KIỂM ĐỊNH KỆ CHỨA HÀNG Reviewed by Momizat on . I.GIỚI THIỆU KỆ CHỨA HÀNG. 1.Thế nào là kệ để hàng hóa Kệ để hàng hay còn có tên gọi là kệ chứa hàng là vật dụng được sử dụng để nâng đỡ, chứa đựng hàng hóa cho I.GIỚI THIỆU KỆ CHỨA HÀNG. 1.Thế nào là kệ để hàng hóa Kệ để hàng hay còn có tên gọi là kệ chứa hàng là vật dụng được sử dụng để nâng đỡ, chứa đựng hàng hóa cho Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH KỆ CHỨA HÀNG

KIỂM ĐỊNH KỆ CHỨA HÀNG



I.GIỚI THIỆU KỆ CHỨA HÀNG.

1.Thế nào là kệ để hàng hóa

KHÔNG GIAN ĐẸP-RÈM CỬA: Lắp đặt kệ sắt chứa hàng trong kho lưu trữ tại Bình  Thành, Tân Phú, Thủ Đức, Quận Nhất tại TPHCM

Kệ để hàng hay còn có tên gọi là kệ chứa hàng là vật dụng được sử dụng để nâng đỡ, chứa đựng hàng hóa cho nhiều đơn vị thuộc các ngành nghề khác nhau. Có nhiều loại kể để hàng khác nhau dựa theo tải trọng và kiểu dáng hay mục đích sử dụng của từng đơn vị. Hàng hóa, sản phẩm khi được chứa trên các loại kể đựng hàng sẽ đảm bảo không bị ẩm ướt, hư hỏng, rơi vỡ… Ngoài ra những kệ hàng hóa có trọng tải nặng có giúp các kho có thể chứa được nhiều hàng, mang lại sự gọn gàng thông thoáng cho nhà kho, giúp cho việc quản lý xuất nhập hàng hóa được diễn ra một cách thuận tiện.

  1. Cấu tạo kệ để hàng

Tùy theo yêu cầu và nhu cầu sử dụng của đơn vị mà có những loại kệ để hàng khác nhau, tuy nhiên cấu tạo chung của một chiếc kệ để hàng bao gồm các bộ phận: chân trụ, ốc vít, chân đế, giá đỡ. Với những kệ để hàng có trọng tải nặng thì cần thêm các thanh đỡ, thanh beam phía dưới giá đỡ của mỗi tầng.

  1. Các loại kệ để hàng phổ biến

Có nhiều mẫu kệ đựng hàng hóa khác nhau dựa vào tải trọng mà nó có thể chứa đựng hoặc theo nhu cầu sử dụng.

  • Kệ tải trọng nặng: đây là loại kệ chứa hàng hóa được thiết kế thành nhiều tầng, có thể chứa được lượng hàng hóa có trọng tải hàng nghìn kg/ tầng. Loại kệ này thường được sử dụng trong các kho hàng tại các khu công nghiệp, nhà máy…
  • Giá kệ chứa pallet: đây là hệ thống kệ tải trọng nặng được sử dụng phổ biến hiện nay, có thể chứa được lượng hàng hóa có trọng lượng từ 800 – 6000kg/ tầng.
  • Giá kệ Driver in racking: là loại kệ có trọng tải lớn chứa pallet kho hàng đồng nhất sản phẩm, mật độ hàng hóa lớn.
  • Kệ khuôn: đây là mẫu kệ chứa hàng có trọng tải nặng thường được sử dụng trong các ngành cơ khí, công nghiệp xe hơi, tàu biển…
  • Kệ tải trung bình: là những loại kệ chứa hàng có nhiều tầng, mỗi tầng được được ngăn bởi mâm tole hoặc ván ép. Mỗi tầng của loại kệ này có thể chịu được tải trọng từ 300 – 700 Kg, thích hợp cho việc lưu trữ, chứa đựng nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau.
  • Với kệ trọng tải trung bình thì loại kệ Medium Duty Racking được sử dụng phổ biến bởi nó mang lại những ưu điểm nổi trội như: phù hợp với việc xếp hàng hóa bằng tay hoặc xe thang, dễ dàng điều chỉnh khoảng cách giữa các tầng trong kệ, thích hợp sử dụng trong kho chứa hàng cao tầng với lối đi hẹp.
  • Kệ tải trọng nhẹ: là loại kệ được thiết kế nhiều tầng để chứa hàng, mỗi tầng có một giá đỡ được sử dụng bằng các chất liệu như mica, ván ép, mâm tole… Loại kệ này phù hợp với những hàng hóa có trọng tải nhẹ, dưới 200kg/ tầng.
  • Với kệ tải trọng nhẹ thường được sử dụng cho các nhu cầu như: lưu trữ hồ sơ văn phòng, lưu trữ các vật dụng gia đình…
  • Kệ giá tay đỡ: là loại kệ chứa các sản phẩm có kích thước dài một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Kệ bao gồm 1 cột đứng và tay đỡ. Chiếc kệ này rất thích hợp trong việc lưu trữ các ống, thanh sắt, phù hợp cho các khu công nghiệp, nhà máy sản xất sắt thép, thiết bị cơ khí…
  • Kệ sàn: là loại kệ phù hợp với những mặt bằng nhà xưởng, kho bãi chứa hàng còn hạn hẹp, giúp chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí so với các hình thức khác.

