Kiểm định máy ép thủy lực Reviewed by Momizat on . Máy ép thủy lực là gì? Máy ép thủy lực còn được gọi là máy nén thủy lực. Đây là loại máy ép sử dụng xi lanh thủy lực để tạo ra áp lực. Có thể hiểu một cách đơn Máy ép thủy lực là gì? Máy ép thủy lực còn được gọi là máy nén thủy lực. Đây là loại máy ép sử dụng xi lanh thủy lực để tạo ra áp lực. Có thể hiểu một cách đơn Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » Kiểm định máy ép thủy lực

Kiểm định máy ép thủy lực



  1. Máy ép thủy lực là gì?
Máy ép thủy lực bốn trụ 200 tấn AHPT200T; Hydraulic Press Machine | Amech -  Motion Control & Automation
  • Máy ép thủy lực còn được gọi là máy nén thủy lực. Đây là loại máy ép sử dụng xi lanh thủy lực để tạo ra áp lực. Có thể hiểu một cách đơn giản đó là loại máy sử dụng áp lực tác động lên chất lỏng. Dùng để nén, ép một vật dụng hay chất liệu nào đó theo yêu cầu.
  • Hoạt động của máy ép thủy lực giống với hệ thống thủy lực của một đòn bẩy cơ khí. Sức mạnh của máy ép thủy lực có thể tạo ra rất lớn. Thậm chí, máy có khả năng ép được các đồ vật nặng đến vài chục, vài trăm tấn. Sau đó, tạo thành các hình dạng tùy ý chỉ trong thời gian ngắn.
  1. Mô hình cấu tạo của máy ép thủy lực

Máy ép thủy lực bao gồm 3 bộ phận chính :

  • Hệ thống điều khiển: Là khu vực có nhiệm vụ điều hành các chi tiết trong máy nén thủy lực. Bộ phận này dùng để điều khiển để máy ép hoạt động trơn tru.
  • Hệ thống thủy lực: Là bộ phận có chức năng chính là nén các dụng cụ, vật liệu. Đây là điểm đặc biệt mà các loại máy thông thường khác không có.
  • Bộ phận thân khung máy ép thủy lực: Bộ phận thường có cấu tạo, thiết kế chắc chắn. Đồng thời, các chi tiết máy được làm từ chất liệu tốt, với độ bền cao. Nhằm đảm bảo khả năng hoạt động bền bỉ của thiết bị trong thời gian dài.
  1. Sơ đồ nguyên lý máy ép thuỷ lực
Máy ép thủy lực 30 tấn chạy điện, xylanh cố định, 2 cấp tốc độ.
  • Nguyên lý tạo ra lực ép chính cho máy ép thuỷ lực theo định luật truyền áp suất trong chất lỏng. Nguyên lý dựa vào nguyên lý của định luật Pascal. Cụ thể, khi áp suất được truyền trên các chất lỏng ở một hệ thống kín, thì áp lực trong toàn hệ thống khép kín đó sẽ không đổi.
  • Theo đó, máy ép thuỷ lực sẽ được trang bị hai chiếc xi lanh dung tích khác nhau. Hai xi lanh này có đường ống thông với nhau. Trong từng xi lanh sẽ lại có một piston vừa khít.
  • Ở hệ thống này, có một piston hoạt động như một máy bơm. Máy bơm sẽ tạo ra một lực cơ khí khiêm tốn trên diện tích mặt cắt ngang nhỏ. Song song với đó, một piston khác với diện tích lớn hơn sẽ tạo ra một lực tương ứng lớn trên toàn bộ diện tích của piston đó.
  • Đây chính là lý do tại sao máy ép thủy lực lại có áp lực lớn đến như vậy.
  1. Ứng dụng của máy nén thủy lực
TỔNG QUAN VỀ MÁY ÉP THỦY LỰC | Tin tức

Máy nén thủy lực là loại dụng cụ thuỷ lực có hiệu quả và độ chính xác cao. Chính vì điều này máy được ưu tiên ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất. Cụ thể như:

