KIỂM ĐỊNH MA NÍ Reviewed by Momizat on . Ma ní là gì ? Ma ní có tên gọi bằng tiếng anh là ( Shackle ) là sản phẩm được dùng trong các công trình viễn thông để néo giữ một đầu với tăng đơ liên kết với c Ma ní là gì ? Ma ní có tên gọi bằng tiếng anh là ( Shackle ) là sản phẩm được dùng trong các công trình viễn thông để néo giữ một đầu với tăng đơ liên kết với c Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH MA NÍ

KIỂM ĐỊNH MA NÍ



  1. Ma ní là gì ?
  • Ma ní có tên gọi bằng tiếng anh là ( Shackle ) là sản phẩm được dùng trong các công trình viễn thông để néo giữ một đầu với tăng đơ liên kết với các mố neo và liên kết giữa gá chống xoay hay những bản ốp co.
  • Trong thời buổi hiện nay ma ní còn được ứng dụng phổ biến với nhiều mục đích khác như neo các công trình, cột điện, tàu phà, nhà thép tiền chế, các ô tô tải …
  1. Phân loại và sử dụng ma ní đúng cách
  • Đặc điểm cấu tạo ma ní:
  • Là dòng sản phẩm được sản xuất từ thép cacbon, được nung và tạo hình trong môi trường nhiệt độ cao. Cấu tạo gồm: phần thân có hình dạng chữ U/D hoặc Omega, phần chốt thẳng (chốt vặn ren hoạc chốt an toàn) bắt ngang qua hai đầu hở của ma ní. Bề mặt ma ní được mạ kẽm phương pháp điện phân hoặc mạ nhúng nóng.
  • Ma ní là công cụ để ghép nối các loại dây hỗ trợ nâng hạ: sling xích cẩu , sling cáp thép , dây cáp vải… vào các kiện hàng cần nâng. Ma ní có nhiều kích cỡ, chủng loại, kiểu dáng khác nhau, tùy vào phương án xếp dỡ và công cụ để lựa chọn cho phù hợp.
  • Phân loại:

Có thể phân loại ma ní theo chủng loại chốt định vị của ma ní (tròn, ren, bu-lông) hay theo hình dạng của ma ní (hình chữ D, Omega hay hình móng ngựa).

Thường có loại từ phi 6 cho đến phi 50, hoặc từ 0,1 tấn cho đến 35 tấn. Ma ní bầu thường đc dùng để móc vào những móc cẩu lớn, móc của pa lăng, hay móc vào những cột trụ, ống thép.

  • Ma ní chữ U
  • Có chốt vặn ren và chốt an toàn
  • Được koi là linh kiện được ghép nối hoặc liên kết cáp hoặc xích với công ten nơ, các cuộn hàng hoặc liên kết giữa hai mắt xích
  • Được cấu tạo bởi 2 phần chính đó là phần thân và phần chốt
  • Ma ní omega
  • Có chốt vặn ren và chốt an toàn
  • Sử dụng :

Trong quá trình sử dụng ma ní cần lưu ý đến những yếu tố sau để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.

  • Chú ý đến góc nâng của dây hỗ trợ nâng hạ để đảm bảo lực tác động lên ma ní đều nhau, treo ma ní đúng cách, không bị nghiêng về một phía.
  • Trước khi sử dụng phải kiểm tra ma ní cẩn thận, đảm bảo ma ní không bị méo, biến dạng, chốt không bị cong, khi lắp vào ma ní đảm bảo độ khích, không được thay thế chốt bằng bất cứ loại nào khác để sửu dụng.
  • Trong quá trình sử dụng, kiểm tra ma ní thường xuyên độ mà mòn và độ trượt của chốt, đảm bảo chốt được vặn chặt, không bị xoay trong quá trình làm việc, hai đầu ma ní không bị hở ra so với thiết kế ban đầu.
  • Đảm bảo lực tác động lên ma ní phải phù hợp với giới hạn làm việc của ma ní, không cẩu hàng có trọng lượng vượt quá tải trọng cho phép của ma ní.
  • Thường xuyên kiểm tra, nếu thấy ma ní bị hư hỏng phải loại bỏ và thay mới hoàn toàn.
  1. Tiêu chuẩn kiểm tra ma ní theo QCVN 22: 2010/BGTVT “ Về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ”
  • Kích thước của chốt và ma ní sẽ được kiểm tra so với kích thước tiêu chuẩn tra bảng theo tải trọng làm việc an toàn đã được đóng (SWL).
  • Phải đo kích thước ma ní và chốt so sánh với kích thước. Phải kiểm tra sự lắp ráp.
  • Phải tiến hành kiểm tra ma ní, chốt để phát hiện các biến dạng / méo hiện có.
  • Phải tiến hành kiểm tra phát hiện các vết cắt, khía, rãnh làm giảm độ bền của chi tiết.
  • Phải kiểm tra đảm bảo rằng hai lỗ thẳng hàng.
  • Phải kiểm tra vết nứt tại khu vực chịu tải của chốt và ma ní theo quy trình kiểm tra bằng bột từ.

4. Quy định về kiểm định ma ní

  • Cũng như bất kì những phụ kiện nào được sử dụng cho các thiết bị và ma ní móc nâng hạ. Ma ní được đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng để hạn chế những hiện tượng rơi, đứt làm xảy ra tai nạn lao động trong tiến độ công việc.
  • Mặc dù trước khi đưa ra thị trường các phụ kiện này đã được nhà sản xuất kiểm định, song chúng ta cũng cần tiến hành kiểm định ma ní trước khi đưa vào sử dụng, sau khi sử dụng một thời gian hoặc tốt nhất là kiểm tra thường xuyên phụ kiện này.
  • Các bước kiểm định ma ní

Để kiểm định ma ní một cách chuẩn xác nhất, ta có thể tiến hành theo 2 bước cơ bản:

  • Kiểm định bên ngoài bằng mắt
  • Kiểm định kỹ thuật bằng các thiết bị đo lường và các phương pháp thử vận hành.

5. Các hình thức kiểm định ma ní

  • Kiểm định lần đầu: là hình thức kiểm định khi ma ní vừa mới xuất xưởng hoặc nhập khẩu về. Kiểm định lần đầu tương đối khó khăn hơn, phải thật kỹ và thời gian thực hiện lâu hơn vì phải lập hồ sơ kỹ thuật cho thiết bị, đo đạc các kích thước, vẽ hình, hoàn thiện hồ sơ cho thiết bị,…
  • Kiểm định định kỳ: khi hết thời hạn kiểm định lần đầu thì theo quy định phải tiến hành kiểm định định kỳ. Thực hiện định kỳ hàng năm trước khi hết hạn lần kiểm định trước. Thời gian thực hiện ngắn hơn vì thông thường sẽ dựa vào các thông số của lần kiểm định trước đó để làm cơ sở đánh giá.
  • Kiểm định bất thường: được tiến hành khi thay đổi vị trí, vận chuyển thiết bị từ nơi này sang nơi khác và tháo lắp các bộ phận hoặc sau khi tiến hành sửa chữa lớn. Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng, hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Kiểm định bất thường có thể tiến hành ngay cả khi kiểm định lần đầu hoặc kiểm định định kỳ còn hiệu lực
  1. Thời hạn kiểm định
  • Trong trường hợp nhà sản xuất hoặc cơ sở có yêu cầu về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà sản xuất và cơ sở. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
  • Thời hạn kiểm định sẽ thay đổi nếu quy định về thời hạn trong các quy chuẩn quốc gia thay đổi, khi đó sẽ thực hiện theo thời hạn đã thay đổi.

Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top