4. Cách lắp đặt kệ để hàng

Kiểm tra giá kệ chứa hàng, kệ để hàng, kệ để pallet

Thao tác lắp đặt kệ để hàng không quá phức tạp, trước khi lắp đặt bạn cần chuẩn bị một chiếc tuýp chữ T để vặn ốc, ngoài ra các vật dụng không thể thiếu cho việc lắp đặt là: ốc vít, chân đế, thanh sắt, giá đỡ…

  • Bước 1: Đặt 2 thanh sắt nằm song song với mặt đất, chiều rộng giữa 2 thanh sắt bằng chiều rộng của sàn đỡ
  • Bước 2: Lắp đặt các thanh đỡ và thanh beam cho từng tầng của giá đỡ. Lưu ý siết ốc vít giữa các thanh đỡ, thanh beam ở mức vừa phải để còn căn chỉnh cho thẳng hàng.
  • Bước 3: Lắp giá đỡ cho từng tầng, siết chặt ốc giữa giá đỡ và thanh đỡ, đảm bảo thanh đỡ được cố định và không rung lắc. Bạn có thể thử bằng cách đặt một số hàng hóa lên trên giá đỡ.
  • Bước 4: Dựng giá đỡ lên và căn chỉnh cho thẳng hàng, tránh để cho các trụ đỡ bị siêu vẹo, không thẳng. Cuối cùng siết chặt ốc tại từng tầng là bạn đã hoàn thành chiếc kệ để hàng hóa và bắt đầu có thể chứa đựng hàng hóa tại đó.

► Sau khi hệ thống kệ chứa hàng của bạn hoàn thành việc lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng, các doanh nghiệp thường lựa chọn các trung tâm kiểm định xuống tiến hành kiểm định để đảm bảo an toàn khi đưa hệ thống kệ vào sử dụng. Việc này được tiến hành bởi bên thứ ba thường là các trung tâm kiểm định. Quá trình này có thực sự quan trọng, sẽ được tiến hành như thế nào?

►CHÚNG TÔI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ LÀ MỘT TRONG NHỮNG TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH UY TÍNH,TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI, CÙNG VỚI CÁC KIỂM ĐỊNH VIÊN UY TÍNH VÀ CHẤT LƯỢNG – sẽ giải đáp những thắc mắc trên cùng các bạn.

II. QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỆ CHỨA HÀNG:

Kệ Chứa Hàng EURORACK - Uy tín | Chuyên nghiệp | Chất lượng
  • Sau khi công việc lắp đặt kệ hoàn thành, làm thế nào để bạn chắc chắn rằng hệ thống kệ được lắp đặt đúng theo yêu cầu của bạn, khả năng chịu tải có đúng như trong hợp đồng? Vào lúc này, các trung tâm kiểm định đóng vai trò là trung gian, là bên thứ ba để tiến hành kiểm định hệ thống kệ, đảm bảo kệ được lắp đặt đúng với bản vẽ và an toàn khi sử dụng.
  • Bất kỳ các vấn đề nào của kệ bạn đều không dễ dàng nhận biết nó bằng mắt thường. Các thông số kỹ thuật như độ võng, độ nghiên, độ dày của kệ bạn đều không dễ dàng tính toán được và bạn cũng không nắm chắc về quy định tải trọng của họ. Chính vì vậy, hãy tiến hành mời các trung tâm kiểm định đến, họ sẽ có kiến thức và chuyên môn của họ để kiểm tra hệ thống kệ của bạn, đảm bảo kệ được thực hiện đúng theo bản vẽ, đảm bảo vấn đề vận hành an toàn trong nhà kho.
  • Thêm vào đó, bạn hãy nhớ rắng kệ kho của bạn phải chứa từ hàng trăm đến hàng nghìn tấn hàng, nếu không cẩn thận hệ thống kệ sẽ bị đổ sập bất cứ lúc nào và dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thiệt hại không chỉ xét về mặt vật chất là của cái mà còn là hậu quả về tính mạng con người. Nên kệ chứa hàng trong các nhà kho phải được kiểm định là an toàn mới được đưa vào sử dụng.
  • Và vì những thiệt hại khi xảy ra là quá lớn, nên kệ phải được kiểm định thường xuyên bởi các bên thứ 3 (thường là 1 năm). Qua thời gian sử dụng, thép, khả năng chứa, độ võng của các thanh beam,… đều có thể sẽ thay đổi. Nên bạn cần đảm bảo sự thay đổi đó là trong phạm vi an toàn, đảm bảo khi sử dụng.

1.Kiểm định kệ hàng là gì?

  • Kiểm định kệ hàng là thuật ngữ ám chỉ công tác đánh giá tình trạng kỹ thuật của hệ thống kệ hàng, kệ khí theo các tiêu chuẩn, thông số quy định được đề ra nhằm đảm bảo an toàn lao động trong suốt quá trình sử dụng.
  • Hệ thống kệ hàng phố biến nhất trên thị trường bao gồm: selective, double deep, very narrow aisle (VNA), push back, mobile rack, multi-tier, kệ khuôn, …
  1. Tiêu chuẩn kiểm định kệ hàng

Các tiêu chuẩn được đề ra để đánh giá thành quả tình trạng hoạt động của hệ thống là Các tiêu chuẩn, quy chuẩn tham khảo được sử dụng trong quá trình kiểm định kệ hàng (thử nghiệm kệ chứa hàng):

  • TCVN 4244:2005: áp dụng cho các thiết bị nâng.
  • TCVN 338-05: Áp dụng kiểm định cho kết cấu khung thép.
    FEM 10.3.01 Giá đỡ Pallet chùm có thể điều chỉnh: Dung sai, Biến dạng và Khoảng cách
    Mã thiết kế Châu Âu cho Pallet Racking – M.H.R Godley, J. Michael Davies

3. Vì sao cần phải kiểm định kệ chứa hàng?

Dịch Vụ Kiểm Định Kệ Hàng | Kiểm Định KV2
  • Việc kiểm định kệ hàng là yêu cầu đã được đề ra trong các bộ luật lao động, qua đó cho thấy được tầm quan trọng của dịch vụ. Không chỉ mang tính chất bắt buộc do nhà nước đề cử nứa mà còn là sự ý thức đảm bảo an toàn lao động của mỗi người.
  • Nếu quá trình kiểm định không cho thấy các khuyết điểm hay lỗi lầm nào của hệ thống thì các chủ doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh có thể sử dụng tiếp. Còn nếu phát hiện ra khuyết điểm cần có công tác sửa chữa, khắc phục tình trạng, nhờ đây các nhà đầu tư kinh doanh cũng kịp thời phát hiện để bảo trì hệ thống, tránh gây ra các hậu quả nghiêm trọng về sau.
  • Công việc kiểm định chất lượng là công việc vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với bất kỳ cơ sở nào.
  1. Kiểm tra những gì khi tiến hành kiểm nghiệm kệ hàng

Để hệ thống kệ hàng đảm bảo còn hoạt động tốt hãy kiểm tra các danh mục sau đây một cách nghiêm túc:

