Kiểm định kỹ thuật an toàn pa lăng cáp điện
- Pa lăng cáp điện là gì?
Pa lăng cáp điện được hiểu đơn giản là một trong những loại thiết bị máy móc. Dùng để nâng và hạ các vật thể theo phương thẳng đứng hay phương ngang. Pa lăng sử dụng nguồn điện 3 phase để hoạt động. Pa lăng cáp điện được trang bị cụm di chuyển. Giúp cho các vật thể có thể được di chuyển theo chiều ngang, chạy trên dầm đôi hay dầm đơn tùy chủng loại.
2. Đặc điểm cấu tạo của pa lăng cáp điện
– Pa lăng cáp điện với các loại thông thường. Thì bao gồm các bộ phận cơ bản như: bộ phận điều khiển, động cơ, bánh xích, tang cuốn, và cáp nâng tải,….
– Động cơ điện là động cơ roto lồng sóc chất lượng cao. Với mô-men xoắn lớn giúp pa lăng cáp điện tăng khả năng tải nặng và lực kéo.
– Mô-men xoắn cực đại của pa lăng cáp điện CD1 gấp 2,4-3 lần. So với mô-men xoắn định mức của các dòng pa lăng thông thường
a. Bộ phận hộp số :
– Hộp số gồm nhiều cụm bánh răng. Ddể có tác dụng xử lý đặc biệt chống mài mòn cao.
– Mỗi cụm bánh răng sẽ được trang bị thêm vòng bi hoặc ổ lăn. Để đảm bảo pa lăng cáp điện hoạt động một cách trơn tru. Để giảm lực ma sát.
b. Bộ phận dây cáp:
– Dây cáp của pa lăng cáp điện là dây cáp thép Ø 7.7 – 15 mm. Với tiêu chuẩn an toàn cao nhất.
– Khi hoạt động thì cần lưu ý. Để bảo đảm an toàn khi nâng hạ, phải đảm bảo số sợi đứt trong 1 bước bện cáp luôn ít hơn 6.
– Tang cuốn của pa lăng được gia công và tạo rãnh chính xác đảm bảo dây cáp được quấn đúng cách.
– Trục trống dây được trang bị 2 vòng bi. Giúp trống dây xoay trơn tru, độ bền cao.
c. Bộ phận hệ thống điều khiển điện:
– Pa lăng cáp điện có tích hợp hệ thống điều khiển từ xa. Với bao gồm tay điều khiển với các công tắc điều khiển.
– Bộ điều khiển này sử dụng điện áp 380V.
d. Bộ phận hướng dẫn dây :
– Hướng dẫn dây có hai nửa. Với thiết kế bao quanh tang cuốn. Để đảm bảo dây cáp không bị mở ra ngay cả khi pa lăng không hoạt động.
– Hướng dẫn dây được làm dày dặn, rất chắc chắn và ít hư hỏng.
e. Bộ phận móc pa lăng:
– Móc của pa lăng cáp điện được thiết kế avf chế tạo từ thép chất lượng cao.
– Trước khi đưa vào sử dụng. Thì nó đã được kiểm định về khả năng chịu tải. Theo thống kê nó có khả năng chịu lực tải lên đến 150% so định mức.
3. Nguyên lý hoạt động:
– Máy pa lăng cáp điện được thiết kế với dây cáp thép từ phi 7 đến phi 15. Có móc nối để có thể nâng kéo vật, động cơ chạy bằng điện.
– Trường hợp Pa lăng điện được treo lên caođể nâng hạ vật. Cũng như sử dụng một dây cáp. Để có thể kéo vật thì vật nâng có thể xoay hay dao động qua lại. Để tránh trường hợp này xảy ra. Thì Pa lăng điện được thiết kế hai dây quấn lên tang đối xứng với nhau qua mặt phẳng giữa tang.
– Hộp giảm tốc và hộp điều khiển nối với tay điều khiển pa lăng. Được thiết kế có tích hợp nút điều khiển lên xuống. Cũng như di chuyển ngang dọc hay trái phải.
– Người điều khiển Pa lăng chỉ cần điều khiển theo những nút tương ứng một cách dễ dàng và thuận tiện. Theo nhu cầu nâng hạ vật nặng.
4. Các loại pa lăng cáp điện sử dụng phổ biến hiện nay:
– Pa lăng cáp điện KG của Hàn Quốc
– Pa lăng Huyndai của Hàn Quốc
– Pa lăng thương hiệu Trung Quốc.
