KIỂM ĐỊNH KTAT MA NÍ Reviewed by Momizat on . Ma ní là gì? Ma Ní (Shackle) hay còn gọi là Mã Ní hay Móng Ngựa.Ma ní là dòng sản phẩm được sản xuất từ quá trình đúc rèn nguyên khối với nguyên liệu là thép ca Ma ní là gì? Ma Ní (Shackle) hay còn gọi là Mã Ní hay Móng Ngựa.Ma ní là dòng sản phẩm được sản xuất từ quá trình đúc rèn nguyên khối với nguyên liệu là thép ca Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH KTAT MA NÍ

KIỂM ĐỊNH KTAT MA NÍ



  1. Ma ní là gì?
  • Ma Ní (Shackle) hay còn gọi là Mã Ní hay Móng Ngựa.
  • Ma ní là dòng sản phẩm được sản xuất từ quá trình đúc rèn nguyên khối với nguyên liệu là thép cacbon trong môi trường nhiệt độ cao, được kiểm tra hết sức nghiêm ngặt từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra nhằm mang sản phẩm tốt nhất đến tay người sử dụng.
  • Ma ní được dùng để thường dùng để nối ghép giữa dây cáp, xích với các cuộn hàng hoá hay container… Các công trình, công xưởng, kho hàng đều cần dùng đến ma ní vì nó mang tính chất cơ động cao có thể nối dài các đoạn cáp hay xích, và có thể gắn kết một cách chắc chắn với các móc, tăng đơ hay chốt cột.
  1. Cấu tạo và phân loại ma ní

a. Cấu tạo:

  • Ma ní là sản phẩm cơ khí được làm từ thép cacbon cường độ cao C45, S45C và được sản xuất trên công nghệ đúc, uốn nóng, rèn dập…. và bộ ma ní bao gồm các chi tiết: Thân ma ní, chốt ma ní, đai ốc ma ní
  • Thân ma ní thường được làm từ thép C45 với kích thước và đường kính rất đa dạng. Phần thân này được dập nóng, uốn nóng và tiện ren 2 đầu đều. Đồng thời, kích thước phần thân ma ní cũng được kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của công trình.
  • Phần chốt ma ní được làm từ thép C45 hay S45C đảm bảo độ cứng rắn tốt nhất. Phần này được nung nóng và dập thành thân bu lông, sau đó phần chốt sẽ được tiện ren với khoảng cách nhất định để liên kết với phần thân.
  • Đai ốc ma ní được sản xuất từ thép cacbon cường độ cao C45. Phần đai ốc này sẽ được gia công sao cho phù hợp với kích thước của phần thân và chốt.

b. Phân loại:

Ma ní được phân loại theo sau:

  • Theo cấu tạo: gồm ma ní thép hợp kim mạ kẽm hoặc mạ inox
  • Theo hình dạng: có 2 loại phổ biến đó là loại thân omega và thân chữ U
  • Theo kiểu chốt: gồm loại chốt an toàn (có chốt chẻ) và chốt vặn ren. Loại chốt an toàn thì thao tác hơi mất thời gian, vì phải đóng thêm chốt chẻ để gài ốc, nhưng bù lại sẽ có độ an toàn rất cao, loại vặn ren không có chốt chẻ thì sẽ tiện dụng hơn, chỉ cần vặn và tháo khớp ren thì đã lắp ráp thành công ma ní

3. Ứng dụng của ma ní:

Hiện nay, ma ní được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:

  • Công nghiệp vận chuyển hàng hóa: Ma ní được sử dụng để tạo sự liên kết giữa sling cáp thép, cáp vải cẩu hàng,… Dùng để kết nối các kiện hàng với móc cẩu, móc neo của thiết bị nâng hạ. Nhờ đó, người công nhân có thể nâng nhấc các kiện hàng một cách dễ dàng.
  • Ngành vận tải: Ma ní được gắn vào phía sau xe tải, tàu thuyền,…để liên kết với các vật khác và giúp việc vận chuyển các sản phẩm được dễ dàng hơn.
  • Ngành xây dựng điện: Ma ní dùng để tạo sự liên kết giữa cáp thép với nền móng tạo sức căng sợi cáp, giúp các trụ đứng vững hơn.

