiện nay, máy tiện được ứng dụng phổ biến trong gia công – kéo sợi kim loại, phun nhiệt, chế biến gỗ và gia công kính… Bên cạnh đó, máy tiện còn được sử dụng để định hình đồ gốm với bánh xe thợ gốm. Các khối tròn xoay, bề mặt phẳng, xoắn ốc hay ren cũng có thể được tạo ra bởi máy tiện gia công kim loại nếu tích hợp trang bị phù hợp. Còn dòng máy tiện trang trí vẫn có khả năng tạo ra vật rắn 3 chiều có độ phức tạp cao.

II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy tiện:

  1. Cấu tạo:
  • Các máy tiện phổ biến đó là máy tiện gỗ và kim loại.Ngoài ra còn có bàn xoay đất sét của thợ làm đồ đất nung.
  • Cấu tạo cơ bản của máy tiện gồm có mặt phẳng xoay(mâm cặp,chấu cặp…vv) quay quanh trục,cơ cấu mâm cặp truyền lực vào vật cần gia công.
  • Dựa trên hệ quả của nguyên lý khối tròn xoay,gia công được một vật trụ đối xứng qua trục(mặt tròn xoay) bằng một công cụ cắt đứng yên.
  • Các loại máy tiện kim loại dùng trong cơ khí chế tạo có cấu tạo giống nhau,gồm có động cơ,mâm cặp,bàn dao,ụ chống tâm,phần thân.
  • Mâm cặp là một thiết bị hình trụ tròn,có các chấu cặp có thể di chuyển để kẹp phôi,được nối vào trục động cơ qua mặt bích hoặc ren xoắn.Bàn dao có gắn đài thay dao dùng để gắn dao tiện,bàn dao di chuyển ngang và dọc trên nguyên lý Hệ tọa độ Descartes so với phôi.
  • Ụ chống tâm là một thiết bị đồng trục với tâm xoay,có thể di chuyển tịnh tiến,ụ chống tâm tạo ra một đường thẳng lực dùng để ổn định phôi quá dài,ngoài ra cũng có thể gắn mũi khoan.
  • Người điều khiển máy tiện sẽ điều khiển bàn dao bằng cách xoay trục vít me hoặc bánh răng.Có thể điều chỉnh tốc độ hoặc mô men xoắn của mâm cặp,hoặc dùng chế độ tự động để bàn dao tiến lùi tự động.
  1. Nguyên lý hoạt động:

Chuyển động chính của máy tiện bao gồm chuyển động quay của phôi và chuyển động chạy dao:

  • Chuyển động quay của phôi: tạo ra tốc độ cắt
  • Chuyển động chạy dao: tạo ra năng suất gia công và độ bóng bề mặt gia công. Các loại chuyển động chạy dao: • Chuyển động chạy dao dọc: chuyển động tịnh tiến có phương song song với đường tâm của máy tiện
    • Chuyển động chạy dao ngang: chuyển động tịnh tiến có phương vuông góc với đường tâm máy tiện
    • Chuyển động chạy dao nghiêng: chuyển động có hướng dịch chuyển tạo thành góc với đường tâm của máy (gia công mặt côn)
    • Chuyển động chạy dao theo đường cong: gia công các bề mặt định hình

Về nguyên lý chung, vật cần gia công sẽ được lắp trên mâm cặp có chuyển động quay tròn, dao được gá trên bàn dao thực hiện quá trình cắt gọt chi tiết theo yêu cầu.

III. Phân loại máy tiện:

Dựa vào cấu tạo máy, nguyên lý hoạt động và công dụng chúng ta có thể phân thành các loại cụ thể như sau:

  1. Máy tiện vạn năng:
  • Là loại máy tiện thông dụng nhất và ra đời sớm nhất .
  • Gồm hai nhóm: Máy tiện trơn và máy tiện ren vít.
  • Máy tiện vạn năng được chế tạo thành nhiều cỡ: Cỡ nhẹ 500kg; cỡ trung 4 tấn; cỡ lớn 15 tấn; cỡ nặng 400 tấn. – Về truyền động kết cấu máy này có loại có trục vít me, có loại không có trục vít me.
  • Máy tiện vạn năng thường dùng để gia công mặt trụ ngoài, côn trong, mặt trụ trong, côn ngoài, ren vít trong…

2. Máy tiện chuyên dùng:

  • Chỉ để gia công một vài loại chi tiết nhất định như: máy tiện ren chính xác, máy tiện hớt lưng, máy tiện trục khuỷu, máy tiện bánh xe lửa,…

3. Máy tiện ghép hình:

Được trang bị các cơ cấu chép hình để gia công những chi tiết có hình dáng đặc biệt theo thiết kế. Loại này truyền động chỉ có trục trơn.