– Pa lăng cáp điện có tải trọng: 500 kg, 1 tấn, 2 tấn, 3 tấn, 5 tấn, 10 tấn, 30 tấn
– Thông số kỹ thuật cơ bản: pa lăng cáp điện 1 tấn
Mô tả | Thông số |
Kiểu Pa lăng | Palăng cáp điện dầm đơn, dầm đôi |
Hãng sản xuất | KG, CD, HITACHI |
Xuất xứ | Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản |
Tải trọng định mức | 1 tấn |
Chiều cao nâng | 6 m- 9m – 12m -18m |
Điện áp sử dụng | 380 V – 3 Pha – 50 Hz |
Kiểu cáp | 8 mm x 2 |
Phương thức hoạt động | Di chuyển – cố định |
Điều khiển tay bấm theo tời | 6 nút bấm thao tác và 1 nút dừng khẩn |
Tần suất hoạt động liên tục của tời nâng | 30p |
Môi trường làm việc | Trong nhà (-100 ~ 400) |
Bộ chống quá tải | Trang bị bộ chống quá tải điện tử hiển thị số |
Giới hạn hành trình nâng | 2 cấp (C1: ngắt điều khiển; C2: ngắt nguồn 380V) |
5. Những tính năng ưu việt của pa lăng cáp điện:
Pa lăng cáp điện sử dụng dòng điện 3 pha nên khả năng hoạt động và công suất của máy sẽ mạnh hơn và việc vận chuyển hàng sẽ trở nên nhẹ nhàng và thuận lợi hơn.
Do sử dụng dây cáp nên việc chuyển hàng lên xuống sẽ nhanh hơn so với pa lăng xích. Từ đó nó làm năng suất làm việc của bạn được tăng lên đáng kể.
Khi thu dây lại thì các dây cáp sẽ đi theo đường hướng dẫn do đó mà dây sẽ không bị rối hoặc chồng lên nhau. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế những rắc rối khi làm việc.
Nếu như có một số loại pa lăng chỉ có thể hoạt động đạt khoảng 70% công suất vốn có của máy thì pa lăng cáp điện có thể hoạt động được 100%. Thậm chí nó có thể vượt qua con số đó mà vẫn đảm bảo được sự an toàn.
6. Những điều cần lưu ý khi sử dụng pa lăng cáp điện:
– Nhân viên vận hành thiết bị palang cáp điện phải có chứng chỉ vận hành thiết bị nâng và đã hoàn thành khóa học an toàn lao động vận hành thiết bị nâng. Được thủ trưởng đơn vị cấp giấy quyết định bàn giao và phân công vận hành thiết bị.
– Không được đứng dưới vùng hoạt động của thiết bị khi làm việc.
– Không được dùng palang cáp điện để nâng tải có kèm người.
– Không được dùng palang cáp điện để kéo lê tải
– Cấm nâng vật khi phương của cáp nâng móc không vuông góc với phương ngang của mặt đất.
– Chỉ được phép nâng vật trong phạm vi tải trọng cho phép mà hồ sơ kiểm định an toàn palang cáp điện đã ghi và chứng nhận.
– Không nâng tải khi chưa xác định được trọng lượng của vật nâng.
– Trước khi nâng, cần phải cố định và cần bằng vật cần nâng
– Trước khi vận hành thiết bị ở mỗi ca làm việc phải kiểm tra các bộ phận quan trọng của thiết bị như: cáp tải, móc tải, bộ phận treo tải, phanh, hệ thống đèn, còi, tín hiệu chỉ báo…để kịp thời pháp hiện những hư hỏng và sử lý trước khi sử dụng.
– Sau mỗi ca làm việc, người vận hành thiết bị phải thực hiện đầy đủ việc nghi chép, theo dõi vận hành sửa chữa cũng như việc bàn giao thiết bị sau ca làm việc.
– Không được sử dụng khi thiết bị khi phát hiện thiết bị có những hiện tượng lạ hoặc có những tiếng kêu lạ trong lúc vận hành và phải báo cáo ngay cho bộ phận có trách nhiệm để kịp thời sử lý.
7. Kiểm định pa lăng cáp điện là gì? Tại sao phải kiểm định pa lăng cáp điện?
Kiểm định an toàn pa lăng cáp điện đem đến các lợi ích sau:
– Đảm bảo an toàn cho người vận hành
– Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển
– Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
– Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm
Kiểm định pa lăng cáp điện là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
Pa lăng cáp điện được kiểm định dưới các hình thức sau:
– Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt pa lăng cáp điện, trước khi đưa vào sử dụng
– Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước
– Chế độ kiểm định bất thường: Pa lăng cáp điện được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.
8. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kiểm định pa lăng cáp điện
Quy trình kiểm định kỹ thuật đối với pa lăng cáp điện do Cục An toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
– QTKĐ 09:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu
– TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
– TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
– TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
– TCVN5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
– TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
– TCVN9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
Khi tiến hành việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Hồ sơ, và các tài liệu của pa lăng cáp điện phải đầy đủ.
– Các yếu tố về môi trường, thời tiết đảm bảo đủ điều kiện và không làm ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm định.
– Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.
9. Các bước kiểm định pa lăng cáp điện:
Quy trình kiểm định pa lăng cáp điện được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
– Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
10. Thời hạn kiểm định pa lăng cáp điện
– Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với pa lăng cáp điện có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
– Hạn kiểm định định kỳ pa lăng cáp điện có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng
11. Kiểm định pa lăng cáp điện trong bao lâu?
Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định pa lăng cáp điện trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài.
12. Bao lâu sẽ có hồ sơ kiểm định?
Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
13. Kiểm định pa lăng cáp điện ở đâu?
Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định pa lăng cáp điện uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định pa lăng cáp điện trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Để biết giá kiểm định pa lăng cáp điện Quý khách có thể tham khảo Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, hoặc liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.