KIỂM ĐỊNH MÁY BƠM BÙN Reviewed by Momizat on . Máy bơm bùn là gì? Máy bơm bùn (máy bơm hút bùn) là loại máy bơm có khả năng bơm được hỗn hợp hạt vật liệu rắn và nước, được lắp bộ phận chịu mài mòn. Máy bơm b Máy bơm bùn là gì? Máy bơm bùn (máy bơm hút bùn) là loại máy bơm có khả năng bơm được hỗn hợp hạt vật liệu rắn và nước, được lắp bộ phận chịu mài mòn. Máy bơm b Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH MÁY BƠM BÙN

KIỂM ĐỊNH MÁY BƠM BÙN



  1. Máy bơm bùn là gì?
Những loại bơm chìm nước thải giá rẻ - Máy bơm nước chuyên dụng
  • Máy bơm bùn (máy bơm hút bùn) là loại máy bơm có khả năng bơm được hỗn hợp hạt vật liệu rắn và nước, được lắp bộ phận chịu mài mòn. Máy bơm bùn là loại máy bơm ly tâm hoạt động dựa trên nguyên tắc làm tăng áp suất làm cho cánh quạt quay.
  • Tùy vào ứng dụng mà người ta thiết kế máy bơm có những chi tiết khác nhau để hạn chế các chất rắn, bùn bám lại trên máy bơm và sự ăn mòn các chi tiết máy của môi trường đặt bơm. Máy bơm bùn có tác dụng tách các chất rắn từ môi trường lỏng. Trong quá trình bơm nước sạch mà có chứa lẫn cát thì có thể dùng máy bơm bùn lọc qua trước rồi sau đó mới bơm nước để sử dụng.
  1. Cấu tạo của máy bơm bùn.

Máy bơm hút bùn chìm có cấu tạo đơn giản như sau :

– Bánh công tác

  • Khi bánh công tác quay là để truyền động năng để đẩy dung dịch bùn lên. Một phần động năng này được chuyển thành năng lượng áp suất trước khi ra khỏi bánh công tác.
  • Cánh của bánh công tác là thành phần chính. Những bộ phận còn lại chỉ để giữ, bảo vệ và giữ cân bằng cho cánh khi vận hành.

– Vỏ bơm

  • Vỏ bơm và bánh công tác được lắp với nhau để tạo ra lưu lượng tốt nhất và thay đổi năng lượng có thể xoắn ốc, nửa xoắn ốc và đồng tâm.

– Bộ phận chống mài mòn

  • Bánh công tác và mặt trong của vỏ bơm luôn chịu áp lực xoáy của bùn vì vậy phải được bảo vệ chống mài mòn.

– Những kim loại được sử dụng để thiết kế bơm như :

  • Sắt Crom chịu mài mòn với độ cứng là 650BHN, được sử dụng trong môi trường có độ PH khoảng 2.5 .
  • MetaChrome là chất liệu chuẩn cho hầu hết các loại bơm.
  • Thép Mangan với độ cứng tới 350 BHN chủ yếu dùng cho máy bơm trong quá trình nạo vét ao hồ, kênh rạch,…

– Goăng

  • Bơm trục ngang: chỗ rò rỉ bùn (cổng hút bị ngập nước), chỗ rò rỉ khí (độ nâng cổng hút), độ lệch trục và chiều cổng hút.
  • Bơm trục đứng: Được thiết kế không có goăng
  • Bơm chìm: chỗ rò rỉ bùn, bộ nối điện
  • Trục và vòng bi dẫn động: có hai kiểu gián tiếp và trực tiếp.
  1. Phân loại máy bơm bùn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Dựa vào các đặc điểm về cấu tạo, người ta phân bơm bùn thành 2 loại chính, đó là: Bơm bùn trục ngang và bơm bùn trục đứng.

– Bơm bùn trục đứng

Bơm chìm bơm bùn có tốt không?

Còn được gọi là bơm bùn ly tâm trục đứng, loại máy bơm này được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng nhờ các ưu điểm của nó.

