KIỂM ĐỊNH MÁY SAN
I. Máy san là gì?
Máy san là một loại máy xây dựng, dùng để san, đất và vật liệu phục vụ xây dựng đường, sân bay và các công trình khác cần công tác san đất.
II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy san:
- Cấu tạo:
2. Nguyên lý hoạt động:
- Lưỡi san (12) được bắt với khung kéo (10) qua mâm quay (11). Khung kéo (10) liên kết với khung chính (6) ở phía trước bằng khớp cầu (9) và treo vào khung chính ở phía sau nhờ các xy lanh thủy lực (4) và (5). Hai xylanh thủy lực (5) làm việc độc lập, có thể naag khung kéo và làm nghiêng trong mặt phẳng đứng. Xylanh thuy lực (4) để đưa khung kéo lệch sang một bên so với đường dọc trục máy, lưỡi san có thể quay tròn trong mặt phẳng nhờ mâm quay (11)
- Cơ cấu điều khiển (13) để điều chỉnh góc cắt của lưỡi sa
- Chính nhờ sự di chuyển linh hoạt của lưỡi san mà lưỡi san có thể san lấp hố, tạo dáng mặt nền, bạt ta-luy hay đào rãnh thoát nước.
- Máy san củng có thể lắp các thiết bị phụ như lưỡi ủi, lưỡi xới để tăng tính da năng khi làm việc.
III. Phân loại máy san
Dựa vào chức năng và theo nhu cầu sử dụng cụ thể, máy san được phân thành những loại khác nhau. Phân loại máy san thường được chia ra theo di chuyển, công suất động cơ, trọng lượng máy, kiểu điều khiển
- Dựa vào khả năng di chuyển, chia 2 loại :
- Máy san tự hành
- Máy san không tự hành.
2. Dựa vào phương pháp điều khiển, có các loại :
- Máy san điều khiển thuỷ lực
- Máy san điều khiển cơ khí
- Máy san điều khiển bằng cáp.
3. Dựa vào công suất và trọng lượng máy, có các loại :
- Loại nhẹ : công suất đến 63 mã lực, trọng lượng đến 9T
- Loại trung bình : 63 đến 100 mã lực, 9 đến 19T
- Loại nặng và rất nặng : trên 100 mã lực, trên 19T
Các loại máy san 2 cầu trục, máy san không tự hành và máy san điều khiển bằng cáp có nhiều nhược điểm nên hầu như không còn được sử dụng. Loại thông dụng hiện nay là máy san tự hành, có 3 cầu trục, điều khiển bằng thuỷ lực hoặc cơ khí.
VI. Những điều cần lưu ý an toàn khi sử dụng máy san:
- Để lái được máy san cần phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Đủ 18 tuổi và có chứng nhận khám sức khỏe đạt yều cầu của cơ quan y tế.
- Đã hoàn thành khóa học lái máy san và có bằng lái được đào tạo chuyên môn.
- Được huấn luyện bảo hộ lao động và được cấp thẻ an toàn.
- Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ.
2. Chỉ được phép lái máy san có đầy đủ lý lịch máy, có bản hướng dẫn bảo quản và sử dụng, có sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật hàng ngày của máy (sổ giao nhận ca).
3. Di chuyển, vận hành máy trong phạm vi nguy hiểm của đường dây điện cao áp phải được cơ quan quản lý đường dây đó cho phép.
- Chỉ cho phép máy san vận hành gần đường dây cao thế khi bảo đảm khoảng cách tính từ biên của máy (ở trạng thái tĩnh và động) đến dây gần nhất không nhỏ hơn trị số cho ở bảng sau:
- Khi di chuyển dưới các đường dây điện cao áp đang vận hành, phải bảo đảm khoảng cách tính của rnáy đến điểrn thấp nhất của đường dây không nhỏ hơn trị số cho ở bảng sau.
- Nếu các yêu cầu trên không được bảo đảm thì chỉ cho phép máy vận hành trong điều kiện đường dây tải điện không có điện áp.
- Công nhân vận hành máy trong khu vực này phải chịu sự hướng dẫn và giám sát của cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng.
4. Trước khi làm việc, người lái phải kiểm tra lại tất cả các bộ phận của máy, phải qui định phạm vi hoạt động của máy. Cấm người đi lại làm việc trong phạm vi đó kể cả khi máy tạm dừng hoạt động.
5. Phải che chắn an toàn những bộ phận chuyển động của máy (trục chuyền, bánh đai, bánh răng xích, nối trục, khớp nối,.v.v…). Các tín hiệu âm thanh , ánh sáng phải bảo đảm hoạt động tốt.