  • Kiểm tra sự cong vênh, xem hệ thống thanh ngang, thanh dọc của kệ có bị biến dạng không
  • Khảo sát đế chân của kệ xem vị trí của chúng đã được cố định chắc chắn xuống nền xưởng chưa
  • Kiểm tra miếng trụ dùng để bảo vệ khung chân của kệ, chi tiết này giúp bảo vệ hệ thống kệ nếu có bất kỳ biến cố bất ngờ xảy ra làm cho kệ bị biến dạng. Hãy thay thế trụ bảo vệ mới để khung chân kệ hoạt động an toàn.
  • Kiểm tra độ võng: kệ hàng sẽ có các thanh đỡ Pallet Beam, khi bị tác động bởi 1 lực quá tải so với thông số ban đầu chúng sẽ bị biến dạng võng xuống. Nếu độ võng xuống trong khả năng đàn hồi của kệ thì sau khi bỏ hàng hóa đè bên trên ra thanh đỡ sẽ trở về hình dáng ban đầu.
  • Kiểm tra độ bám của thanh beam vào khung chân kệ

5. Quy trình kiểm định kệ chứa hàng

Ke kho chua hang tieu chuan - kesieuthi

Không giống với các kiểm định khác, hoạt động kiểm định kệ hàng hóa chỉ được thực hiện khi công trình đã lắp ráp hoàn chỉnh. Để bước vào quy trình kiểm định an toàn chúng ta cần tiến hành các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của hệ hàng hóa

  • Bao gồm bản vẽ thiết kế, sơ đồ lắp đặt, các phép tính để thực hiện lắp đặt thực tế
  • Xem xét lại các quy trình đã thực hiện kiểm định trước đó, đặc biệt trong quy trình chế tạo và thử nghiệm

Bước 2: Khám xét kỹ thuật

Quan sát vị trí lắp đặt kệ chứa hàng, quan sát hướng dẫn an toàn sử dụng của thiết bị:

  • Tiến hành đo đạc, kiểm tra kích thước của thiết bị trong bản vẽ kỹ thuật và so sánh với số đo thực tế.
  • TIến hành kiểm tra lại hệ thống bulong, các mối hàn kim loại kết nối các kệ hàng với nhau, kết cấu vật liệu hệ thống như các cột, thanh giằng, thanh dầm. Đừng quên kiểm tra cả nền xưởng nơi đặt kệ.
  • Thẩm định các sai số lắp đặt, độ nghiêng của kệ chứa hàng so với mặt bằng lắp đặt.

Bước 3: Thử tải kệ chứa hàng

Chỉ được phép thử nghiệm khi đã có kết quả đạt yêu cầu từ các mục trên:

  • Tiến hành thử nghiệm sự hứng chịu lực của kệ, thử tải ở mức 100% để kiểm tra khả năng chịu sức nặng.
  • Đo độ võng của các thanh dầm ngang khi chịu lực đến giới hạn, sau đó xác định được độ biến dạng của hệ thống, đo độ nghiêng của kệ chứa hàng hóa.
  • Đánh giá số liệu đo được

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định kệ hàng

  • Sau khi đã kiểm định toàn bộ hãy bước đến việc lập biên bản kiểm tra hiện trường
  • Làm bản báo cáo kết quả kiểm định kệ hàng hóa việc này để bổ sung vào hồ sơ lý lịch của các thiết bị.

6. Thời hạn kiểm định

  • Thời hạn kiểm định định kỳ kệ chứa hàng là 01 năm.
  • Tùy thuộc vào thời gian sử dụng và chế độ hoạt động, tình trạng của thiết bị mà tiến hành rút ngắn thời gian kiểm định.
  • Hoặc thực hiện theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, cơ sở sử dụng.
  1. Chi phí kiểm định kệ chứa hàng

Chi phí kiểm định kệ chứa hàng tùy thuộc vào khoảng cách di chuyển đến địa điểm kiểm định , hệ thống quy mô thiết bị, hiện trạng thiết bị mà có thêm phần công tác phí hoặc phí dịch vụ

Để được tư vấn, trao đổi và báo giá chi tiết kiểm định kệ chứa hàng Quý khách vui lòng liên hệ :

CTY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 028 3831 4194 . hotline: 0909 668 824
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top