KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỀU CHẾ, TỒN TRỮ VÀ NẠP KHÍ
- Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí là gì?
Là hệ thống thiết bị dùng để tiến hành các quy trình nhiệt học hoặc hóa học điều chế, tồn trữ các chất khí hóa lỏng và nạp vào bình chịu áp lực có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. Những trạm chiết nạp luôn là nơi tiềm ẩn những nguy hiểm nếu xảy ra vấn đề, những sự cố về tai nạn lao động như cháy hay nhất là nổ luôn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người lao động cũng như xã hội. Chính vì thế kiểm định trạm chiết nạp một cách nghiêm ngặt.
- Quy trình chiết nạp chai
(1) Bồn chứa khí lỏng
(2) Bơm lỏng cao áp, năng suất 300 – 360 m3/h
(3) Bộ hóa hơi cao áp
(4) Van xả khí
(5) Van an toàn, cài đặt 176 kg/cm2
(6) Van chặn cao áp trên giàn nạp
(7) Áp kế, 0 – 250 bar
(8) Van chặn trên giàn nạp nối với vòi nạp lắp vào van chai
(9) Chai chứa khí áp lực cao
(10) Van cấp lỏng từ đáy bồn đến bơm lỏng cao áp
(11) Van hồi khí về đỉnh bồn
- Tóm tắt quá trình chiết nạp khí
Chai chứa khí lỏng trước khi đưa vào nạp phải được kiểm tra kỹ thuật:
- Kiểm tra hiệu lực sử dụng của chai (niên hạn khám nghiệm chai áp lực)
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên cổ chai (số chế tạo, năm sản xuất, áp suất làm việc, áp suất thử, trọng lượng vỏ chai, dung tích chai);
- Kiểm tra màu sơn và chữ đề chất khí
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của van chai: đóng mở nhẹ và kín, các chi tiết van phải có đầy đủ và làm bằng vật liệu phù hợp với sử dụng khí oxy, tẩy rửa làm sạch
các vết đen, vết sơn, bụi dơ, dầu mỡ đóng dính ở van bằng nước xà phòng; - Kiểm tra mùi hôi, khí lạ ở miệng van;
- Kiểm tra âm thanh chai;
- Không được nạp và loại các chai: chai hết niên hạn sử dụng, van bị nghiêng, hỏng, ren van đã vặn sát hết cổ chai, van và thân chai bị dính dầu mỡ, thân chai có
vết trầy xướt, rỗ sâu, rỉ sét từng mảng, thân chai bị móp méo biến dạng, chân đế đứng không vững, hoặc thân chai có vết đốt, vết hàn sửa chữa.
Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu các chai dược lắp vào giàn nạp, móc xích giữ chai chắc chắn, xả ra trời hết khí dư chứa trong chai, rồi lắp còng vào miệng van chai sẵn sàng chờ nạp, số lượng chai (9) đưa vào nạp phải phù hợp với năng suất bơm và thời gian nạp trong khoảng từ 45 đến 60 phút.
Các bước chiết nạp khí vào chai như sau:
- Trước tiên tạo áp bồn chứa oxy lỏng (1) từ 5 đến 7 kg/cm2 và phải đảm bảo các van chai, các van chặn của từng chai (8), van chặn chính trên giàn nạp (6) đã mở hoàn toàn.
- Sau đó mở van đáy bồn (10), van hồi khí về đỉnh bồn (11), van xả khí (4) để làm lạnh bơm lỏng cao áp (2) khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút.
- Quan sát nếu thấy dòng lỏng phụt ra ở van xả (4) lúc này bơm đã đủ lạnh, ấn nút điện khởi động bơm rồi đóng van xả (4). Bơm hoạt động tốt sẽ nghe tiếng gỏ đều đặn, đồng hồ chỉ thị áp suất (7) tăng đều, băng tuyết bám đều trên bộ hóa hơi (3);
- Khi áp suất trên giàn nạp đạt 80 kg/cm2 kiểm tra nhiệt độ từng chai xem có nóng không để chứng tỏ có khí oxy nạp vào chai rồi dùng bọt xà phòng kiểm tra rò rỉ ở miệng van chai, ty van, và phần ren van giáp với cổ chai;
- Thường xuyên dùng tay kiểm tra nhiệt độ nóng đều từng chai, khi áp suất đạt đến 160 kg/cm2. Ấn nút tắt bơm, dừng nạp, đóng van chính trên giàn nạp (6) rồi đóng chặt van từng chai. Tháo còng nạp, đóng van cấp lỏng (10), van hồi khí (11), mở van xả áp (4);
- Dùng bọt xà phòng kiểm tra rò rỉ các chai đã nạp đầy trước khi ghi số liệu vào “Phiếu nạp khí”, dán nhãn, để chai làm mát tự nhiên đến nhiệt độ môi trường lúc này áp suất trong chai chứa khí sẽ giảm xuống còn 150 kg/cm2 (áp suất làm việc của
- Chai chứa khí) rồi lưu vào kho chứa chai đầy.
- Kiểm định hệ thống điều chế, nạp khí là gì?
- Kiểm định an toàn hệ thống điều chế, nạp khí là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, phân tích của đơn vị kiểm định theo quy trình kiểm định nhằm đánh giá tình trạng an toàn của các loại thiết bị theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Hệ thống điều chế, nạp khí là một trong những thiết bị yêu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn bắt buộc theo những Quyết định và Thông tư đã được ban hành.
4. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong kiểm định hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí
- QCVN 01:2008/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
- TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;
- TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;
- TCVN 6156:1966 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;
- TCVN 2622:1995 – Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế;
- TCVN 4245:1996 – Yêu cầu Kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng Oxy, Axetylen;
- TCVN 6486:2008 – Khí đốt hóa lỏng(LPG) – Tồn chứa dưới áp suất – Yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt;
- TCVN 6290:1997 – Chai chứa khí. Chai chứa khí vĩnh cửu- Kiểm tra tại thời điểm nạp khí;
- TCVN 6713:2000 – Chai chứa khí. An toàn trong thao tác;
- TCVN 6715:2000 – Chai chứa khí Axetylen hoà tan. Kiểm tra tại thời điểm nạp khí;
- TCVN 7762:2007 – Chai chứa khí – Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi nạp;
- TCVN 6008:2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra;
- TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
- TCVN 9358:2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
- QTKĐ: 03 – 2016/BLĐTBXH – Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
- Các bước tiến hành kiểm định
– Chuẩn bị kiểm định
Đơn vị kiểm định
- Cùng với đơn vị sử dụng thiết bị lập biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định
- Bố trí kiểm định viên có năng lực, kinh nghiệm
- Mang đầy đủ trang thiết bị phù hợp để kiểm định bình chịu áp lực
- Kiểm định viên phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân
Đơn vị yêu cầu
- Các thiết bị phải được lắp đặt hoàn chỉnh và đủ điều kiện để tiến hành kiểm định
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch, các tài liệu có liên quan đến thiết bị
- Khoanh vùng khu vực cần kiểm định hoặc có biển cảnh báo trong suốt quá trình kiểm định.
- Cử cán bộ tham gia chứng kiến kiểm định và công nhân vận hành, sửa chữa, căn chỉnh thiết bị khi cần thiết
– Tiến hành kiểm định
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm: Thử bền, thử kín
- Kiểm tra vận hành;
- Xử lý kết quả kiểm định.
– Xử lý kết quả kiểm định
- Sau khi hoàn tất công tác kiểm định, kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.
- Kiểm định viên ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị
- Chỉ dán tem khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu.