KIỂM ĐỊNH MÁY KHOAN CỌC NHỒI Reviewed by Momizat on . Máy khoan cọc nhồi là một loại thiết bị xây dựng dùng để tạo lỗ cọc nhồi trong công nghệ thi công cọc nhồi bê tông hay vữa xi măng (tức là lấy đất lên khỏi nền Máy khoan cọc nhồi là một loại thiết bị xây dựng dùng để tạo lỗ cọc nhồi trong công nghệ thi công cọc nhồi bê tông hay vữa xi măng (tức là lấy đất lên khỏi nền Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH MÁY KHOAN CỌC NHỒI

KIỂM ĐỊNH MÁY KHOAN CỌC NHỒI



Máy khoan cọc nhồi là một loại thiết bị xây dựng dùng để tạo lỗ cọc nhồi trong công nghệ thi công cọc nhồi bê tông hay vữa xi măng (tức là lấy đất lên khỏi nền để hình thành hố đào) bằng phương pháp khoan.

  1. Các kiểu máy khoan cọc nhồi
  • Máy khoan cọc nhồi kiểu mũi khoan cánh xoắn (guồng xoắn): khi khoan vào trong đất các lưỡi khoan, làm việc giống như các mũi khoan khoan gỗ hay thép, đẩy đất lên qua cánh xoắn.
  • Cũng có loại máy khoan guồng xoắn gồm nhiều mũi khoan, lồng cánh xoắn vào nhau và xếp thành hàng (3 mũi), dùng để khoan tạo thành cọc barrette và tường vây (tường vây tạo bằng thiết bị này có dạng một hàng mặt cắt hình tròn trồng lấn và nối tiếp nhau).
  • Máy khoan cọc nhồi kiểu thùng đào: khi làm việc, thùng đào xoay tròn theo cần khoan, cắt đất, nhồi đầy vào thùng đào, sau đó đất trong thùng đào được đưa lên cùng với thùng đào nhờ việc rút cần khoan lên.
  • Máy khoan cọc nhồi kiểu bơm phản tuần hoàn: lưỡi cắt đất dạng chân vịt tàu thủy (tức là dạng cánh quạt) khoan vào trong đất nhờ gắn vào đầu cần khoan, là các đường ống bơm, xoay tròn.
  • Sau khi đất đã được làm tơi nhỏ thành mùn khoan, thì được máy bơm hút công suất lớn, bơm lên trên mặt đất cùng với dung dịch giữ thành hố đào qua đường cần khoan.
  1. Cấu tạo máy khoan cọc
  • Máy khoan cọc nhồi kiểu thùng đào bao gồm hệ thống cần (trục) khoan và đầu mũi khoan (gầu khoan). Toàn bộ hệ thống này thường được lắp vào cần trục bánh xích nặng khoảng 30 đến 80 T, chủ yếu sử dụng động cơ thuỷ lực.
  • Cần khoan làm bằng thép gồm 3 đến 5 đoạn lồng vào nhau như cột ăng ten, chiều dài cần từ 12 m đến 18 m. Khi khoan các đoạn phía trong tự thò ra cho đến khi ra hết cả 5 đoạn, chiều sâu khoan từ 30 m cho đến 64 m.
  • Gầu khoan hình thùng phuy có đường kính các loại từ 600 mm đến 2.000 mm. Các loại máy khoan cọc nhồi dùng tại Việt Nam chủ yết là của các hãng HITACHI, NIPON, SUMITOMO v.v. do Nhật Bản sản xuất. Với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay.
  • Nếu dùng máy khoan nguyên chiếc nhập từ nước ngoài về thì quả là khó khăn đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy đã có một số đơn vị đưa ra giải pháp chỉ nhập máy cẩu trục về và chế tạo phần đầu khoan tại Việt Nam cho giảm giá thành thu hồi vốn nhanh mà chất lương không kém của ngoại,chủng loại phong phú
  1. Ưu điểm, nhược điểm khoan cọc nhồi
KIỂM ĐỊNH MÁY KHOAN CỌC NHỒI | Kiểm định an toàn thiết bị trong xây dựng

Ưu điểm

  • Rút bớt được công đoạn trong thi công
  • Có khả năng thay đổi hình học và mở rộng được chân cọc
  • Có thể sử dụng trong mọi địa tầng khác nhau
  • Có thể đặt chân cọc ở độ sau cao
  • Tận dụng được khả năng chịu nhiệt từ vật liệu
  • Không gây tiếng ồn và chấn động mạnh
  • Cho phép trực quan kiểm tra các lớp địa tầng bằng, mẫu thí nghiệm lấy lên từ hố đào.

Nhược điểm

  • Khó có thể kéo dài thân cọc lên phía trên
  • Phụ thuộc nhiều vào thời tiết
  • Hiện trường thi công lầy lội

4. Điều kiện kiểm định

Khi tiến hành kiểm định máy khoan cọc nhồi phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Hồ sơ kỹ thuật của máy phải đầy đủ.
  • Máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
  • Các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành máy.
  • Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.

5. Quy trình kiểm định máy khoan cọc nhồi

Khoan cắt bê tông Hà Nội, TPHCM, Bình Dương uy tín
  • Kiểm tra hồ sơ, xuất xứ của máy khoan
  • Kiểm tra bên ngoài, kiểm tra hoạt động không tải
  • Kiểm tra phần khoan: Kiểm tra đường kính, chiều dài, vận tốc mũi khoan …
  • Kiểm tra, kiểm định máy cơ sở: Kiểm tra kết cấu thép, hệ thống thủy lực, tời nâng, cơ cấu an toàn …
  • Kiểm tra hoạt động với công suất định mức

6. Xử lý kết quả kiểm định

Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục D1& D2 ban hành kèm theo quy trình này.

Thông qua biên bản kiểm định:

Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:

  • Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
  • Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;
  • Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.

Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.

Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của máy (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định

Dán tem kiểm định:

  • Khi kết quả kiểm định máy đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho máy. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát
  • Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định
  • Khi máy có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho máy trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.
  • Khi máy có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bướcvà chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do máy không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó.

Thời hạn kiểm định

  • Máy ép cọc thủy lực trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường theo quy định.

Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với ép cọc thủy lực:

  • Chu kỳ kiểm định máy khoan cọc nhồi là 2 năm một lần. Đối với máy ép cọc thủy lực đã sử dụng trên 10 (mười) năm, thời hạn kiểm định định kỳ là 01 (một) năm.
  • Chu kỳ kiểm định trên có thể được rút ngắn nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
  • Trường hợp nhà sản xuất hoặc yêu cầu hoặc cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà sản xuất hoặc cơ sở; khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.

Tiến hành kiểm định đúng thời hạn và đúng cách là giải pháp giúp cho doanh nghiệp có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời, đảm bảo tiến độ công việc.

Vậy nên, việc chọn một đơn vị kiểm định uy tín cũng là điều đáng lưu ý đối với quý doanh nghiệp.

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.

Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top