KIỂM ĐỊNH MÁY ĐẦM BÀN
- Máy đầm bàn là gì?
- Máy đầm bàn là loại máy thi công nền móng xây dựng. Hiện được sử dụng rất phổ biến, được dùng để thi công đầm chặt bề mặt nền móng. Máy dầm bàn được dùng để nèn chặt khối bê tông làm cho nó trở nên cứng hơn, chắc chắn và làm nhẵn hơn. Hay còn được xem là phẳng cho bề mặt cần được thi công.
- Máy đầm dòng này hiện được sử dụng rất hữu hiệu trong nhiều nhu cầu và trường hợp. Mà công trình xây dựng xe lu không đi vào hoạt động được. Đặc biệt là ở những công trình có diện tích nhỏ và hẹp.
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đầm bàn:
a. Cấu tạo:
Với dòng máy đầm loại này được thiết kế cấu tạo tương đối đơn giản. Với bao gồm các bộ phận như: bộ phận gây chấn, bàn đầm, dây dẫn điện, quai đầm.
– Với máy đầm chạy xăng: Máy được thiết kế bao gồm các bộ phận chính như động cơ xăng. Cùng với tay điều khiển, mặt bàn đầm, khung đầm, cục lệch tâm.
– Với máy đầm chạy điện: Máy được thiết kế bao gồm các bộ phận như bộ phận động cơ điện, bộ phận gây chấn, dây dẫn điện, quai đầm, mặt bàn đầm, cục lệch tâm.
b. Nguyên lý hoạt động:
– Máy đầm bàn hoạt động dựa trên nguyên lý là làm quay trục hay khối lệch tâm ở giữa bàn đầm. Với tác dụng lực lên bàn đầm và từ đó gây ra ma sát với các hạt nguyên liệu của bề mặt thi công. Tác động ma sát giữa bề mặt bàn đầm và các vật liệu bề mặt thi công. Sẽ làm giảm lực dính giữa những hạt phối liệu.
– Sử dụng máy đầm, điều khiển đầm tại chỗ hay đầm lướt cò phụ thuộc vào độ dày mỏng của nền móng. Máy đầm mẫu này hiện được sử dụng hiệu quả linh hoạt. Được đánh giá có tác dụng rất tốt với độ dày bề mặt đầm lên đến 0,4 m.
- Phân loại máy đầm bàn
Mẫu máy đầm bê tông hiện được thiết kế làm 2 mẫu để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Máy được phân loại thành là máy đầm bàn chạy điện và máy đầm bàn chạy xăng. Để phục vụ nhu cầu sử dụng của ngươi dùng ở các địa điểm khác nhau.
– Máy đầm chạy điện sử dụng động cơ điện. Khi hoạt động chỉ cần kết nối với nguồn điện để hoạt động máy. Máy có ưu điểm là tiện dụng, hiệu quả. Nhưng nhược điểm là phụ thuộc vào nguồn điện.
– Máy đầm chạy Xăng có ưu điểm hơn máy đầm chạy điện là tính linh hoạt cao. Máy có thể sử dụng ở những nơi nguồn điện chưa ổn định. Tuy nhiên máy lại thải ra khí độc hại khi làm việc.
- Ứng dụng máy đầm bàn:
– Máy đầm bàn là dòng máy móc xây dựng. Máy đầm được thiết kế có thể hoạt động bằng xăng hoặc có thể hoạt động bằng động cơ điện. Máy đầm có có tên gọi khác là máy đầm đĩa.
– Người ta thiết kế máy đầm này để sử dụng và ứng trong thực tế để là phẳng các mặt phẳng cát. Hoặc sau khi đổ bê tông thì dùng. Máy đầm bàn với chức năng nhiệm vụ chính chủ yếu để rung và là nhẵn bề mặt mặt bê tông. Để làm cho bề mặt nền bê tông được mịn màng và đẹp.
- Những điều cần lưu ý an toàn khi sử dụng máy đầm bàn:
Người sử dụng máy cần phải nắm rõ kỹ thuật vận hành và tuân thủ các phương thức sau:
a. Lưu ý trước khi vận hành máy đầm:
– Người sử dụng máy đầm phải được hướng dẫn sử dụng máy đầm chuẩn an toàn và hiệu quả.
– Kiểm tra toàn bộ các bộ phận của máy đầm trước khi làm việc, kiểm tra xăng còn nhiều hay ít đối với máy đầm chạy xăng, kiểm tra dây điện đối với máy đầm chạy điện.
