KIỂM ĐỊNH LÒ SẤY – MÁY SẤY Reviewed by Momizat on . Lò sấy là một thiết bị sử dụng nhiệt để làm khô trong công nghiệp, cơ chế hoạt động cơ bản chính là sử dụng những năng lượng khác, cụ thể là nhiệt độ để tạo nên Lò sấy là một thiết bị sử dụng nhiệt để làm khô trong công nghiệp, cơ chế hoạt động cơ bản chính là sử dụng những năng lượng khác, cụ thể là nhiệt độ để tạo nên Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH LÒ SẤY – MÁY SẤY

KIỂM ĐỊNH LÒ SẤY – MÁY SẤY



  • Lò sấy là một thiết bị sử dụng nhiệt để làm khô trong công nghiệp, cơ chế hoạt động cơ bản chính là sử dụng những năng lượng khác, cụ thể là nhiệt độ để tạo nên những luồng gió sử dụng để làm khô.
  • Và cũng như những loại lò nhiệt khác, lò sấy được liệt kê vào danh sách cần kiểm định an toàn của pháp luật. Kiểm định lò sấy đúng cách sẽ giúp cho chúng ta kịp thời nhận ra những dấu hiệu không bình thường của thiết bị, để có hướng khắc phục kịp thời trước khi xảy ra những tai nạn lao động nguy hiểm cho con người.

I. PHÂN LOẠI CÁC MÁY SẤY

Máy sấy thực phẩm công nghiệp Hai Tấn - Chuyên dòng máy sấy lạnh

Vì sản phẩm đem sấy có rất nhiều loại, cho nên trong thực tế cũng được sử dụng nhiều loại máy sấy khác nhau. Có thể nêu tổng quát về sự phân loại như sau:

– Theo phương pháp nạp nhiệt, các máy sấy được chia ra loại đối lưu hay tiếp xúc.
– Theo dạng chất tải nhiệt: không khi, khí và hơi.
– Theo trị số áp suất trong phòng sấy: làm việc ở áp suất khí quyển hay chân không.
– Theo phương pháp tác động: tuần hoàn, liên tục.
– Theo hướng chuyển động của vật liệu và chất tải nhiệt trong các máy sấy đối lưu: cùng chiều, ngược chiều và với các dòng cắt nhau.
– Theo kết cấu: phòng, đường hầm, băng tải, sấy tầng sôi, sấy phun, thùng quay, tiếp xúc, thăng hoa, bức xạ nhiệt.

II. CÁC SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI SINH LÀ NHỮNG ĐỐI TƯỢNG ĐỂ SẤY

  • Khi sấy, các chất hoạt hoá sinh học bị những biến đổi, gây ra tăng nồng độ một số hợp chất, bị ảnh hưởng nhiệt độ của tác nhân sấy, bị ảnh hưởng oxy không khí, chịu sự biến đổi của phản ứng môi trường… cuối cùng tạo nên những hợp chất mới, bị khử các chất hoạt hoá, bị phá huỷ khả năng sống của tế bào. Cho nên tất cả các yếu tố này cần phải đề cập đến khi chọn phương pháp sấy và chọn dạng thiết bị.
  • Như quá trình khử nước huyền phù, các nấm men gia súc có hàm lượng chất khô đến 20 – 25% được tiến hành trong các máy sấy trục, phun hay là trong các máy sấy tầng sôi. Quá trình sấy được tiến hành khi kiểm tra cẩn thận chế độ nhiệt độ để tránh biến tính protein.
  • Trong các máy sấy trục, giới hạn nhiệt độ của chất tải nhiệt 70 – 800C, trong các máy sấy phun 3000C, trong các máy sấy tầng sôi 3000C.
  • Tiến hành sấy các chất cô chứa axit amin, cũng như lizin, histidin, arginin, triptophan đến độ ẩm 8 – 10% trong các máy sấy phun kiểu băng tải và trong các máy sấy tầng sôi. Các axit amin rất nhạy khi tăng nhiệt độ sấy, có nghĩa là không bền nhiệt. Ví dụ như Lizin khi sấy cùng với men gia súc, cám gạo…khi tăng nhiệt độ cao hơn 60  700C bị tổn thất nhiều. Sự tồn tại axit amin, gluxit, sinh khối vi khuẩn và các cấu tử khác có ảnh hưởng tới sự giảm hiệu suất lizin khi sấy. Dưới tác động của nhiệt độ, Lizin cùng với các cấu tử trên có thể tạo ra những chất khác.
  • Tiến hành sấy các chế phẩm enzim có hàm lượng chất khô trong dung dịch cô ban đầu, hay trong phần chiết 15 – 20%, sấy các chủng bề mặt có độ ẩm đến 60% và các chất cô chứa enzim thu được bằng phương pháp hút, lọc, lắng, kết tinh… trong các máy sấy phun hay thăng hoa. Các chế phẩm sấy khô có độ ẩm không lớn hơn 5 – 12%. Vì đa số các chế phẩm enzim không bền nhiệt và có khả năng khử hoạt tính ở nhiệt độ cao hơn 30 – 400C. Cho nên việc khử nước các dung dịch và huyền phù chứa enzim được tiến hành trong các điều kiện sấy ở nhiệt độ thấp.
  • Các kháng sinh dùng cho chăn nuôi cũng rất nhạy với nhiệt độ sấy. Chúng được tiến hành sấy trong các máy sấy phun, sấy băng tải đến độ ẩm 8 – 10%. Tốt nhất là sấy tầng sôi. Nhiệt độ cao nhất của sản phẩm khi sấy không quá 600C. Tăng nhiệt độ sấy làm giảm đáng kể hoạt hoá của các chế phẩm, làm tăng tổn thất vitamin.
  • Quá trình sấy phân chứa vi khuẩn và các dược liệu bảo vệ thực vật (nitragin, vi khuẩn chứa niken, vi khuẩn chứa phospho …) có đặc điểm là sau khi sấy cần phải bảo quản lượng tối đa các vi sinh vật có khả năng sống và hoạt hoá cao trong các chế phẩm.
  • Thực hiện sấy các chế phẩm này trong các máy sấy phun, sấy thăng hoa cho kết quả rất tốt. Trong các máy sấy phun, quá trình xảy ra ở nhiệt độ tác nhân sấy 1300C và nhiệt độ của sản phẩm sấy không lớn hơn 500C.