4. Máy tiện cụt:

Ứng dụng trong gia công các chi tiết có đường kính lớn như: puly, bánh răng, vô lăng… hay các chi tiết nặng + đường kính lớn như: bánh đà, bánh đai… Máy tiện cụt được trang bị thêm mâm cặp rất lớn. Dòng máy này khi chuyển động chỉ có 1 trục trơn.

  1. Máy tiện đứng:
  • Có trục chính thẳng đứng.
  • Dùng gia công các chi tiết nặng, phức tạp, có độ khó cao.

6. Máy tiện ren vít vạn năng:

Là máy tiện thông dụng nhất trong nhóm máy tiện có thể tiện trơn và tiện ren. Truyền động cho bàn dao thường dùng hai trục: trục trơn để tiện trụ trơn, trục vít me để tiện ren. Trên thực tế có nhiều loại máy tiện ren vít vạn năng.

  1. Máy tiện Revolver:

Dùng để gia công hàng loạt những chi tiết tròn xoay với nhiều nguyên công khác nhau. Toàn bộ dao cắt cần thiết được lắp trên một bàn dao đặc biệt gọi là đầu revolver, có trục quay đứng hoặc nằm ngang

  1. Máy tiện CNC:
  • Là loại máy tiện hiện đại nhất hiện nay. Máy tiện CNC được điều khiển bằng máy tính với tính tự động, không phụ thuộc vào tay nghề của người thợ.
  • Máy tiện CNC được chia làm nhiều loại như máy tiện CNC 2 trục, máy tiện CNC 3 trục, máy tiện CNC co thêm trục phay, máy tiện CNC 2 mâm cặp …

IV. Công dụng của máy tiện:

Hiện nay, máy tiện được ứng dụng phổ biến trong gia công – kéo sợi kim loại, phun nhiệt, chế biến gỗ và gia công kính… Bên cạnh đó, máy tiện còn được sử dụng để định hình đồ gốm với bánh xe thợ gốm.

Các khối tròn xoay, bề mặt phẳng, xoắn ốc hay ren cũng có thể được tạo ra bởi máy tiện gia công kim loại nếu tích hợp trang bị phù hợp. Còn dòng máy tiện trang trí vẫn có khả năng tạo ra vật rắn 3 chiều có độ phức tạp cao.

V. Những điều cần lưu ý an toàn khi sử dụng máy tiện:

  1. Các yếu tố nguy hiểm khi vận hành máy:

Máy tiện là một loại thiết bị cơ khí chuyên được dùng để cắt kim loại. Khi dùng loại máy này, người lao động cần đặc biệt chú ý nhằm tránh đối mặt với những nguy hiểm như:

• Bị kẹt ngón tay hay quần áo vào bánh răng hoặc mâm cặp.
• Bị điện giật do lớp cách điện của máy bị hỏng.
• Linh kiện trong máy tiện bất ngờ bị gãy hoặc long ra khỏi máy.
• Cháy, nổ khi xử lý phôi nóng.
• Bị cạnh sắc (mảnh dao tiện, phoi dây dài, cạnh của phần ren,…) cắt trúng tay.
• Phoi bị văng ra trúng người vì lực ly tâm trong lúc máy tiện đang hoạt động.
• Mắc bệnh đường hô hấp do hít phải bụi kim loại khi vận hành máy tiện.
• Mắc bệnh về xương khớp do phải đứng lâu và chuyển động lặp đi lặp lại khi dùng máy tiện.

