KIỂM ĐỊNH MÁY SÀNG
I. Máy sàng là gì?
- Máy sàng là bộ phận có hình tấm đột lỗ hoặc hình lưới được dùng để tách các hạt ngũ cốc hay hạt, cục vật liệu rời thành từng loại theo kích thước to nhỏ. Bất kỳ 1 hỗn hợp nào cũng có thể phân chia một cách cơ học thành những thành phần khác nhau theo tính chất cơ lý của chúng. Những tính chất cơ lý quan trọng nhất để giúp phân loại hạt là hệ số thổi bay, dạng hạt, kích thước hạt, đặc tính (trạng thái) bề mặt, khối lượng riêng và tính đàn hồi.
Nguyên liệu của các xí nghiệp xay xát, xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, xí nghiệp bột… là hỗn hợp các hạt hoặc sản phẩm từ hạt, kích thước của chúng không giống nhau. Tất cả những hỗn hợp này đều ở dạng xốp, trong các hỗn hợp thường lẫn tạp chất. Độ tạp chất cao thì sẽ làm giảm phẩm chất cũng như giá trị của nguyên liệu.
- Quá trình phân loại hỗn hợp được chia thành hai quá trình nhỏ, bao gồm làm sạch và phân loại theo cỡ hạt. Làm sạch hỗn hợp nguyên liệu có nghĩa là là phân chia hỗn hợp sao cho loại bỏ tối đa các tạp chất lẫn trong hỗn hợp, từ đó thu được khối nguyên liệu có cùng tính chất sử dụng với những tính chất công nghệ tương tự nhau. Phân loại chính là phân chia hỗn hợp nguyên liệu hoặc sản phẩm thành những phần đồng nhất.
II. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các loại máy sàng:
- Cấu tạo
Máy sàng có cấu tạo phức tạp bao gồm:
• Thùng sàng: là vách thành sàn dùng để bao bọc bên ngoài. Tuỳ thuộc vào yêu cầu sử dụng và cũng tùy theo model hay sàn vách khác nhau mà thùng sàn có chiều dài,chiều cao và độ dày mỏng của khung vách khác nhau.
• Khung lưới: đây là bộ phận quan trọng nhất của máy sàng, quyết định đến năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm sàng. Mỗi máy sàng có thể có một khung lưới hoặc nhiều khung lưới khác nhau,kích thước khung lưới phụ thuộc vào thùng sàng
• Phễu nạp liệu và ra liệu: máy sàng sẽ có 1 phễu nạp liệu còn phần ra liệu thì có thể có nhiều phiếu khác nhau để cho ra các thành phẩm khác nhau tùy theo yêu cầu nguyên liệu mà khách hàng cần phân loại ra bao nhiêu loại thành phẩm.
• Khung đế: khung đế được bắt cố định dưới mặt đất hoặc nếu lắp tại vị trí trên cao thì cần phải gia cố sao cho chắc chắn bởi đây là phần giúp chịu lực tác động từ sự chuyển động rung lắc của quá trình sàng
• Chân sàng Chân lò xo: đối với sàng lắc thì dùng chân sàng bằng kim loại hay gỗ, sàng rung thì dùng chân lò xo. Còn đối với sàng lắc còn có tay sàng săn trích kéo đẩy giúp sàng chuyển động
• Motuer: đây là thiết bị vận hành giúp cho sàng hoạt động, Motuer phải đảm bảo đủ công suất và chuẩn vòng tua thì sàn mới có thể hoạt động tốt và bền bỉ được. Còn đối với sàng rung thì dùng motuer rung phải đủ công suất và tần số rung vừa đủ mạnh.
- Nguyên lý hoạt động:
Máy sàng được phân ra thành nhiều loại khác nhau và mỗi loại được hoạt động dựa trên nguyên lý riêng:
- Đối với sàng rung có cấu tạo bao gồm 1 mô tơ rung dạng đứng, 1 đáy sàng, 1 khung lưới sàng bát rung phòng cao su và các bộ phận kẹp… Khi phần trục quay thì đối trọng gây rung cũng quay theo, từ đó sẽ sinh ra lực ly tâm quán tính và hướng thẳng góc với chiều quay. Lực ly tâm này sinh ra hai thành phần song song và vuông góc với bề mặt sàng.
Thành phần vuông góc với bề mặt sàng sẽ tác dụng theo đường trục của các lò xo đỡ và gây ra dao động rung của sàng. Còn thành phần song song với bề mặt sàng sẽ tác động vuông góc với trục của các lò xo đỡ, gây ra dao động ngang của khung sàng. Do độ cứng của lò xo theo 2 hướng là khác nhau nên kết quả khung sàng sẽ rung theo quỹ đạo hình elip. Vật liệu trên bề mặt sàng nhận được dao động truyền từ chính mặt sàng sẽ tiến hành phân ly khi gặp lỗ sàng. Nhờ có quá trình rung nên lỗ sàng sẽ được làm sạch và tăng hiệu quả của quá trình phân ly.
