KIỂM ĐỊNH MÁY CẮT CẦM TAY
- Cấu tạo máy cắt cầm tay
Nhìn chung, các loại máy mài cắt cầm tay đều có cấu tạo giống nhau, dù là máy cắt Bosch hay máy cắt Makita… đều được cấu tạo bởi 4 bộ phận chính sau: vỏ máy, động cơ, công tắc, bánh công tác.
- Vỏ máy cắt thường được hình thành dựa trên 3 phần chính là đầu vỏ, thân vỏ và nắp vỏ.
- Đầu vỏ được làm bằng gang để bảo vệ bộ phận hộp số của động cơ điện và trục
- Thân vỏ làm từ hợp kim nhựa hoặc nhôm cao cấp mang lại khả năng cách điện và cách nhiệt tốt, đồng thời giúp bạn dễ dàng cầm máy hơn.
- Nắp vỏ làm bằng nhựa và được gắn với thân bằng một vít vặn, có tác dụng chính là để che phần chổi than khỏi bụi bẩn.
- Động cơ điện là bộ phần chính, quan trọng nhất của máy mài, được thể hiện bằng công suất hoạt động và thông số kỹ thuật.
- Bộ phận truyền động là một bộ phận có tác dụng làm giảm tốc bánh răng trong quá trình máy vận hành.
- Bộ phân công tác chính là viên đá mài của máy, đường kính của nó tùy vào máy gắn vào trục thứ cấp của hộp số.
- Công tắc chính là bộ phận dùng để tắt/mở/khởi động máy cắt của bạn
- Các bộ phận của máy mài
Vị trí của các bộ phận quan trọng trên máy cắt mà bạn nên biết:
• Dây nguồn
• Vỏ máy
• Chổi than
• Roto
• Stato
• Công tắc
• Bánh răng xoắn
• Bánh răng lực
• Nắp bảo vệ
• Đá cắt (mài)
- Nguyên lý làm việc của máy cắt cầm tay
- Máy cắt là dòng máy mài đa năng, bạn có thể sử dụng để cắt, cưa hay chà nhám khi biết kết hợp với phụ kiện thích hợp.
- Máy mài cắt cầm tay này được vận hành theo 1 nguyên tắc thông nhất khi bật công tắc, nguồn điện năng lượng được cấp vào stato và roto sinh ra từ trường quay. Khi roto quay, làm cho bánh răng xoắn được lắp vào đầu trục roto cũng quay. Và bánh răng xoắn lại tác dụng lực vào bánh răng lực làm cho trục máy quay vào làm cho đá cắt cũng quay theo.
- Để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc, đá mài nên được che chắn bằng vành bảo vệ.
- Lưu ý khi bảo quản, bảo dưỡng máy cắt
- Để vận hành chiếc máy cắt tốt thì bên cạnh việc tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động, bạn cũng cần lưu ý đến cách bảo dưỡng và cất giữ máy để mang lại kết quả công việc tốt hơn.
- Bạn nên để máy ở khu vực khô ráo, thoáng mát và hạn chế chứa vật liệu dễ gây cháy nổ, không để máy dưới trời mưa.
- Thường xuyên bảo dưỡng hộp số của máy mài bằng cách bôi trơn, thay mỡ cho hộp số
- Thổi và lau bụi than bám trên cổ góp của chổi than sau mỗi lần sử dụng.
- Kiểm tra dây nối với chổi than, bề mặt làm việc của chổi than xem chúng còn hoạt động tốt không.
- Kiểm định máy cắt là gì?
- Kiểm định máy cắt cầm tay là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo; trước khi đưa vào sử dụng lần đầu và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng.
- Tại sao phải kiểm định máy cắt.
- Những rủi ro, tai nạn lao động do máy cắt gây nên có thể là điện giật, bụi, rung ồn,…. Vậy nên, việc kiểm định để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thiết bị xung quanh.
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
- Thông qua quá trình kiểm định để biết được tình trạng của máy, kịp thời phát hiện những hư hỏng, sai sót để khắc phục, có phương án sửa chữa phù hợp.
- Giúp người lao động, người sử dụng an tâm hơn trong quá trình làm việc, đem lại hiệu quả công việc cao hơn.
- Điều kiện an toàn để khách hàng yên tâm khi mua máy, sử dụng máy.
- Các bước kiểm định máy cắt
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
- Kiểm tra kỹ thuật bên trong
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm
- Kiểm tra vận hành
- Xử lý kết quả kiểm định
Chú ý: Thứ tự các bước trong quy trình được thực hiện lần lượt, bước tiếp theo chỉ được thực hiện khi kết quả bước trước đó đạt yêu cầu.
Sau khi hoàn thành, kết quả đạt yêu cầu, kiểm định viên thành lập 02 biên bản, thông qua với đối tác, ký tên và mỗi bên giữ một bản.
Nếu kết quả không đạt thì ghi rõ trong biên bản, có đề nghị phương án khắc phục. Sau khi cơ sở khắc phục thì sẽ thực hiện kiểm định lại.
- Chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, lý lịch của máy: Bản vẽ, bản hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo dưỡng; Hồ sơ xuất xưởng; Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp.
- Ngưng hoạt động máy để phục vụ kiểm định.
- Cử người tham gia chứng kiến quá trình kiểm định và ký biên bảo kiểm đinh. Bố trí công nhân vận hành máy khi thử máy.
- Các yếu tố môi trường và thời tiết không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.
- Điều kiện an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
- Các hình thức kiểm định máy cắt
- Kiểm định lần đầu: là hình thức kiểm định khi máy vừa mới xuất xưởng hoặc nhập khẩu về. Kiểm định lần đầu tương đối khó khăn hơn, phải thật kỹ và thời gian thực hiện lâu hơn vì phải lập hồ sơ kỹ thuật cho thiết bị, đo đạc các kích thước, vẽ hình, hoàn thiện hồ sơ cho thiết bị,…
- Kiểm định định kỳ: khi hết thời hạn kiểm định lần đầu thì theo quy định phải tiến hành kiểm định định kỳ. Thực hiện định kỳ hàng năm trước khi hết hạn lần kiểm định trước. Thời gian thực hiện ngắn hơn vì thông thường sẽ dựa vào các thông số của lần kiểm định trước đó để làm cơ sở đánh giá.
- Kiểm định bất thường: được tiến hành khi thay đổi vị trí, vận chuyển thiết bị từ nơi này sang nơi khác và tháo lắp các bộ phận hoặc sau khi tiến hành sửa chữa lớn. Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng, hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Kiểm định bất thường có thể tiến hành ngay cả khi kiểm định lần đầu hoặc kiểm định định kỳ còn hiệu lực.
- Thời hạn kiểm định định kỳ
- Thời hạn kiểm định định kỳ máy cắt là 01 năm.
- Tùy thuộc vào thời gian sử dụng và chế độ hoạt động, tình trạng của máy mà tiến hành rút ngắn thời gian kiểm định.
- Hoặc thực hiện theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, cơ sở sử dụng.
Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com