KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP
A.GIỚI THIỆU HỆ THỐNG LẠNH
I. Hệ thống lạnh công nghiệp
- Hệ thống lạnh công nghiệp là gì?
- Hệ thống lạnh công nghiệp là giải pháp thích hợp cho những người dùng có yêu cầu làm mát ở không gian rộng lớn.
- Hoạt động của hệ thống chủ yếu tận dụng nguồn năng lượng ẩm có trong khí quyển bay hơi để tạo ra khí mát.
- Hệ thống làm lạnh chính là tổ hợp các bộ phận chứa môi chất làm lạnh được nối với nhau tạo thành vòng tuần hoàn lạnh trong đó các môi chất giữ vai trò hấp thụ và thải nhiệt nóng ra bên ngoài. Nó truyền từ nơi có nhiệt độ thấp đến nơi có nhiệt độ cao (nơi thoát nhiệt). Đây là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến trong công nghiệp hiện nay.
- Các bộ phận không thể thiếu trong hệ thống lạnh bao gồm: Dàn nóng, dàn lạnh, thiết bị điều khiển và máy nén. Ngoài ra, sẽ có thêm các loại vật tư khác kèm theo.
- Công dụng của hệ thống máy lạnh công nghiệp
- Hệ thống có công dụng điều chỉnh nhiệt độ không gian của nhà xưởng, kho chế biến và bảo quản nguyên liệu. Mỗi nhà xưởng hoặc các khu công nghiệp cần sử dụng hệ thống làm lạnh này để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn.
- Hiện nay hệ thống làm lạnh được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp rượu, bia, sinh học, đo lường,…. và nhiều lĩnh vực khác . Hệ thống lạnh công nghiệp được sử dụng nhiều bởi tính ứng dụng cao
- Với tính năng làm mát, hệ thống hoạt động tốt trong vai trò giữ thực phẩm luôn tươi ngon suốt thời gian dài. Và hơn hết là khả năng làm lạnh cho khu vực có diện tích rộng như khách sạn, nhà hàng… mà máy lạnh dân dụng chưa thể đáp ứng.
Ưu điểm hệ thống máy lạnh công nghiệp
Hiện nay, hệ thống lạnh công nghiệp có nhiều loại máy mang đến công dụng đa dạng và có ưu nhược điểm khác nhau. Nhìn chung, hệ thống đáp ứng tốt:
- Công suất hoạt động lớn từ 5 ton – hàng nghìn ton, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng
- Độ bền cao và có tính ổn định
- Thích hợp cho các công trình có diện tích lớn
- Ống nước lạnh khá gọn nhẹ. Người dùng có thể sử dụng cho những không gian lắp đặt ống nhỏ hay các tòa nhà
- Trang bị nhiều cấp giảm tải để điều chỉnh công suất. Thông thường, một máy sẽ có 3 – 5 cấp giảm tải. Những hệ thống có nhiều cụm máy thì số lượng cấp giảm tải càng lớn
- Tiết kiệm không gian lắp đặt. Một hệ thống làm lạnh sử dụng cho không gian lớn sẽ tốt hơn việc lắp đặt nhiều thiết bị riêng lẻ ở từng khu vực
- Có tính linh động cao. Khi có nhu cầu mở rộng diện tích làm mát, thì chỉ cần điều chỉnh trong hệ thống lạnh. Cũng có thể thay đổi công suất cao hơn mà không cần phải lắp đặt mới.
- Quá trình sử dụng dễ dàng, một hệ thống lạnh chỉ dùng một hệ thống điều khiển. Do đó, bạn cũng không cần phải thao tác thiết bị quá nhiều.
