KIỂM ĐỊNH MÁY BÀO CƠ KHÍ Reviewed by Momizat on . Máy bào cơ khí là gì? Máy bào là loại máy được sử dụng phổ biến trong ngành gia công cơ khí nói chung và gia công kim loại nói riêng. Máy bào cơ khí được sử dụn Máy bào cơ khí là gì? Máy bào là loại máy được sử dụng phổ biến trong ngành gia công cơ khí nói chung và gia công kim loại nói riêng. Máy bào cơ khí được sử dụn Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH MÁY BÀO CƠ KHÍ

KIỂM ĐỊNH MÁY BÀO CƠ KHÍ



  1. Máy bào cơ khí là gì?
  • Máy bào là loại máy được sử dụng phổ biến trong ngành gia công cơ khí nói chung và gia công kim loại nói riêng. Máy bào cơ khí được sử dụng để làm nhẵn bóng và làm phẳng các bề mặt cần gia công như gỗ, bê tông, kim loại, đá hay như các thiết bị có bề mặt gồ ghề khác.
  • Máy bào có nhiều đặc điểm và công dụng khác nhau, đem lại sự tiện lợi cho người dùng. Máy bào ra đời đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ gia công cơ khí hiện đại trong việc hỗ trợ sản xuất. Khi máy bào cơ khí được ứng dụng, các bạn sẽ không còn phải sử dụng các thiết bị máy bào một cách vất vả, tốn thời gian, tốn nhân công cho một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.
  • Máy bào là loại máy cắt kim loại có sự chuyển động của dao theo hướng tịnh tiến. Đây là phương pháp gia công thường được dùng trong hoạt động sản xuất nhỏ hoặc sản xuất đơn chiếc. Phương pháp bào đặc biệt thích hợp trong việc gia công các chi tiết có chiều dài tương đối lớn và chiều rộng tương đối nhỏ .
  • Các công việc thực hiện trong máy bào thường không cần dùng đến thiết bị là đồ gá và các loại dao cắt phức tạp như các phương pháp gia công khác. Trong các xưởng cơ khí có quy mô nhỏ hoặc vừa, ngoài ra các loại máy thông thường được sử dụng trong gia công cơ khí thì khác người ta còn trang bị thêm máy bào để gia công kim loại.

2. Đặc điểm cấu tạo của máy bào cơ khí:

Máy bào được thiết kế với hình thức nắm đúc thoải mái, đảm bảo máy hoạt động không bị rung động cùng khả năng hút bụi hiệu quả đem lại nhiều tiện lợi cho người dùng.
• Mức độ đánh giá tiêu chuẩn của một sản phẩm hoàn chỉnh chính là việc xác định độ nhám của sản phẩm.
• Máy được thiết kế có mặt cắt, khả năng gia công bào với độ sâu khoảng từ 80mm cho đến 83mm.
• Tốc độ vòng quay nhanh và vòng quay lớn hơn 1.700 vòng/phút.
• Máy được thiết kế khá đơn giản, mang lại sự tiện lợi, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động.
• Trọng lượng của máy nhẹ thích hợp cho việc gia công cầm tay sử dụng hay cho di chuyển, vận hành trong thời gian dài.

  1. Nguyên lý hoạt động của máy bào cơ khí:

Chuyển động tạo hình: là các chuyển động tương đối giữa dao và phôi để hình thành nên bề mặt gia công. Các chuyển động này hoạt động tuân theo một quy luật nhất định. Xét về mặt công nghệ, chuyển động tạo hình của máy bào có thể chia thành hai dạng căn bản như sau:

  • Chuyển động chính: là loại chuyển động tạo ra vận tốc cắt để thực hiện quá trình gia công cơ khí. Đây là chuyển động tịnh tiến thẳng đi và về của dao hoặc của phôi. Chuyển động chính hay còn gọi là chuyển động vòng hoặc chuyển động thẳng.
  • Chuyển động chạy dao: được xem là chuyển động nhằm đảm bảo quá trình cắt gọt được thực hiện liên tục và đồng nhất. Đây là chuyển động thẳng không liên tục do phôi thực hiện hoặc do dao thực hiện.
    Hai chuyển động chính và chuyển động chạy dao của máy bào còn được gọi là chuyển động cơ bản của máy. Ngoài ra, trên máy bào kim loại còn có các chuyển động phụ, không tham gia vào quá trình gia công kim loại như chuyển động phân độ, chuyển động tiến dao, lùi dao…
  • Máy bào có thể gia công trên các mặt phẳng ngang, đứng, nghiêng, mặt phẳng có bậc. Không những thế, máy bào còn có thể gia công cắt đứt, cắt những rãnh thẳng với nhiều hình dạng khác nhau như rãnh đuôi én, rãnh chữ T. Máy bào kim loại có thể gia công theo nhiều loại hình khác nhau như: gia công thô, gia công tinh và gia công tinh mỏng.