Ngoài ra, ma ní còn được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp lắp ráp thiết bị máy móc, làm bến đậu tàu thuyền, neo giàn khoan,…

  1. Vận hành an toàn ma ní:
  • Trong quá trình sử dụng ma ní cần lưu ý đến những yếu tố sau để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
  • Chú ý đến góc nâng của dây hỗ trợ nâng hạ để đảm bảo lực tác động lên ma ní đều nhau, treo ma ní đúng cách, không bị nghiêng về một phía.
  • Trước khi sử dụng phải kiểm tra ma ní cẩn thận, đảm bảo ma ní không bị méo, biến dạng, chốt không bị cong, khi lắp vào ma ní đảm bảo độ khích, không được thay thế chốt bằng bất cứ loại nào khác để sửu dụng.
  • Trong quá trình sử dụng, kiểm tra ma ní thường xuyên độ mà mòn và độ trượt của chốt, đảm bảo chốt được vặn chặt, không bị xoay trong quá trình làm việc, hai đầu ma ní không bị hở ra so với thiết kế ban đầu.
  • Đảm bảo lực tác động lên ma ní phải phù hợp với giới hạn làm việc của ma ní, không cẩu hàng có trọng lượng vượt quá tải trọng cho phép của ma ní.
  • Thường xuyên kiểm tra, nếu thấy ma ní bị hư hỏng phải loại bỏ và thay mới hoàn toàn.

5. Vì sao phải kiểm định ma ní

Kiểm định ma ní đem đến các lợi ích sau:

• Đảm bảo an toàn cho người vận hành
• Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển
• Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
• Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm

Kiểm định ma ní là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.

  1. Quy định về kiểm định ma ní
  • Cũng như bất kì những phụ kiện nào được sử dụng cho các thiết bị và máy móc nâng hạ. Ma ní được đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng để hạn chế những hiện tượng rơi, đứt làm xảy ra tai nạn lao động trong tiến độ công việc. Mặc dù trước khi đưa ra thị trường các phụ kiện này đã được nhà sản xuất kiểm định. Song chúng ta cũng cần tiến hành kiểm định ma ní trước khi đưa vào sử dụng, sau khi sử dụng một thời gian hoặc tốt nhất là kiểm tra thường xuyên phụ kiện này.
  • Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/03/2020) ngày 30/12/2019 “Ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động”.
  • Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2014) ngày 06/03/2014 “Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.
  • TCVN 4244:2005 về Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật đối với Thiết bị nâng

7. Quy trình kiểm định ma ní:

Quy trình kiểm định ma ní được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

• Kiểm tra chốt ma ní, lỗ ren
• Kiểm tra độ hao mòn, biến dạng, kích thước ma ní
• Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)

Bước 2: Thử nghiệm

Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.

• Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 2xSWL (tấn) khi SWL≤ 25T
• Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 1,22xSWL (tấn) khi SWL> 25T

Bước 3: Xử lý kết quả kiểm định

Kết quả kiểm định ma ní ghi lại toàn bộ các chỉ số thu được từ các kiểm tra, thử nghiệm trên một cách khách quan và đầy đủ. Biên bản kiểm định được lập tại cơ sở sử dụng và ngay sau khi kết thúc các bước kiểm tra. Với các ma ní đáp ứng được mọi chỉ tiêu trong tiêu chuẩn đánh giá thì tiến hành cấp chứng nhận kiểm định cho ma ní.

Bước 4: Thời hạn kiểm định ma ní

• Ma ní được sử dụng liên tục trong thời gian dài và người lao động có làm việc trực tiếp với ma ní. Vì thế, kiểm định ma ní cần được thực hiện định kỳ hàng năm để đảm bảo chất lượng cho ma ní, sự an toàn cho hàng hóa cũng như người lao động, hạn chế tối thiểu khả năng xảy ra các rủi ro và chi phí có liên quan.
• Trong quá trình sử dụng nên kiểm tra quan sát thường xuyên và ngừng sử dụng ngay khi cảm nhận được sự biến dạng hay hình thành các vết nứt trên ma ní.

  1. Kiểm định ma ní ở đâu?

Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định ma ní uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định ma ní trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.
KIỂM ĐỊNH KTAT MA NÍ

Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top