III. MÁY SẤY THEO PHƯƠNG PHÁP THĂNG HOA

Tủ sấy nóng Standard 4 cánh - SATAVI - Sáng Tạo Việt Nam
  • Sấy thăng hoa là quá trình tách ẩm từ các sản phẩm bằng phương pháp lạnh đông và tiếp theo là chuyển đá làm lạnh đông được tạo thành trong sản phẩm thành hơi, qua pha loãng ngắn ngủi khi đun nóng sản phẩm trong chân không.
  • Khi sấy thăng hoa, ẩm chuyển dời trong sản phẩm ở dạng hơi không kéo theo nó những chất trích ly và những vi sinh vật. Trong sản xuất vi sinh, sấy thăng hoa được ứng dụng cho các vi sinh vật, nấm men, vitamin, kháng sinh, các enzim không bền ở nhiệt độ cao.
  • Thường quá trình sấy thăng hoa được bắt đầu từ lúc làm lạnh đông bề mặt sản phẩm đến nhiệt độ 20 – 300C. Tốc độ làm lạnh đông các vật liệu không bền nhiệt ảnh hưởng tới việc bảo quản hoạt động sống của vi sinh vật và độ hoạt hoá của các chế phẩm sinh học, vì khi làm lạnh nhanh các sản phẩm tạo nên đá ở bên trong tế bào, xảy ra biến đổi nhanh chóng thành phần các dung dịch sinh lý bên trong và bên ngoài tế bào và dẫn tới sự phá huỷ và làm chết tế bào.
  • Tất cả các vật liệu sinh học đem sấy thăng hoa có độ ẩm khác nhau, cho nên chúng có những điểm ba Ơtecti khác nhau, khi đó có thể có sự cân bằng đá, pha lỏng và pha hơi. Cho nên đối với các vật liệu vi sinh , tốc độ lạnh đông của chúng được xác định bằng thực nghiệm. Quá trình thăng hoa xảy ra ở những giá trị áp suất hơi trên bề mặt vật liệu và giá trị nhiệt độ trong các điểm nằm ở dưới điểm ba cân bằng pha của dung môi (nước).

IV. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH LÒ SẤY

  • Theo Thông tư 05/2014/TT – BLĐTBXH ngày 06/03/2014 thì nồi hơi, lò hơi, lò nhiệt là những thiết bị cần thực hiện việc kiểm định an toàn lao động. Đây những thiết bị áp lực rất dễ xẩy ra cháy nổ do đó thực hiện việc kiểm định chính là ngăn ngừa và phát hiện kịp thời nhằm ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc xẩy ra. Hàng năm ở Việt Nam xẩy ra rất nhiều vụ nổ lò nhiệt gây chết người.
  • Các loại nồi hơi, lò hơi, lò nhiệt; đường dẫn nước nóng; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 1150C được quy định theo danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành..

V. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH LÒ SẤY

– Kiểm tra hồ sơ
– Kiểm tra bên ngoài , bên trong
– Kiểm tra khả năng chịu áp
– Kiểm tra vận hành

VI. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH LÒ SẤY

  • Thời hạn kiểm kỹ thuật an toàn định định kỳ là 02 năm. Đối với nồi hơi, nồi đun nước nóng đã sử dụng trên12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
  • Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.
  • Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định và có sự thống nhất của cơ sở sử dụng.
  • Khi thời hạn kiểm định được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
  • Những trường hợp phải kiểm định bất thường: Theo quy định tại 11.2.5 TCVN 7704:2007.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top