- Đối với máy sàng lắc khi cho nguyên liệu vào phễu nạp liệu sẽ rơi xuống khung lưới motuer vận hành và kéo săn trích chuyển động kéo đẩy tay sàng lệch tâm tạo nên sự dịch chuyển chân sàng. Chân sàng có nhiệm vụ lắc tới lui nhịp nhàng để giúp cho nguyên liệu nhỏ sẽ rơi xuống lưới còn nguyên liệu to hơn sẽ ở lại trên lưới và từng loại thành phẩm to nhỏ sẽ ra từng phễu xả liệu khác nhau..
- Đối với sàng trục tròn nguyên liệu được đưa vào phễu nạp liệu của máy sàng trục tròn. Motuer vận hành trục xoay theo vòng tròn. Theo đó, nguyên liệu nhỏ hơn sẽ rớt trực tiếp vào máng chứa còn đối với phần to còn lại sẽ từ từ lăn ra ngoài theo độ nghiêng của trục tròn.
2. Phân loại:
Như đã nói ở trên, máy sàng có rất nhiều loại như: máy sàng rung, máy sàng lắc, máy sàng trục tròn hay máy sàng đảo. Mỗi loại máy sàng lại có cấu tạo và được sử dụng theo các mục đích khác nhau. Người ta phân ra thành 2 nhóm cơ bản:
• Thiết bị giúp làm sạch và phân loại theo kiểu đơn giản: giúp phân loại hỗn hợp ra thành hai thành phần theo một dấu hiệu riêng. Ví dụ như: Mặt sàng với một lỗ có cùng kích thước và hình dạng lỗ hay máy chọn hạt có lỗ thống nhất nam châm tác dụng 1 lần.
• Thiết bị giúp làm sạch và phân loại theo kiểu phức tạp. Nhóm này sẽ bao gồm nhiều thiết bị làm việc đơn giản và được tổ hợp lại thành 1 máy hoàn chỉnh và chia khối hạt ra thành 3 hoặc 4 thành phần trở lên theo các dấu hiệu riêng. Ví dụ như máy sàng quạt dùng để tách tạp chất nhẹ bằng khí động và phân hỗn hợp thành những thành phần theo kích thước.
III. Ứng dụng của máy sàng:
Máy sàng được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp của nước nhà hiện nay. Do đó mà máy sàng cũng được phân chia thành nhiều loại với nhiều kích thước khác nhau để phục vụ cho từng nhu cầu của khách hàng:
- Máy sàng lắc: thường được sử dụng trong các nhà máy chế biến thực phẩm hay thức ăn gia súc. Bởi đây là loại máy sàng cho ra năng xuất đạt hiệu quả cao nhất, có độ bền cao và có khả năng phân loại nhiều loại mặt hàng trong cùng một lúc. Nó cũng kết hợp motuer rung hay hốp lắc trong quá trình vận hành để đạt hiệu quả cao nhất nhưng model này có giá thành khá cao bởi nó có cấu tạo phức tạp và khó gia công nhất.
- Sàng đảo : loại máy sàng này có cấu tạo cũng tương tự như máy sàng lắc nhưng nó chuyển động theo phương nằm ngang xoay vòng tròn. Loại máy sàng này thường chỉ được dùng trong các nhà máy gạo để phân loại tấm với gạo
- Máy sàng rung: máy có cấu tạo đơn giản hơn máy sàng lắc nhưng đây là loại máy sàng phổ biến và thông dụng, đặc biệt nó có giá thành rẻ hơn mà lại cho năng suất cao hơn sàng lắc. Tuy nhiên chất lượng thành phẩm không cao bằng và thường được sử dụng nhiều trong nhà máy bột,thức ăn gia súc.
- Máy sàng trục tròn: máy có hình lăng trụ tròn nằm nghiêng có lưới bao quanh, loại sàng này khá đơn giản, thường được sử dụng trong ngành xây dựng sàn cát, đá, xi măng.
IV. Ưu điểm của máy sàng:
Ngày nay máy sàng đã trở thành một công cụ rất cần thiết và được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp nước ta bởi những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại:
- Máy sàng sẽ giúp cho doanh nghiệp sàng lọc và phân loại nguyên liệu, loại bỏ tạp chất hay sản phẩm bị vón cục một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Máy sàng có quy trình tháo lắp dễ dàng, thuận tiện, có thể dễ dàng vệ sinh và lau chùi.
- Máy sàng hoạt động ổn định, công suất hoạt động cao, giúp cho năng suất làm việc tăng cao, tiết kiệm được nguồn nhân lực và mang lại lợi nhuận nhanh chóng.
- Có nhiều loại máy sàng với các mẫu mã khác nhau, phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng khác nhau.
- Máy sàng có thiết kế khá nhỏ gọn và mẫu mã đa dạng, phong phú, có tính thẩm mỹ cao và giá cả lại vô cùng hợp lý.