– Người dùng được trang bị bảo hộ lao động như quần, áo, găng tay, ủng…
b. Lưu ý trong khi vận hành máy đầm:
– Khi vận hành máy đầm bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau:
– Đầm lướt trên bề mặt nền: Tiến hành đầm từ từ tại 1 vị trí tới khi đạt yêu cầu rồi mới di chuyển qua vị trí khác.
– Căn cứ theo độ dày mỏng của bề mặt nền hay khối bê tông cần đầm. Mà người sử dụng có thể đầm lâu hay tiến hành đầm nhanh hơn.
– Trong quá trình đầm nền. Khi có nhu cầu muốn thay đổi lực đầm, bạn chỉ cần điều chỉnh cục lệch tâm là được.
c. Lưu ý bảo quản máy đầm:
– Sau khi dùng máy đầm bàn xong. Chúng ta cần luôn cần vệ sinh máy sạch sẽ để nâng cao tuổi thọ, độ bền cho máy.
– Đối với máy đầm xăng khi không sử dụng máy thường xuyên hoặc trong thời gian dài. Chúng ta nên rút hết xăng trong bình ra. Để tránh tình trạng cháy nổ có thể xảy ra. Cần cất máy tại vị trí khô thoáng, tránh tiếp xúc với nắng, mưa và hóa chất.
– Cũng cần lưu ý bảo hành, bảo dưỡng máy đầm chuẩn an toàn theo định kỳ. Để đảm bảo độ bền bỉ và hiệu quả cao khi sử dụng máy đầm.
- Kiểm định máy đầm bàn là gì? Tại sao phải kiểm định máy đầm bàn?
Mỗi sản phẩm khi được đưa ra thị trường cần phải trải qua một quá trình khép kín. Một quy trình kiểm tra, thử nghiệm nghiêm ngặt. Thì mới đảm bảo được tính an toàn hiệu quả của nó. Trong việc hỗ trợ con người làm việc mà không mang đến sự bất lợi cho con người.
Với máy đàm bàn cũng vậy, là một loại máy được sử dụng để đầm bê tông, thì các yếu tố an toàn càng cần phải được đặt lên hàng đầu. Mà để đảm bảo chất lượng nhất thì máy đầm bàn cần được kiểm định theo đúng những tiêu chuẩn mà nhà nước đưa ra.
- Kiểm định máy đầm bàn là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy đầm bàn theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng.
- Tại sao phải kiểm định máy đầm bàn?
Đảm bảo chất lượng máy luôn trong tình trạng tốt nhất.
Đảm bảo an toàn cho người vận hành và những người xung quanh trong không gian làm việc, di chuyển.
Tăng sự tin tưởng, uy tín với đối tác khi bạn là cơ sở cho thuê, bán máy.
Phát hiện kịp thời những rủi ro, hư hỏng và có phương án khắc phục, thay thể. Giảm thiểu chi phí không đáng có và đảm bảo hiệu quả công việc.
- Quy định, quy chuẩn về kiểm định máy đầm bàn
Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 05/10/2020) ngày 20/08/2020 “Ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động”.
- Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2014) ngày 06/03/2014 “Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.
- Kiểm định máy đầm bàn được thực hiện theo yêu cầu của dự án, yêu cầu của đơn vị sử dụng, yêu cầu của đơn vị thuê mướn máy….
8. Quy trình kiểm định máy đầm bàn:
Khi thực hiện kiểm định, các kiểm định viên phải tiến hành lần lượt các bước:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy đầm.
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
- Kiểm tra vận hành.
- Các chế độ hoạt động – Phương pháp thử
- Xử lý kết quả kiểm định
- Xử lý kết quả kiểm định:
- Chỉ dán tem khi kết quả kiểm tra các cơ cấu, thông số máy đầm đạt yêu cầu
- Nếu máy đầm không đạt yêu cầu, kiểm định viên sẽ ghi rõ nguyên nhân trong biên bản và yêu cầu cơ sở thực hiện khắc phục, sửa chữa. Sau khi khắc phục xong thì tiến hành kiểm định lại.
- Thời hạn kiểm định theo chu kỳ 1 năm hoặc theo chế độ phù hợp với loại máy củng như tần suất sử dụng máy
- Thời gian cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định là 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.
9. Kiểm định máy đầm bàn ở đâu?
Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định máy đầm bàn uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định máy đầm bàn trong tất cả các tỉnh thành trong nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com