6. Phải thực hiện nghiệm thu theo quy định đối với máy mới, máy vừa đại tu xong.
7. Cấm tuyệt đối máy san làm việc trên mái dốc lớn hơn 300 . Cấm thò ben ra khỏi mép hố rộng, đường hào khi san.
8. Không được làm việc trên nền đất yếu, bùn lầy.
9. Phải dừng máy ngay khi trên đường di chuyển có chướng ngại vật. Chỉ sau khi có những biện pháp xử lý các chướng ngại vật đó mới cho phép máy hoạt động trở lại.
10. Công nhân lái máy phải luôn luôn thực hiện các qui định sau :
- Phải quan sát phía trước khi máy di chuyển.
- Không làm việc ban đêm hoặc trời tối, nếu không đủ chiếu sáng.
- Tiến hành cho ben nằm trên mặt đất khi ngừng làm việc.
- Chỉ được phép tra dầu mỡ ở những ví trí được qui định cho việc đó.
- Những trường hợp còn lại chỉ được thực hiện khi máy đã ngừng hoạt động.
- Phải bố trí khoảng cách giữa hai máy ít nhất là 2m khi có hai hoặc nhiều máy san cùng làm việc trên cùng một mặt bằng (tính từ các điểm biên gần nhất giữa hai máy).
- Sau khi kết thúc công việc chỉ được làm vệ sinh máy khi nó đã ngừng hẳn hoạt động và lưỡi san đã được hạ xuống đất.
- Các diễn biến tình trạng kỹ thuật của máy trong ca làm việc phải được ghi vào sổ giao nhận ca và ký tên.
- Phạm vi khu vực làm việc của máy vẫn được giữ nguyên bằng cách đặt các biển báo giới hạn để không cho người lạ xâm nhập vào.
VII. Kiểm định máy san là gì? Tại sao phải kiểm định máy san?
Mỗi sản phẩm khi được đưa ra thị trường cần phải trải qua một quá trình khép kín. Một quy trình kiểm tra, thử nghiệm nghiêm ngặt. Thì mới đảm bảo được tính an toàn hiệu quả của nó. Trong việc hỗ trợ con người làm việc mà không mang đến sự bất lợi cho con người.
Với máy san cũng vậy, là một loại máy được sử dụng để trong việc san đất, thì các yếu tố an toàn càng cần phải được đặt lên hàng đầu. Mà để đảm bảo chất lượng nhất thì máy san cần được kiểm định theo đúng những tiêu chuẩn mà nhà nước đưa ra.
Kiểm định xe ủi là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của xe ủi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng.
Tại sao phải kiểm định xe san?
- Đảm bảo chất lượng xe luôn trong tình trạng tốt nhất.
- Đảm bảo an toàn cho người vận hành và những người xung quanh trong không gian làm việc, di chuyển.
- Tăng sự tin tưởng, uy tín với đối tác khi bạn là cơ sở cho thuê, bán xe san.
- Phát hiện kịp thời những rủi ro, hư hỏng và có phương án khắc phục, thay thể. Giảm thiểu chi phí không đáng có và đảm bảo hiệu quả công việc.
VIII. Quy định, quy chuẩn về kiểm định máy san
Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 05/10/2020) ngày 20/08/2020 “Ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động”.
- Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2014) ngày 06/03/2014 “Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.
- Kiểm định máy san được thực hiện theo yêu cầu của dự án, yêu cầu của đơn vị sử dụng, yêu cầu của đơn vị thuê mướn máy….
IX. Quy trình kiểm định máy san:
Khi thực hiện kiểm định, các kiểm định viên phải tiến hành lần lượt các bước:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy san.
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
- Kiểm tra kỹ thuật bên trong – Thử không tải.
- Các chế độ hoạt động – Phương pháp thử
- Xử lý kết quả kiểm định
- Xử lý kết quả kiểm định:
- Chỉ dán tem khi kết quả kiểm tra các cơ cấu, thông số máy san đạt yêu cầu
- Nếu xe không đạt yêu cầu, kiểm định viên sẽ ghi rõ nguyên nhân trong biên bản và yêu cầu cơ sở thực hiện khắc phục, sửa chữa. Sau khi khắc phục xong thì tiến hành kiểm định lại.
- Thời hạn kiểm định theo chu kỳ 2 năm hoặc theo chế độ phù hợp với loại máy củng như tần suất sử dụng máy
- Đối với xe san hoạt động trên 10 năm thì thời hạn kiểm định rút ngắn còn 01 năm / 01 lần.
- Thời gian cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định là 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.
Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định máy san uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định máy san trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.