V. Những điều cần lưu ý an toàn khi sử dụng máy sàng:
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy sàng, cũng như giúp cho tuổi thọ của máy sàng được kéo dài thì người sử dụng cần lưu ý một số điều sau đây:
• Người sử dụng phải sử dụng đầy đủ và trang bị các thiết bị phòng hộ đã được cấp phát theo đúng quy định. Trước khi vận hành máy cần đảm bảo kiểm tra kỹ toàn bộ nơi làm việc, thiết bị, cũng như phương tiện dụng cụ để đảm bảo an toàn vệ sinh.
• Mỗi thiết bị trong phân xưởng cần phải có cầu dao, nút bấm riêng biệt và ghi rõ tên của thiết bị nhận điện ở từng cầu dao nút bấm đó.
• Nếu như bạn làm việc ban đêm thì tại khu vực máy cần phải có đầy đủ hệ thống chiếu sáng.
• Sau khi khởi động không tải từ 1 -2 phút, nếu như máy hoạt động bình thường thì mới bắt đầu cho cấp tải, và đưa hệ thống vào làm việc. Còn nếu như bạn nhận ra có hiện tượng khác thường thì lập tức phải dừng máy và báo thợ sửa chữa đến để kiểm tra.
• Trong quá trình vận hành máy sàng phải đảm bảo thường xuyên bao quát chung các tuyến sàng, để xử lý kịp thời khi gặp các dấu hiệu đột ngột khác thường.
• Khi tiến hành sửa chữa máy sàng hoặc chọc than giắt ở máy hay ở luồng sàng thì bạn cần phải tiến hành cắt điện và treo biển báo “Cấm đóng điện”, phải chờ cho lưới sàng dừng hẳn thì mới được tiến hành sửa chữa. Người sửa chữa phải đứng ở vị trí đảm bảo an toàn và chắc chắn thì mới được tiến hành công việc.
• Phải ghi chép đầy đủ sổ sách và bàn giao ca tại máy, ghi đầy đủ toàn bộ những diễn biến của ca trước.
• Khi máy đang hoạt động cấm người không có nhiệm vụ đến gần, cấm mọi người leo trèo lên băng tải, cấm tiến hành sửa chữa, điều chỉnh, hay kiểm tra dầu mỡ, vệ sinh máy
• Cấm thợ vận hành rời khỏi vị trí khi máy đang trong quá trình làm việc, hoặc giao lại máy cho người khác không có trách nhiệm.
• Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng máy sàng như: sửa chữa và thay lưới sàng, bôi trơn và thay ổ trục vòng bi, kiểm tra và thay búa nghiền để đảm bảo cho máy có thể hoạt động bền bỉ, tránh hỏng hóc và kéo dài được tuổi thọ máy.
VI. Kiểm định máy sàng là gì? Tại sao phải kiểm định máy sàng?
- Mỗi sản phẩm khi được đưa ra thị trường cần phải trải qua một quá trình khép kín. Một quy trình kiểm tra, thử nghiệm nghiêm ngặt. Thì mới đảm bảo được tính an toàn hiệu quả của nó. Trong việc hỗ trợ con người làm việc mà không mang đến sự bất lợi cho con người.
- Với máy sàng cũng vậy, là một loại máy được sử dụng để sàng các nguyên liệu, vật liệu thì các yếu tố an toàn càng cần phải được đặt lên hàng đầu. Mà để đảm bảo chất lượng nhất thì máy sàng cần được kiểm định theo đúng những tiêu chuẩn mà nhà nước đưa ra.
- Máy sàng cần được nghiên cứu, thử nghiệm thực tế và kiểm tra kỹ thuật về các thông số an toàn cũng như hiệu suất làm việc của máy.
- Đây là một khâu bắt buộc đối với bất cứ sản phẩm nào cũng như đối với máy sàng. Nó giúp bạn xác định được rõ ràng những thông số kỹ thuật của máy có đúng không, có chuẩn không và đảm bảo được an toàn không.
VII. Quy định, quy chuẩn về kiểm định máy sàng
Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 05/10/2020) ngày 20/08/2020 “Ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động”.
- Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2014) ngày 06/03/2014 “Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.
- Kiểm định máy sàng được thực hiện theo yêu cầu của dự án, yêu cầu của đơn vị sử dụng, yêu cầu của đơn vị thuê mướn máy….
VIII. Quy trình kiểm định máy sàng:
Khi thực hiện kiểm định, các kiểm định viên phải tiến hành lần lượt các bước:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy sàng.
- Kiểm định bên ngoài.
- Kiểm định kỹ thuật chi tiết bên trong.
- Kiểm tra động cơ: Công suất, độ cách điện, nhiệt độ ….
- Vận hành thử chức năng hoạt động.
- Xác nhận kết quả kiểm định.
- Xử lý kết quả kiểm định:
- Chỉ dán tem khi kết quả kiểm tra các cơ cấu, thông số máy sàng đạt yêu cầu
- Thời hạn kiểm định theo chu kỳ 1 năm hoặc theo chế độ phù hợp với loại máy củng như tần suất sử dụng máy
- Thời gian cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định là 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.
Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định máy sàng uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định máy sàng trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.