Cấu tạo máy bơm bùn trục đứng như sau:

  • Máy bơm bùn trục đứng gồm có một thùng cấp liệu hở với vỏ của máy bơm gắn trực tiếp dưới đáy thùng.
  • Trục bơm thường được gia công bởi thép hợp kim và kết nối với bánh công tắc bằng mối ghép then.
  • Bánh xe công tác: gồm 3 loại đó là cánh bơm mở hoàn toàn, cánh mở 1 phần, cánh và kín. Chúng được đúc từ gang hoặc thêm nên có độ bền và độ an toàn cao.
  • Một số bộ phận khác của bơm bùn đó là: Bộ phận hướng ra, bộ phận hướng vào, ống hút, ống đẩy đều được chế tạo từ gang đúc hoặc tôn hàn hay cao su.
  • Đặc biệt các bộ phận này của bơm bùn có thể tách rời, giúp cho việc di chuyển bơm bùn được dễ dàng và thuận tiện hơn.

Nguyên lý hoạt động bơm bùn ly tâm trục đứng:

Bơm bùn trục đứng hoạt động dựa trên nguyên tắc của máy bơm ly tâm. Các chất bơm được dẫn vào tâm quay của cánh bơm. Lực ly tâm của bơm trục đứng sẽ làm phần chất lỏng này đẩy băng ra mép của cánh bơm. Sau đó cánh bơm sẽ truyền năng lượng bên ngoài cho dòng chất lỏng và tạo ra áp năng, động năng giúp chất lỏng chuyển động.

– Bơm bùn trục ngang

BƠM BÙN TRỤC NGANG Giá Máy Bơm Bùn Trục Ngang

Thiết bị máy bơm này được lắp đặt theo dạng khô, nó có khả năng bơm được các hỗn hợp hạt vật liệu rắn và nước, được lắp các bộ phận có độ chống chịu mài mòn tốt.

Cấu tạo máy bơm bùn trục ngang

Bơm bùn trục ngang có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính, đó là:

  • Cánh bơm: Bộ phận này hoạt động sẽ truyền động năng đến các dung dịch bùn, sau đó một phần nhỏ động năng sẽ chuyển thành dạng năng lượng áp suất trước khi ra khỏi cánh bơm
  • Vỏ bơm bùn được ráp lại với cánh bơm và cùng nhau tạo thành dòng lưu lượng xoắn ốc, đồng tâm, tạo nên một lưu lượng chảy tốt nhất của máy bơm.
  • Bộ phận chống mài mòn của máy bơm bùn được chế tạo từ sắt crom cao, bộ phận này có thể chịu đựng được độ cứng 650BHN. Một số dòng máy bơm bùn có bộ phận chống mài mòn từ thép và mangan thì được dùng để nạo vét các ao, hồ.
  • Gioăng của bơm bùn đóng vai trò hút bùn và thường có độ bền cao và luôn mang hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó, Gioăng bơm còn giúp tăng khả năng khuấy cho máy bơm, đánh tan bùn đặc, từ đó quá trình hút bùn sẽ được diễn ra trôi chảy hơn, nhanh hơn.

Nguyên lý hoạt động bơm bùn trục ngang

  • Máy bơm bùn trục ngang khi hoạt động cần phải mồi nước bằng cách làm đầy thân bơm cũng như ống hút.
  • Khi nó bắt đầu hoạt động, các bánh công tác sẽ quay, từ đó các chất lỏng trong bánh công tác theo lực ly tâm mà bị bắn ra ngoài.
  • Quá trình hút của bơm bùn sẽ diễn ra ngay sau đó, các chất lỏng sẽ theo máng dẫn đi vào đi vào ống và liên tục được đẩy vào theo từng ống hút nhờ áp suất cao.
  • Hai quá trình hút và đẩy của máy bơm bùn sẽ được thực hiện liên tục, tạo cho dòng chảy được ổn định hơn.
  1. Ứng dụng của máy bơm bùn

Dòng bơm này được thiết kế để ứng dụng vào những hoạt động như:

  • Bơm bùn cho ao hồ nuôi trồng thủy sản
  • Bơm nước thải sinh hoạt, công nghiệp
  • Bơm hút bùn hố móng công trình xây dựng