  1. Các quy tắc an toàn khi vận hành máy tiện:

Trước khi sử dụng

Kiểm tra an toàn trước khi làm việc: Máy tiện
  • Cần phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như quần áo, mũ…không nên sử dụng găng tay
  • Kiểm tra hệ thống điện có ổn định không
  • Kiểm tra hệ thống dầu, bơm dầu và bôi trơn xem có đủ không, bơm hoạt động có tốt không
  • Kiểm tra tay gặc, cần điều khiển đã về vị trí chưa

Trong khi sử dụng

  • Không được thay đổi tốc độ của trục chính hay bước tiến sau khi trục đang quay. Ta cần phải tắt máy khi trục chính đứng hẳn không quay nữa thì dùng tay miết vào mâm cặp để làm giảm tốc độ.
  • Vật gia công cần phải gá đúng quy định và chắc chắn, không được dùng ống nối để kéo dài tay quay của chìa vặn mâm cặp.
  • Không được gá vật có chiều dài nhỏ ra lớn quá quy định. Đặc biệt ta cần phải chú ý khi gá hoặc khi tháo phôi cần phải đưa tay gạt tốc độ về vị trí an toàn.
  • Không được để vật liệu, phôi bừa bãi.
  • Không được dùng tay không gỡ phoi.
  • Khi phoi quốn vòa phôi ta phải tắt máy và dùng móc kéo phoi ra, cố gắng chọn tốc độ cắt và dao có góc bẻ phoi để hạn chế được phoi dây.
  • Khi máy đang chạy tuyệt đối không được bỏ đi nơi khác để có sự cố ta sẽ nhanh chóng xử lý kịp thời.
  • Ngoài ra trong từng trường hợp cụ thể ta lại có những quy định riêng như cắt ren, tốc độ trục chính nhỏ…để đề phòn được bán dao xô vào mâm cặp.
    Sau khi tiện
  • Cần phải vệ sinh, lau máy sạch sẽ lưu ý cần phải tắt điện trước khi lau và đưa tay gạt về vịt trí an toàn.

VI. Kiểm định máy tiện là gì? Tại sao phải kiểm định máy tiện ?

  • Có nhiều lý do thiết thực chứng tỏ việc kiểm định loại thiết bị cơ khí này rất quan trọng: Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy tiện là tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Việc kiểm định máy móc, thiết bị nói chung và máy tiện nói riêng giúp người lao động nâng cao ý thức cá nhân khi làm việc và khi chấp hành những quy định của Nhà nước.
  • Dù kiểm tra máy theo định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường, việc này cũng giúp bạn phát hiện đúng lúc những trục trặc của máy, để từ đó đưa ra phương án sửa chữa, bảo trì phù hợp.
  • Kiểm định máy giúp người lao động an tâm về độ an toàn của máy, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn lao động do lỗi của máy tiện.
  • Không chỉ vậy, các máy tiện đã được kiểm định, sửa chữa những hỏng hóc nếu có còn giúp hoạt động sản xuất diễn ra trơn tru, đạt năng suất cao.

VII. Quy định, quy chuẩn về kiểm định máy tiện

Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 05/10/2020) ngày 20/08/2020 “Ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động”.

  • Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2014) ngày 06/03/2014 “Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.
  • Kiểm định máy tiện được thực hiện theo yêu cầu của dự án, yêu cầu của đơn vị sử dụng, yêu cầu của đơn vị thuê mướn máy….

VIII. Quy trình kiểm định máy tiện:

Khi thực hiện kiểm định, các kiểm định viên phải tiến hành lần lượt các bước:

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy tiện.
  • Xem xét, đánh giá các chi tiết bên ngoài của máy tiện.
  • Kiểm tra và đánh giá các chi tiết kỹ thuật bên trong máy tiện.
  • Kiểm tra động cơ: Công suất, độ cách điện, nhiệt độ ….
  • Vận hành thử chức năng hoạt động.
  • Xác nhận kết quả kiểm định.
  • Xử lý kết quả kiểm định:
  • Chỉ dán tem khi kết quả kiểm tra các cơ cấu, thông số máy tiện đạt yêu cầu
  • Thời hạn kiểm định theo chu kỳ 1 năm hoặc theo chế độ phù hợp với loại máy củng như tần suất sử dụng máy
  • Thời gian cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định là 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.

IX. Kiểm định máy tiện ở đâu?

Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định máy tiện uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định máy tiện trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top