3. Phân loại hệ thống lạnh công nghiệp
Hệ thống lạnh công nghiệp có nhiều loại, phụ thuộc vào tính chất công trình và điều kiện tài chính. Nhìn chúng thì hệ thống này có 3 loại sau:
3.1 Điều hoà không khí cục bộ
Hệ thống điều hòa không khí cục bộ bao gồm các máy cục bộ được lắp đặt cho các khu vực riêng lẻ. Thường có hai khối chính là dàn nóng nằm ngoài khu vực điều hoà và dàn lạnh chuyên phát lạnh dùng trong khu vực cần làm mát. Đặc điểm chính của hệ thống điều hòa không khí:
- Công suất hoạt động nhỏ từ 9000 – 96000 Btu/h
- Quá trình lắp đặt, vận chuyển đơn giản, không yêu cầu cao về kỹ thuật
- Không gây ảnh hưởng đến các máy lạnh khác trong cùng hệ thống
- Việc bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh diễn ra độc lập
- Một số hạn chế hệ thống điều hòa không khí cục bộ:
- Ảnh hưởng đến kết cấu kiến trúc tòa nhà khi dàn nóng nằm ngoài không gian sử dụng
- Dàn nóng và dàn lạnh được kết nối bằng đường ống dẫn gas. Do đó, dễ phát sinh hư hỏng trong quá trình hoạt động, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường
- Quá trình sản xuất khí tươi chủ yếu nhờ vào hoạt động của quạt gió. Lượng khí này chưa được xử lý lọc bụi, có thể xảy ra hiện tượng chênh lệch nhiệt độ, tạo cảm giác khó chịu
- Hiệu suất làm lạnh chịu ảnh hưởng nhiệt độ bên ngoài
- Hệ số tiêu thụ điện năng đáng kể, chi phí bỏ ra vận hành lớn
- Độ bền diễn ra trong khoảng thời gian từ 5 – 6 năm đổ lại
- Áp dụng chủ yếu cho các công trình nhỏ, không yêu cầu nhiều về thông số
3.2 Hệ thống điều hòa không khí trung tâm
Hệ thống bao gồm một hay nhiều máy trung tâm cùng phối hợp tạo thành hệ thống tổng thể làm lạnh cho một không gian nhất định. Hệ thống điều hòa trung tâm dùng nước làm tác nhân làm lạnh thông qua hệ thống đường ống dẫn và dàn trao đổi nhiệt.
Có hai loại hệ thống được sử dụng phổ biến là Chiller giải nhiệt nước và Chiller giải nhiệt gió. Cấu tạo hệ thống máy lạnh trung tâm bao gồm:
- Máy lạnh trung tâm Chiller: Đóng vai trò sản xuất nước lạnh thông qua hệ thống ống dẫn và cung cấp đến các dàn trao đổi nhiệt để tỏa khí lạnh
- Các dàn trao đổi nhiệt – FCU: Được đặt tại các khu vực cần làm lạnh, tùy vào công suất làm lạnh của từng phòng tương ứng với công suất dàn trao đổi nhiệt. Nước lạnh từ máy lạnh thông qua dàn thực hiện trao đổi nhiệt với không khí có trong phòng và làm lạnh
- Tháp giải nhiệt và bơm nước: Dùng để giải phóng năng lượng nhiệt của bình ngưng sau khi điều hòa thực hiện làm lạnh nước
- Hệ thống đường ống phân phối khí lạnh: Khí lạnh được dẫn từ FCU đến không gian cần làm lạnh
- Hệ thống đường ống và bơm nước cấp lạnh: Hệ thống này phân bổ nước lạnh từ Chiller đến dàn FCUs
- Hệ thống điện điều khiển: Có sự tác động đến quá trình các thiết bị thực hiện chức năng làm lạnh
Đặc điểm của hệ thống Chiller
- Vị trí linh động: Chiller có thể đặt trong phòng kỹ thuật hay ở tầng mái. Dàn trao đổi nhiệt có thể đặt trong không gian sử dụng, hệ thống đường ống nằm trong hộp kỹ thuật và trần giả. Việc sắp xếp hệ thống không gây ảnh hưởng đến kết cấu kiến trúc công trình
- Bố trí các miệng thổi: Thông qua hệ thống miệng thổi và ống gió, khí lạnh được phủ đều trong phòng. Người dùng cần chú ý đến vị trí để đảm bảo khí lạnh được khuếch tán đều
- Quá trình bổ sung khí tươi dễ dàng: Các thiết bị sẽ trộn khí tươi và khí hồi về từng FCU, AHU qua hệ thống ống gió
- Vận hành máy ổn định không chịu ảnh hưởng nhiệt độ bên ngoài
- Hệ số tiêu thụ điện năng ít, giảm thiểu chi phí vận hành hệ thống
- Dải công suất rộng, việc mở rộng hệ thống khá linh động
- Độ bền tốt, tuổi thọ sử dụng lên đến trên 15 năm
3.3 Hệ thống điều hòa không khí biến tần VRV – VRF
Thuật ngữ VRV (Variable Refrigerant Volume) lần đầu xuất hiện vào năm 1980, được hãng Daikin phát triển.
