Quy trình về kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu
Quy trình về kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu
khi tiến hành kiểm định nồi gia nhiệt dầu phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau:
– Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa tổ chức kiểm định với cơ sở, bao gồm những nội dung sau:
– Chuẩn bị hồ sơ và tài liệu của nồi.
– Vệ sinh trong, ngoài nồi, thông rửa và vệ sinh hệ thống đường ống dẫn dầu tải nhiệt, bình giãn nở, các bộ phận khác trong hệ thống.
– Tháo các cửa vệ sinh (nếu có).
– Chuẩn bị các công trình để đảm bảo cho việc xem xét tất cả các bộ phận của nồi.
– Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư và thiết bị để phục vụ quá trình kiểm định; Cử người tham gia. chứng kiến kiểm định.
– Kiểm tra hồ sơ và lý lịch nồi
Căn cứ vào hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của nồi:
– kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
– Kiểm tra lý lịch của nồi gia nhiệt dầu :Lưu ý xem xét các tài liệu:
– Chỉ tiêu về kim loại chế tạo nồi và hệ thống đường ống dẫn dầu tải nhiệt, kim loại hàn; dầu tải nhiệt sử dụng;
– Tính toán sức bền của các bộ phận chịu áp lực;
– Bản vẽ chế tạo; sơ đồ về nguyên lý hệ thống;
– Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và bảng đặc tính vật lý, hóa học của dầu tải nhiệt;
– Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức có chỉ định cấp theo quy định. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đối tượng kiểm định.
Hồ sơ xuất xưởng của nồi gia nhiệt dầu:
– Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
– Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn;
– Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.
Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường và biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
Hồ sơ lắp đặt nồi gia nhiệt dầu:
– Tên cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng;
– Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt;
– Những số liệu về hàn : công nghệ hàn, mã hiệu que hàn, tên thợ hàn và kết quả thử nghiệm các mối hàn;
– Các biên bản kiểm định từng bộ phận của nồi gia nhiệt dầu (nếu có);
– Các tài liệu kiểm tra khác đối với các bộ phận của nồi và hệ thống đường ống dẫn dầu tải nhiệt; bảng đặc tính vật lý và hóa học của dầu tải nhiệt sử dụng.
1 Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
+ Kiểm tra lý lịch và biên bản kiểm định. Giấy chứng nhận kết quả của kiểm định lần trước.
+ Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành và bảo dưỡng; biên bản thanh tra và kiểm tra (nếu có).
+ Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Kiểm tra, xem xét hồ sơ trường hợp kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm tra .Bổ sung các hồ sơ khác quy định đối với trường hợp sau đây:
+ Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ về sửa chữa, cải tạo, nâng cấp; biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
+ Thay đổi vị trí lắp đặt: xem xét hồ sơ lắp đặt.
Đánh giá kết quả hồ sơ và lý lịch: Kết quả đạt yêu cầu khi:
– Lý lịch của thiết bị đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu của mục 7.2 nêu trên;
– Nếu không đảm bảo thì cơ sở phải có các biện pháp khắc phục bổ sung.
+ Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ trong quá trình kiểm định.
+ Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn đối với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân và đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH NỒI GIA NHIỆT DẦU
Tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
1.Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài của thiết bị:
2. Mặt bằng và vị trí lắp đặt.
3.Hệ thống chiếu sáng vận hành của thiết bị.
4. Sàn thao tác và cầu thang (nếu có)
5. Dây treo, giá đỡ, cách nhiệt và ký hiệu đường ống dẫn dầu tải nhiệt.
6. Hệ thống tiếp đất an toàn điện và chống sét (nếu có).
7. Kiểm tra về thông số kỹ thuật trên nhãn mác của nồi so với hồ sơ lý lịch.
8. Kiểm tra tình trạng của thiết bị an toàn, đo lường và phụ trợ về số lượng, kiểu loại. Các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
9. Các loại van lắp trên nồi về số lượng, kiểu loại và các thông số kỹ thuật so với thiết kế ,tiêu chuẩn quy định.
10 . Kiểm tra tình trạng của các thiết bị phụ trợ khác kèm theo phục vụ trong quá trình làm việc của nồi.
11. Kiểm tra tình trạng mối hàn và bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của nồi. Khi có nghi ngờ yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
12. Tình trạng của lớp bảo ôn cách nhiệt.
13. Kiểm tra các chi tiết ghép nối.
Đánh giá kết quả:
Kết quả đánh giá đạt yêu cầu khi:
– Đáp ứng theo thiết kế của nhà chế tạo và tài liệu viện dẫn;
– Không có các vết nứt, phồng, móp hay bị ăn mòn quá quy định ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối.
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn theo định kỳ là 02 năm. Đối với nồi đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ còn là 01 năm.
Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định rút ngắn hơn th: Kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định và có sự thống nhất của cơ sở sử dụng.
CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ. Chuyên kiểm định các thiết bị nồi hơi, nồi gia nhiệt dầu, thiết bị điện, thiết bị chống sét . Ngoài ra chúng tôi còn kiểm định rất nhiều thiết bị như thiết bị nâng, thiệt chịu áp lực và thiết bị trong xây dựng.
ĐỊA CHỈ : 331/70/103 Phan Huy Ích P.14 Q Gò Vấp TPHCM
SĐT : 0938 261 746 FAX 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net