5. An toàn vận hành, sử dụng máy bơm hút bùn

a. Lưu ý trước khi lắp đặt máy bơm hút bùn

  • Không sử dụng dòng máy bơm hút bùn này để bơm các chất lỏng nào khác ngoài nước. dầu, nước muối, dung môi hữu cơ…)
  • Sử dụng với một máy biến áp cung cấp điện trong khoảng ± 10% của điện áp định mức
  • Nhiệt độ chất lỏng bơm phải nằm trong khoảng 0 – 40 độ C
  • Không đặt cạnh các vật liệu dễ cháy, nổ. Các nguồn nhiệt nóng
  • Chỉ sử dụng khi bơm đã được lắp ráp hoàn chỉnh.

b. Áp lực nước tối đa cho phép của máy hút bùn

Không sử dụng bơm tại áp lực nước lớn hơn áp lực nước dưới đây. Điều này có thể làm hỏng bơm hoặc rò rỉ điện.

  • Đối với những máy bơm có công suất dưới 11KW, áp lực xả tối đa là 0.3MPa (3 kgf/cm2)

Đối với những bơm có công suất trên 15KW, áp lực xả tối đa là 0.4MPa (4 kgf/cm2).

Máy bơm bùn có cần phải kiểm định không?

Trong quá trình sử dụng và vận hành máy bơm bùn, những trường hợp máy hư hỏng đi đến những sự cố nguy hiểm hay ảnh hưởng đến công việc. Do đó hoạt động kiểm định máy hút bùn được tiến hành như một cách để kịp thời tìm ra những vấn đề hư hỏng để khắc phục nhanh chóng trước khi có những tai nạn lao động hay sự trì hoãn xảy ra trong công việc.

Kiểm định máy bơm bùn là gì?

Kiểm định máy bơm bùn là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật của máy bơm bùn theo các quy tắc kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn an toàn sau khi chế tạo và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu. Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng là điều cần thiết.

  1. Quy định và Các tiêu chuẩn kiểm định máy bơm bùn
  • Tiêu chuẩn việt nam tcvn 5699-2-41 : 2001 “an toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự – phần 2-41: yêu cầu cụ thể đối với máy bơm chất lỏng có nhiệt độ không vượt quá 35 0C”
  • Tiêu chuẩn TCVN 4208:2009 Yêu cầu kỹ thuật chung với bơm cánh

“Tiêu chuẩn này áp dụng cho bơm ly tâm, bơm hướng chéo và bơm hướng trục để bơm nước sinh hoạt, nước nông nghiệp và công nghiệp”

  1. Quy trình kiểm định máy bơm bùn

A. Các bước kiểm định:

  1. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy bơm bùn
  2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong:
  • Kiểm tra vị trí lắp đặt.
  • Kiểm tra các thông số của máy bơm bùn
  • Kiểm tra bộ điều khiển.
  • Kiểm tra các thiết bị đóng ngắt nguồn điện và cá thiết bị cảnh báo.
  • Kiểm tra các đồng hồ báo và các thiết bị hiển thị.
  • Kiểm tra toàn bộ các vấn đề an toàn về điện.
  • Kiểm tra hệ thống cấp nguồn, hút xả , bộ khởi động hệ thống.

3. Kiểm tra vận hành

  • Khởi động máy, sau khi máy đã chạy ổn định từ 3 – 5 phút, vòng quay đạt yêu cầu, tiếng máy êm,không có tiếng va đập bất thường của kim loại….
  • Kiểm tra các thông số liên quan đến chất lượng nguồn cung cấp thông qua hệ thống

• Đo đạc các thông số
• Kiểm tra cách điện (> 0,5 MΩ), tiếp đất (< 4Ω)
• Kiểm tra vận hành không tải, có tải và xác định các thông số theo hồ sơ thiết kế.

B. Xử lý kết quả kiểm định:

  • Chỉ dán tem khi kết quả kiểm tra các cơ cấu, thông số máy bơm bùn đạt yêu cầu
  • Thời hạn kiểm định theo chu kỳ 1 năm hoặc theo chế độ phù hợp với loại máy củng như tần suất sử dụng máy
  • Thời gian cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định là 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.
Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top