Sự ra đời của VRV đánh dấu một cột mốc mới cho dòng máy lạnh trung tâm. Hệ thống này được giải nhiệt bằng gió, chỉ với 1 dàn nóng có thể làm việc cùng nhiều dàn lạnh khác. Người dùng có thể tùy ý lắp đặt vị trí mà không ảnh hưởng quá trình làm lạnh. Đây là giải pháp thích hợp cho các tòa nhà hay các công trình có quy mô lớn.
VRF (Variable Refrigerant Flow) cùng sử dụng công nghệ với VRV nhưng được ký hiệu khác để phân biệt với VRV.
Đặc điểm của hệ thống điều hòa trung tâm VRV/VRF là:
- Có khả năng điều chỉnh lưu lượng môi chất và thay đổi công suất phụ tải bên ngoài
- Khắc phục tốt hạn chế của máy lạnh dạng rời khi xảy ra tình trạng đường ống dẫn gas gặp sự cố, độ cao chênh lệch giữa hai dàn nóng lạnh…
- Ưu điểm của hệ thống điều hòa trung tâm VRV/VRF
- Quá trình lắp đặt và vận hành tương đối dễ dàng
- Tiết kiệm không gian lắp đặt, đảm bảo tính thẩm mỹ cao
- Có nhiều mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu khác nhau của người dùng
- Quá trình hoạt động ổn định, tiết kiệm điện năng tiêu thụ
- Ít chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài, độ bền cao
- Chi phí đầu tư hợp lý
4. Các lưu ý cần thiết khi sử dụng máy lạnh công nghiệp
- Hệ thống lạnh hoạt động tốt ở các công trình có quy mô lớn hoặc rất lớn. Thế nên, bạn nên cân nhắc sử dụng hệ thống ở không gian thích hợp. Vị trí không gian để lắp đặt hệ thống cần thuận tiện nhất có thể. Các yếu tố cần quan tâm có thể kể đến như mặt bằng, tiếng ồn, nhiệt độ…
- Từ những tiện ích mà hệ thống lạnh công nghiệp mang lại, người dùng có thể cân nhắc sử dụng cho các công trình lớn. Tuỳ thuộc vào tính chất không gian sử dụng và tài chính mà chọn lựa hệ thống lạnh công nghiệp phù hợp.
II. Hệ thống lạnh công nghiệp Chiller
Chiller- Water chiller là gì vẫn còn rất mới mẻ với hầu hết chúng ta nhưng chiller, water chiller lại vô cùng cần thiết và có thể nói là không thể thiếu trong các ngành công nghiệp làm lạnh hiện nay. Hệ thống Chiller được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, y tế, diện tử,…..
- Định nghĩa Chiller
Chillers là máy để sản xuất nước lạnh cung cấp tới tải của các công trình. Chillers thường được lắp đặt tại các siêu thị hoặc nhà máy.
Hệ thống chiiler còn được biết đến với tên gọi là hệ thống điều hòa trung tâm. Chúng là máy làm lạnh các loại thực phẩm, đồ vật; sản xuất nước lạnh trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm, dùng nước để làm chất tải lạnh. Nước đưa vào sẽ được làm lạnh qua bình bốc hơi.
Hệ thống Chiller gồm 4 máy chính: máy nén, thiết bị ngưng tụ, van tiết lưu, thiết bị bay hơi. Ngoài ra là một số thiết bị phụ khác. Hệ thống chiller sản xuất theo cụm không tách rời và phải đạt chuẩn ARI.
Việc phân loại hệ thống này dựa vào nhiều cách khác nhau: theo máy nén (ly tâm, xoắn ốc, piston, trục vít); theo thiết bị giải nhiệt gió; theo thiết bị giải nhiệt nước; loại thiết bị hồi nhiệt,…
2.Cấu tạo của hệ thống Chiller làm mát nước công nghiệp
Cấu tạo cơ bản của hệ thống làm lạnh Chiller
Hệ thống Chiller bao gồm 5 phần cơ bản:
- Cụm trung tâm nước water Chiller
- Hệ thống đường ống nước lạnh và bơm nước lạnh
- Hệ thống tải sử dụng trực tiếp: AHU; FCU; PAU; PHE;…
- Hệ thống tải sử dụng gián tiếp: hệ thống gió thổi qua các phòng cần điều hòa, các van điều chỉnh ống gió, miệng gió: VAV, Damper,…
- Hệ thống bơm và tuần hoàn nước qua COOLING TOWER (nếu có) đối với chiller giải nhiệt nước
4 vòng tuần hoàn của hệ thống Chiller:
- Vòng màu đỏ: đây là vòng của nước nóng bơm vào cooling tower để tỏa nhiệt ra ngoài môi trường.
- Vòng màu xanh: đây là vòng của gas lạnh tại cụm water chiller
- Vòng màu tím: đây là vòng nước lạnh được bơm đến AHU, FCU, PAU. PHE…
- Vòng màu vàng: đây là vòng của hệ thống ống gió thổi vào phòng điều hòa.
3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống Chiller và phân loại:
Hệ thống Chiller hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển hóa trạng thái của nước. Nước từ dạng khí ngưng tụ chuyển thành dạng lỏng; dạng lỏng đông đặc thành rắn.
Ở quá trình thu nhiệt trong hệ thống, nước được chuyển hóa từ thể rắn sang lỏng rồi sang khí. Có nghĩa là dùng nhiệt môi trường xung quanh, làm mát môi trường và giảm nhiệt độ. Nếu xảy ra ngược lại sẽ là quá trình tỏa nhiệt.
Hệ thống Chiller thường áp dụng quá trình hóa lỏng sang khí (bay hơi nước) để thu được nhiệt xung quanh và làm lạnh chúng: gas lỏng bay hơi và thu nhiệt từ nước khiến nước lạnh đi theo yêu cầu.
Ở quá trình ngược lại: gas hơi áp suất được nên gas lạnh. Khi đi qua máy nén thì gas ở trạng thái hơi áp suất cao sẽ được giải nhiệt hoàn toàn để trở thành dạng lỏng trong một chu trình khép kín. Hệ thống được điều chỉnh bằng van tự động.
♦ Phân loại:
Hệ thống lạnh chillerchi được chia làm 2 loại chính:
• Loại thứ nhất đó là, Máy lạnh cơ động. Loại máy lạnh động cơ này được sử dụng bằng động cơ máy nén khí để hoạt động.
• Loại thứ hai đó là, Máy lạnh dùng môi chất thẩm thấu để vận hành trong quá trình trao đổi nhiệt.
Hai loại máy này có hiệu suất máy lạnh khác nhau Thường thì máy lạnh động cơ có hiệu suất cao hơn máy lạnh dùng môi chất thẩm thấu.
Mỗi loại máy đều có những ưu và nhược điểm rõ ràng. đối với máy lạnh cơ động thì năng động hơn. thiết kế gọn gàng hơn. nhưng nó lệ thuộc nhiều nguồn điện để hoạt động máy nén.
Trong khi đó, máy lạnh dùng môi chất thẩm thấu thì ít cơ động hơn và thiết kế cồng kềnh hơn. nhưng nó dùng trực tiếp nguồn năng lượng đầu vào như than đá hay dầu khí hoặc là nguồn nhiệt năng sẵn có khác để tái tạo lại hệ thống môi chất thẩm thấu hoạt động máy chứ không phụ thuộc vào điện năng.
- Hệ thống Chiller gồm các thiết bị nào?
Hệ thống Chiller bao gồm những thiết bị sau:
Cụm water cooled chiller :
- Cụm water cooled chiller là trung tâm hệ thống Chiller. Thiết bị này có giả cả cao nhất và cũng là thiết bị tiêu tốn điện năng nhiều nhất.
- Thiết bị được sản xuất theo những công suất đã định sẵn.