4. Phân loại máy bào:

Các loại máy bào thông dụng hiện nay như:

a. Máy bào cần (máy bào ngang):

Kết cấu cơ khí - máy bào ngang - YouTube
  • Máy bào cân là loại máy bào thông dụng nhất dùng để gia công những chi tiết có kích thước không quá lớn . Loại máy này thướng được dùng trong các xưởng cơ khí chế tạo hoặc xưởng sửa chữa .

Máy bào cần có chuyển động chính là chuyển động thẳng đi về do dao bào thực hiện , chuyển động chạy dao là chuyển động không liên tục do phôi thực hiện

a.1) Các bộ phận chính:

  • Bộ phận cơ bản của máy là thân máy bên trên có sống trượt ( mộng đuôi én ) để đầu bào tịnh tiến đi và về ( chuyển động chính của máy bào . Đầu bào mang ổ gá dao để lắp dao bào.
  • Thân máy có dạng hộp được đức bằng gang. Ở mặt ngoài và phía trước của thân máy có những sóng trượt phẳng để hướng dẫn chuyển động trượt của bàn máy ( Chuyển động chạy dao. Bên trong thân máy có hộp tốc độ và cơ cấu culít.

Bàn máy bào tịnh tiến theo hai phương thẳng đứng và ngang nhờ các sống trượt dẫn hướng trên phần trước của thân máy.

  • Chuyển đông của bàn máy được thực hiện nhờ cơ cấu vít – me – đai ốc ( truyền động vít – đai ốc )
  • Giá đỡ bàn máy tăng cường độ cứng vưng của bàn máy.
  • Phôi được gá trên bàn máy và được kẹp chặt nhờ bu lông lắp vào các rãnh T trên bàn máy
  • Chuyển động chính đi về của đầu bào được thực hiện từ động cơ điện, qua hộp tốc độ và cơ cấu cu lít. Ngoài phương pháp chuyển động trên ở một số máy bào đầu bào thực hiện chuyển động chính đi về bằng cơ cấu thủy lực.

a.2) Cơ cấu culít:

Cơ cấu culít gồm bánh răng mang chốt, con trượt và cần lắc culít.
Con trượt trượt trong rãng của cần lắc . Đầu trên của culit nối khớp với con trượt trong đầu bào.
Khi bánh răng quay do tác động của con trượtcần lắc trượt sẽ lắc quanh tâm của con trượt được gá vào đế máy và truyền chuyển động tịnh tiến đi về cho đầu bào.

a.3) Cơ cấu chạy dao:

Các chuyển động chạy dao ngang và đứng của bàn máy là chuyển động gián đoạn . Chúng được thực hiện vào cuối hành trình lui về của đầu bào
Cơ cấu chạy dao của máy bào cần thường sử dụng cơ cấu bánh cóc – con cóc ( xem hình )
Lượng chạy dao thay đổi nhờ điều chỉnh số lượng rang của bánh cóc mỗi khi chốt đẩy bánh cóc.

b. Máy bào giường (máy bào dọc):

  • Máy bào giường là loại máy bào dùng để gia công những chi tiết lớn và nặng như đế máy, thân máy, băng máy tiện v..v… Máy bào giường thường được sử dụng trong các xí nghiệp cơ khí chế tạo máy lớn và nặng.
  • Máy bào giường có chuyển động chính là chuyển động thẳng đi về do dao bào thực hiện , chuyển động chạy dao do dao thược hiện.
  • Máy bào giường có thể chia làm hai loại : máy bào giường một loại trụ đứng và máy bào giường hai trụ đứng.

Để năng suất được nâng cao máy bào giường được trang bị từ hai đến bố ổ gá dao . Khi máy hoạt động dao bào gá trên các ổ dao này có thể tham gia cắt đồng thời .

Máy xọc là loại máy dùng để gia công các mặt phẳng , mặt định hình các rãnh trong và ngoài, các rãnh then, then hoa ( trong lỗ ) v..v…
Máy xọc có chuyển động chính là chuyển động thẳng đi về của dao xọc theo phương thẳng đứng, chuyển động chạy dao là chuyển động không liên tục do phôi thực hiện

  1. Những nguy cơ gây mất an toàn và nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy bào:

a. Những nguy cơ gây mất an toàn khi sử dụng máy bào:

An toàn lao động khi sử dụng máy bào

• Khi máy bào hoạt động, các bộ phận và cơ cấu chuyển động trục, khớp nối, đồ gá là những bộ phận hay xảy ra mất an toàn nhất.
• Khi sử dụng máy bào cầm tay không có màn chắn rất dễ gây nguy hiểm vì dễ để văng ngược lại vào người điều khiển.
• Nguy cơ bị điện giật do các dây điện bị hở, cầu dao điện không an toàn, do bị vướng mắc vào quá trình bào.
• Nguy cơ bị bỏng do quá trình hoạt động các phôi và mũi máy bào ma sát với nhau bắn mùn sắt lửa vào người, vậy nên trong quá trình hoạt động thì không liên quan tránh tiếp xúc tại nơi máy bào đang hoạt động.
• Bị va quệt do các bộ phận đầu vít trên bàn phay hoặc do các vật dụng sắc nhọn.

b. Các quy tắc an toàn khi vận hành máy bào:

Máy bào nói chung, hay những loại máy bào được sử dụng riêng biệt cho từng vật liệu nói riêng thì luôn phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

• Không mặc quần áo chật và mang trang sức lỏng lẻo.
• Chủ động đề phòng các tai nạn do phôi bào gây ra.
• Đeo kính và tai nghe bảo hộ.
• Không bào bề mặt có độ dày dưới 6mm và có chiều dài nhỏ hơn khoảng cách giữa hai trục.
• Dao bào rất sắc bén nên khi sử dụng cũng cần phải lưu ý.
• Giữ tay tránh xa khỏi khoảng giữa lưỡi và mặt dưới bàn đẩy.
• Phải kiểm tra trước khi hoạt động xem các vật liệu có bị kẹt vào máy bào hay không.
• Phải tắt máy và nâng cao lưỡi để rút phôi khi bị kẹt (không được cố đẩy)
• Điện năng phải được cung cấp đủ sáng đối với những nơi thực hiện công việc gia công.
• Khoảng cách mắt nhìn so với khu vực vào phôi là 30 – 50cm.
• Khi sử dụng máy bào không đặt tay lên trước các lưỡi bào đang hoạt động, không vươn người để thực hiện các thao tác.
• Luôn đảm bảo ngắt kết nối với nguồn điện khi thay thế lưỡi cưa hoặc sửa chữa máy móc.
• Tránh không đặt máy bào đang chạy dưới đất.
• Khi xảy ra các sự cố về điện phải được sửa chữa kịp thời.
• Cần gá được điều chỉnh vào vật gia công.
• Thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng của máy bào nhất là các cần khống chế được các khoảng hành trình của đầu bào.

  1. Kiểm định máy bào là gì? Tại sao phải kiểm định máy bào ?
Máy bào JIFA 2 trong 1 Cuộn và Thẩm | Shopee Việt Nam
  • Có nhiều lý do thiết thực chứng tỏ việc kiểm định loại thiết bị cơ khí này rất quan trọng: Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy bào là tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Việc kiểm định máy móc, thiết bị nói chung và máy bào nói riêng giúp người lao động nâng cao ý thức cá nhân khi làm việc và khi chấp hành những quy định của Nhà nước.
  • Dù kiểm tra máy theo định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường, việc này cũng giúp bạn phát hiện đúng lúc những trục trặc của máy, để từ đó đưa ra phương án sửa chữa, bảo trì phù hợp.
  • Kiểm định máy bào giúp người lao động an tâm về độ an toàn của máy, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn lao động do lỗi của máy bào.
  • Không chỉ vậy, các máy bào đã được kiểm định, sửa chữa những hỏng hóc nếu có còn giúp hoạt động sản xuất diễn ra trơn tru, đạt năng suất cao.

7. Quy định, quy chuẩn về kiểm định máy bào

Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 05/10/2020) ngày 20/08/2020 “Ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động”.

  • Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2014) ngày 06/03/2014 “Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.
  • Kiểm định máy bào được thực hiện theo yêu cầu của dự án, yêu cầu của đơn vị sử dụng, yêu cầu của đơn vị thuê mướn máy….

VIII. Quy trình kiểm định máy bào:

Khi thực hiện kiểm định máy bào, các kiểm định viên phải tiến hành lần lượt các bước:

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy bào.
  • Xem xét, đánh giá các chi tiết bên ngoài của máy bào.
  • Kiểm tra và đánh giá các chi tiết kỹ thuật bên trong máy bào.
  • Kiểm tra động cơ: Công suất, độ cách điện, nhiệt độ ….
  • Vận hành thử chức năng hoạt động.
  • Xác nhận kết quả kiểm định.
  • Xử lý kết quả kiểm định:
  • Chỉ dán tem khi kết quả kiểm tra các cơ cấu, thông số máy bào đạt yêu cầu
  • Thời hạn kiểm định theo chu kỳ 1 năm hoặc theo chế độ phù hợp với loại máy củng như tần suất sử dụng máy
  • Thời gian cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định là 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.

IX. Kiểm định máy bào ở đâu?

Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định máy bào uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định máy bào trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.

Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top