  • Bởi sức mạnh vượt trội của máy ép thủy lực, nó được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp chế tạo. Tiêu biểu là máy nén thủy lực được dùng để việc ép, tháo lắp, nắn thẳng,… Hay định hình các chi tiết máy móc. Hoặc tạo áp lực cho các vật liệu trong ngành công nghiệp.
  • Hơn nữa, máy ép thủy lực còn được dùng để để ép các khối kim loại có kích thước lớn, trọng lượng lớn. Mà con người và các thiết bị khác không thể thực hiện được.
  • Ngoài ra, máy ép thuỷ lực còn được cải tiến để ép cos, ép sắt vụn, ép giấy vụn, ép rác thải các loại,… giúp tiện ích hơn trong cuộc sống hàng ngày.
  1. Kiểm định máy ép thủy lực là gì?
  • Kiểm định máy ép thủy lực là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo; trước khi đưa vào sử dụng lần đầu và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng.
  1. Tại sao phải kiểm định máy ép thủy lực
  • Những rủi ro, tai nạn lao động do máy ép thủy lực gây nên có thể là điện giật, bụi, các chi tiết hỏng văng ra,…. Vậy nên, việc kiểm định để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thiết bị xung quanh.
  • Tuân thủ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
  • Thông qua quá trình kiểm định để biết được tình trạng của máy, kịp thời phát hiện những hư hỏng, sai sót để khắc phục, có phương án sửa chữa phù hợp.
  • Giúp người lao động, người sử dụng an tâm hơn trong quá trình làm việc, đem lại hiệu quả công việc cao hơn.
  • Điều kiện an toàn để khách hàng yên tâm khi mua máy, sử dụng máy.
  1. Các bước kiểm định máy ép thủy lực
  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy
  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
  • Kiểm tra kỹ thuật bên trong
  • Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm
  • Kiểm tra vận hành
  • Xử lý kết quả kiểm định
  • Chú ý: Thứ tự các bước trong quy trình được thực hiện lần lượt, bước tiếp theo chỉ được thực hiện khi kết quả bước trước đó đạt yêu cầu.
  • Sau khi hoàn thành, kết quả đạt yêu cầu, kiểm định viên thành lập 02 biên bản, thông qua với đối tác, ký tên và mỗi bên giữ một bản.
  • Nếu kết quả không đạt thì ghi rõ trong biên bản, có đề nghị phương án khắc phục. Sau khi cơ sở khắc phục thì sẽ thực hiện kiểm định lại.
  1. Chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, lý lịch của máy: Bản vẽ, bản hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo dưỡng; Hồ sơ xuất xưởng; Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp.
  • Ngưng hoạt động máy để phục vụ kiểm định.
  • Cử người tham gia chứng kiến quá trình kiểm định và ký biên bảo kiểm đinh. Bố trí công nhân vận hành máy khi thử máy.
  • Các yếu tố môi trường và thời tiết không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.
  • Điều kiện an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
  1. Các hình thức kiểm định máy ép thủy lực
Sơ đồ nguyên lý máy ép thủy lực | Máy ép thủy lực mini - Máy Phay, Tiện CNC
  • Kiểm định lần đầu: là hình thức kiểm định khi máy vừa mới xuất xưởng hoặc nhập khẩu về. Kiểm định lần đầu tương đối khó khăn hơn, phải thật kỹ và thời gian thực hiện lâu hơn vì phải lập hồ sơ kỹ thuật cho thiết bị, đo đạc các kích thước, vẽ hình, hoàn thiện hồ sơ cho thiết bị,…
  • Kiểm định định kỳ: khi hết thời hạn kiểm định lần đầu thì theo quy định phải tiến hành kiểm định định kỳ. Thực hiện định kỳ hàng năm trước khi hết hạn lần kiểm định trước. Thời gian thực hiện ngắn hơn vì thông thường sẽ dựa vào các thông số của lần kiểm định trước đó để làm cơ sở đánh giá.
  • Kiểm định bất thường: được tiến hành khi thay đổi vị trí, vận chuyển thiết bị từ nơi này sang nơi khác và tháo lắp các bộ phận hoặc sau khi tiến hành sửa chữa lớn. Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng, hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Kiểm định bất thường có thể tiến hành ngay cả khi kiểm định lần đầu hoặc kiểm định định kỳ còn hiệu lực.
  1. Thời hạn kiểm định định kỳ
  • Thời hạn kiểm định định kỳ máy ép thủy lực là 01 năm.
  • Tùy thuộc vào thời gian sử dụng và chế độ hoạt động, tình trạng của máy mà tiến hành rút ngắn thời gian kiểm định. Hoặc thực hiện theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, cơ sở sử dụng.

11. Thường xuyên vệ sinh, bảo trì máy

  • Bảo dưỡng máy nghiền là một khâu rất quan trọng, và bắt buộc khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm nào, nhất là đối với các loại máy móc. Bảo dưỡng thường diễn ra định kỳ, điều này nhằm hạn chế sự giảm sút khả năng làm việc của các bộ phận, hay tổng thể máy. Ngoài ra, việc bảo dưỡng cũng sẽ giúp cho năng suất làm việc của máy ổn định, an toàn hơn, tránh được các rủi ro không mong muốn cho người lao động.
  • Điều kiện và chất lượng làm việc của những chi tiết khác nhau, chế độ sử dụng cũng không giống nhau, dẫn đến các chi tiết trong tổng thể trong máy có tuổi thọ khác nhau.
  • Dưới tác động của lực được sinh ra khi máy làm việc, điều này sẽ làm tăng các khe hở của những mối ghép tháo được khiến cho máy hoạt động không bình thường.
  • Chính vì vậy mà trong quá trình hoạt động, máy cần được khắc phục hiện tượng trên bằng cách thay thế những chi tiết đã bị mòn, hoạt động kém.
  • Để máy hoạt động tốt, hiệu suất làm việc cao và bền thì bạn cần tuân theo các quy trình bảo dưỡng kỹ thuật

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.
Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top