- Việc tính toán và lựa chọn thiết bị này đơn giản hơn các phần khác. Chúng được chọn theo yêu cầu về năng suất làm lạnh. Loại máy nén gas, hiệu suất làm việc và loại gas. Hoặc có thể lựa chọn kèm theo yêu cầu về chất tải lạnh, gắn bơm nhiệt,…
- Các thương hiệu cung cấp cụm water cooled chiller nổi tiếng:York, Trane, Carrier, Hitachi, Dunham-bush,…Hệ thống máy bơm và đường ống nước lạnh
Hệ thống bơm nước:
- Dùng để bơm nước lạnh qua Chiller đến tải sử dụng trực tiếp. Hiệu suất làm lạnh sẽ tốt hơn nếu mỗi chiiler có máy bơm riêng và là loại máy dùng cho cao ốc, có cột áp tương đối và độ ổn nhỏ.
- Lưu lượng nước bơm vào hệ thống phải được giữ ổn định, không giảm không tăng công suất bằng biến tần nếu không có sự kết hợp có khoa học của hệ thống chung.
- Dựa vào lưu lượng nước và cột áp nước để chọn công suất máy bơm. Việc tính cột áp bơm nước sẽ tương đối phức tạp bởi n hiều thông số. Chính vì thế, cần dùng phần mềm để có được kết quả chính xác nhất.
Đường ống:
- Đường ống được cấu tạo từ thép đen có cách nhiệt với nước lạnh. Loại ống này sẽ dẫn ra cooling tower. Gần đây, người ta đã bắt đầu thay thế ống thép bằng ống nhựa PPR và đang có những phản hồi rất tốt.
- Lựa chọn đường ống phải tùy thuộc vào lưu lượng nước mà chúng chuyên chở. Nếu đường ống quá nhỏ sẽ gây tổn thất áp suất lớn và đường ống cũng chịu sức ép lớn hơn. Còn nếu đường ống quá to thì giá thành của hệ thống sẽ tăng cao.
Hệ thống AHU; FCU; PAU; MAU
- Hệ thống AHU: đây là bộ xử lý nhiệt ẩm trong hệ thống Chiller. Chúng có nhiều ống gió phụ khác nhau để đi vào không gian điều hóa. AHU có rất nhiều dàn coil ống đồng, lớp lọc bụi theo yêu cầu xử lý cho những diện tích lớn.
- FCU: Hệ thống này sử dụng cho nhiều phòng nhỏ, những nơi mà hệ thống ống gió của AHU không thể tới được. Cung có thể lắp đặt hệ thống này tại những nơi có yêu cầu riêng về độ ẩm, nhiệt độ khác với AHU sẵn có. FCU không có khả năng xử lý nhiệt tốt như AHU. Vì vậy, nếu yêu cầu quá cao thì nên sử dụng thêm PAU lắp bên ngoài và nối ống gió cho FCU.
- PAU: Là hệ thống cấp gió khô hơn so với không khí trong điều hòa. Đây là độ khô chứ không phải độ ẩm tương đối. Luôn cấp gió nhiệt độ thấp khi có thể sẽ giảm được size của Indoor Unit hoặc FCU.
Mô hình AHU
• Cấu trúc của mô hình AHU sẽ có sự khác biệt tùy theo nhà sản xuất. AHU là thiết bị trao đổi nhiệt giữa nước nóng hoặc lạnh với không khí.
• AHU yêu cầu hàm lượng tính toán riêng biệt, sản xuất theo các thông số về nhiệt độ, lưu lượng gió, độ ẩm trước và sau của phòng.
• Hệ thống tủ điều khiển và tủ kết nối được sản xuất riêng biệt tại 2 công ty khác nhau
• Để giảm bớt một số quy trình tính toán phức tạo thì đơn vị sản xuất đã cung cấp các phần mềm có nhiều tính năng chọn riêng cho từng hãng. Chính vì thế, chỉ cần có đầy đủ thông số là bạn đã có thể lựa chọn được mô hình AHU phù hợp nhất.
Đường ống nước lạnh vào AHU
Không phải các coil AHU lúc nào cũng hoạt động đầy tải mà chúng phụ thuộc vào quá trình thiết kế và công suất làm lạnh cao nhất. Các giải pháp tăng hiệu quả cho hệ thống như sau:
• Van 2 ngả (two way valve control): loại van giúp thay đổi lưu lượng nước cấp, áp lực sẽ được giải phóng nên giúp tiết kiệm điện máy bơm.
• Van 3 ngả (three way valve control): Giúp lưu lượng nước được liên tục
• Face and bypass damper control: Nhờ hệ thống cửa gió có thể điều chỉnh được mà đẩy một lượng gió thổi qua bypass damper khi chạy non tải. Bên cạnh đó, tiết kiệm được ống bybass và tiết kiệm điện cho máy bơm.
• Primary-Secondary: đây là hệ thống 2 vòng nước bao gồm vòng sơ cấp và vòng thứ cấp. Vòng sơ cấp để cung cấp nước qua cụm Chiller nên phù hợp với bơm cột áp nhỏ. Vòng thứ cấp giúp phân phối nước lạnh vào công trình giúp giảm điện năng tiêu thụ.
Variable Primary Flow VPF ( Hệ thống lưu lượng thay đổi với đoạn ống by pass)
• Khi chỉ có 1 hệ bơm đi qua Evaporator của Chiller với các bơm dùng biến tấu để điều khiển.
• Chiller và bơm nước đều có khả năng giảm tải.
• Cần phải tính toán lắp đặt đường ống bypass một các chính xác nhất để có thể đáp ứng được lưu lượng nhỏ nhất của Chiller.
• VFF có khả năng giảm năng lượng tiêu tốn 3%/năm cho toàn bộ hệ thống. Giảm chi phí đầu tư khoảng 4-8%, tiết kiệm được nhiều không gian và giảm được chi phí bảo trì; giảm năng lượng cho hệ bơm lạnh (25-50%); giảm năng lượng Chiller (13%).
Hệ thống Ống gió:
• Hòa trộn gió hồi và gió tươi và lượng gió này sẽ được đưa vào AHU hoặc FCU để xử lý theo đúng yêu cầu của người sử dụng.
• Có rất nhiều phương pháp để tính toán cho hệ thống ống gió nhưng phổ biến vẫn là ma sát đồng điếu.
• Dễ dàng lựa chọn được số lượng miệng gió cũng như kích thức mỗi nhánh.
• Ngoài ra còn nhiều loại ống gió khác như: ống gió thải, ống gió thổi, ống gió tăng áp cầu thang
• Tính toán không quá mấy phức tạp do dể dàng trong lựa chọn số lượng miệng gió và kích thước từng đoạn nhánh. thông số chủ yếu là lưu lượng gió và độ ồn yêu cầu điều dể dàng tra ra được. Mà điều khó khăn nhất là thể hiện trên bản vẻ 2D hoặc 3D để ra thông số chính xác nhất cho nhà đầu tư.
• Ngoài ra còn có hệ thống ống gió khác như ống gió hồi, ống gió thải, ống gió tăng áp cầu thang .v.v.
Hệ thống kết nối điều khiển Chiller
• Tất các thiết bị của hệ thống đều hoạt động bằng bộ điều khiển DDC. DDC có thể nhận cả tín hiệu cảm biến và được lập trình điều chỉnh sẵn bằng máy tính có tích hợp cổng truyền thông.
• DDC có kết nối với máy chủ qua chuẩn giao tiếp.
• Máy chủ có thể biết được hệ thống nào đang hoạt động và kiểm soát được tình trạng hoạt động đó theo yêu cầu của người quản lý.
• Việc cài đặt điều khiển phải đảm bảo các thiết bị giao tiếp được với nhau và kết nối máy tính với phần mềm BMS riêng.
- Phân loại hệ thống làm lạnh Chiller theo công dụng:
Hệ thống Chiller được sử dụng để làm lạnh nước xuống mức được yêu cầu nên có thể phân loại chúng theo công dụng mà chúng phục vụ như sau:
Giải nhiệt công nghiệp: Điều chỉnh nhiệt rất rộng, từ 60 xuống còn 30 độ C. Thường được sử dụng trong các nhà máy in màu, nhựa, làm lạnh quá trình trộn hóa chất, giải nhiệt cầu máy cơ khí, cấp nước lạnh khi trộn bê tông, quá trình chưng cất trong nhà máy bia,…
Sử dụng làm điều hòa không khí trung tâm nước với dãy điểu chỉnh độ nước hẹp hơn 7-12 độ C. Thường được sử dụng tại trung tâm thương mại, nhà sách, siêu thị, xưởng công nghiệp (nhà thuốc, dệt may,…)
B. QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG LẠNH
- Hệ thống lạnh là những thiết bị máy móc chuyên dụng để làm việc hầu như khắp mọi nơi từ các nhà máy, xí nghiệp lớn , đến các doanh nghiệp nhỏ, lẻ .
- Do thường xuyên làm việc với cường độ lớn, làm việc liên tục nên công tác kiểm định an toàn được đặt lên hàng đầu để đảm bảo an toàn cho người vận hành, người xung quanh và đảm bảo quá trình làm việc xuyên suốt.
- Qua đó, theo quy định của pháp luật thì các thiết bị này phải bắt buộc thực hiện kiểm định nghiêm ngặt. Vậy nên Kiểm định hệ thống lạnh là hoạt động quan trọng và bắt buộc đối với những tổ chức ,cá nhân sử dụng .
- Chúng ta điều thấy hiện nay, việc sử dụng hệ thống lạnh trong đời sống, sản xuất củng đang rình gập nhiều mối nguy hiểm .Hầu hết các hệ thống lạnh hiện nay ở Việt Nam do các doanh nghiệp chế tạo hoặc được nhập mới, củ từ nước ngoài về sử dụng. Cho nên cũng không thể không hoài nghi về chất lượng của hệ thống lạnh trên thị trường. Nếu kỹ thuật không đảm bảo, chất lượng không tốt, dẫn đến một số tai nạn đáng tiếc xảy ra.
- Việc kiểm định an toàn hệ thống lạnh phải do đơn vị được cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền, chuyên ngành, nhân viên kiểm định và có nghiệp vụ thực hiện.
- Hiện nay có nhiều đơn vị thực hiện kiểm định nồi hơi, để nhanh chóng và giá thành rẻ, quý khách có thể liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ để được hỗ trợ.
- Kiểm định hệ thống lạnh là gì?
Kiểm định hệ thống lạnh hay còn gọi là kiểm định hệ thống điều hòa không khí, kiểm định hệ thống chiller là toàn bộ quá trình kiểm tra, đánh giá sự an toàn của hệ thống theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn được ban hành.
- Lợi ích kiểm định hệ thống lạnh
- Kiểm định hệ thống lạnh nên được làm định kỳ để đảm bảo được độ an toàn. Ngoài ra, tác dụng của kiểm định hệ thống lạnh còn được thể hiện qua:
- Nâng cao năng suất làm việc, lao động do hệ thống đã được kiểm tra an toàn, làm việc không bị gián đoạn.
- Kiểm định hệ thống lạnh giúp hạn chế được tai nạn nghề nghiệp. Từ đó, làm giảm chi phí bồi thường.
- Làm tăng chức năng bảo vệ môi trường, làm giảm sự hao hụt về môi chất lạnh.
- Kiểm định hệ thống này là bằng chứng để chứng minh độ an toàn với khách hàng cũng như các đơn vị bảo hiểm.
- Đảm bảo thực hiện đúng các quy định về pháp luật.
- Những tiêu chuẩn kiểm định hệ thống lạnh
Dưới đây là một số tiêu chuẩn kiểm định được các cơ quan chức năng đưa ra nhằm quy chuẩn theo một khuôn khổ nhất định:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động hệ thống lạnh: QCVN 21:2015/BLĐTBXH.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động bình chịu áp lực và nồi hơi: QCVN 01:2008/BLĐTBXH.
- Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh: QTKĐ08:2016/BLĐTBXH.
- Yêu cầu kỹ thuật an toàn về kết cấu, thiết kế và chế tạo của bình chịu áp lực: TCVN 8366:2010.
- Yêu cầu kỹ thuật về môi trường và an toàn hệ thống bơm nhiệt và hệ thống lạnh: TCVN 6104:2015 (ISO 5149).
- Yêu cầu phương pháp kỹ thuật và kỹ thuật của mối hàn, thiết bị áp lực: TCVN 6008:2010.
- Yêu cầu chung về lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp: TCVN9358:2012.
- Hướng dẫn kiểm tra, thiết kế, bảo trì hệ thống chống sét cho công trình: TCVN9385:2012.
Ngoài những tiêu chuẩn kiểm định trên, bạn có thể kiểm định theo tiêu chuẩn cao hơn của nước ngoài.
- Các hình thức kiểm định hệ thống lạnh:
Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
- Khi sử dụng lại các hệ thống đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
5. Điều kiện kiểm định hệ thống lạnh
• Hệ thống lạnh phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định
• Hồ sơ, tài liệu của hệ thống lạnh phải đầy đủ
• Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định
• Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định hệ thống lạnh
- Quy trình kiểm định hệ thống lạnh
Quy trình kiểm định hệ thống lạnh được thực hiện theo các bước sau, đảm bảo độ an toàn:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế, lắp đặt hệ thống
- Số liệu về hàn và kết quả kiểm tra, thử nghiệm các mối hàn
- Biên bản nghiệm thu tổng thể hệ thống lạnh, bản vẽ.
- Kiểm tra nhật ký vận hành, hồ sơ xuất xưởng và chế độ bảo trì.
- Kiểm tra hồ sơ kiểm định (nếu kiểm định lần đầu thì không cần).
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong
Có hai cách kiểm tra kỹ thuật bên trong và bên ngoài như:
- Kiểm tra không phá hủy:
- Sử dụng một số phương pháp chụp phim, siêu âm, bột từ, thẩm thấu để kiểm tra các lỗi kỹ thuật về ăn mòn trên đường ống, kim loại, mối hàn.
- Kiểm tra bằng mắt
- Kiểm tra lớp cách nhiệt, lớp bọc bảo ôn.
- Kiểm tra các biến dạng hình học, cách lối ăn mòn.
- Kiểm tra sàn thao tác, cầu thang, điều kiện vận hành.
Bước 3: Thử nghiệm
- Thử kín: kiểm tra độ rò rỉ.
- Thử bền: đường ống, các thiết bị áp lực.
Bước 4: Kiểm định các cơ cấu bảo vệ, an toàn, thiết bị đo lường
Các cơ cấu bảo vệ an toàn trên hệ thống lạnh bắt buộc phải được tháo ra để kiểm tra khi kiểm định hệ thống lạnh:
- Kiểm định van an toàn
- Kiểm định áp kế
- Rơ le nhiệt độ, áp suất
- Kiểm định hệ thống nối đất, tiếp địa
Bước 5: Kiểm tra vận hành hệ thống
Bước này chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu
Nếu các bước kiểm tra trên đạt chất lượng đảm bảo, tiếp tục thực hiện kiểm tra vận hành
Bước 6: Xử lý kết quả
Lập biên bản kiểm định theo mẫu.
Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định ban hành
Thông qua biên bản kiểm định
Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của hệ thống lạnh
Dán tem kiểm định
Chứng nhận kết quả kiểm định:
- Khi hệ thống lạnh được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn. Tổ chức kiểm định cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho hệ thống lạnh trong vòng 05 ngày làm việc.
- Khi hệ thống lạnh kiểm định không đạt các yêu cầu thì cấp cho cơ sở sử dụng thiết bị hệ thống lạnh một biên bản kiểm định không dạt và ghi rõ lý do hệ thống lạnh không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện khắc phục.
7. Thời hạn kiểm định hệ thống lạnh.
- Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ theo quy định của Pháp luật hiện hành của các hệ thống lạnh là 03 năm.
- Đối với những hệ thống lạnh có môi chất lạnh có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại và hệ thống lạnh đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
- Đối với hệ thống lạnh có sử dụng môi chất lạnh có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại đã sử dụng trên 12 năm và hệ thống lạnh đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
- Đơn vị kiểm định hệ thống lạnh
- Hiện tại ở Việt nam, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, chỉ có các tổ chức và cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới có đủ điều kiện để thực hiện công việc này.
- Để việc kiểm định sẽ có kết quả tin cậy, khách quan, chính xác phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của kiểm định viên cũng như các thiết bị, máy móc được sử dụng trong quá trình kiểm tra
- Chi phí kiểm định hệ thống lạnh là bao nhiêu?
Chi phí kiểm định hệ thống lạnh được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên công suất mà đơn vị chế tạo đã công bố. Quý khách có nhu cầu thực hiện kiểm định hệ thống lạnh vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn, trao đổi và báo giá chi tiết.
CTY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 028 3831 4194 . hotline: 0909 555 861
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net.