kiểm định hệ thống cốp pha trượt -dụng cụ kiểm định cốp pha trượt Reviewed by Momizat on . kiểm định hệ thống cốp pha trượt -dụng cụ kiểm định cốp pha trượt Thiết bị  và dụng cụ phục vụ kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định hệ thống cốp pha trượt -dụng cụ kiểm định cốp pha trượt Thiết bị  và dụng cụ phục vụ kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống Các thiết bị, dụng cụ phục vụ Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » kiểm định hệ thống cốp pha trượt -dụng cụ kiểm định cốp pha trượt

kiểm định hệ thống cốp pha trượt -dụng cụ kiểm định cốp pha trượt




kiểm định hệ thống cốp pha trượt -dụng cụ kiểm định cốp pha trượt

Thiết bị  và dụng cụ phục vụ kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống

Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định phải được kiểm định và hiệu chuẩn theo quy định, bao gồm:

– Thiết bị đo điện: đo điện tr cách điện, điện trở tiếp đất, đo dòng điện và đo hiệu điện thế;

– Máy kinh vĩ và máy thủy bình;

– Các thiết bị đo lường cơ khí: đo độ dài, đo đường kính, đo khe hở và đo chiều dày;

– Thiết bị kiểm tra sức nâng kích thủy lực;

– Thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác khi cần thiết

Điều kiện về kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:

1  Hệ thống cốp pha trượt được lắp đặt xong tại hiện trường và phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.

2  Các kích thủy lực sử dụng trong hệ thống đã được kiểm định đơn lẻ về sức nâng và cơ cấu bộ phận (theo phụ lục C).

3  Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống cốp pha trượt phải đầy đủ theo quy định của quy trình này.

4  Các yếu tố về vệ sinh môi trường và thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm.

5  Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động cần đáp ứng để vận hành hệ thống cốp pha trượt phục vụ kiểm định.

Chuẩn bị tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống

_Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định,cơ sở phải phối hợp và thống nhất kế hoạch kiểm định. Chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và c người tham gia, giám sát việc kiểm định.

  Kiểm tra lý lịch và hồ sơ thiết bị

_ Đối với kiểm định sau lắp đặt tại hiện trường

Cơ sở phải chuẩn bị các hồ sơ và tài liệu có liên quan đến thiết bị được kiểm định đ tổ chức kiểm định tiến hành các thủ tục kiểm định.

– Hồ sơ kỹ thuật (theo tài liệu chỉ dẫn của nhà chế tạo hoặc thiết kế theo điều kiện thực tế tại công trường được phê duyệt) gồm có:

+ Bản vẽ sơ đồ bố trí hệ thng thiết bị trên công trường;

+ Bản vẽ tổng thể hệ thống thiết bị có ghi kích thước và các thông số kỹ thuật chính cùng các chỉ dẫn về phân bố tải trên sàn công tác trong quá trình thi công;

+ Bản vẽ lắp đặt các cụm thiết bị chính và bản vẽ sơ đồ truyền động thủy lực cho hệ thống kích nâng, bản vẽ sơ đồ hệ thống chống sét và tiếp địa;

+ Bản vẽ hệ thống thiết bị vận chuyển theo phương đứng và theo phương ngang cùng đặc tính kỹ thuật (nếu có trang bị);

+ Bản vẽ kết cấu kim loại;

+ Kết quả thử nghiệm của các kích thủy lực đơn lẻ sử dụng trong hệ thống.

– Lý lịch của thiết bị phải thể hiện được mã hiệu, nơi chế tạo và năm sản xuất, đặc tính kỹ thuật của hệ thống kích nâng, trạm bơm thủy lực, van khóa và các thiết bị an toàn của hệ thống thủy lực;

– Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần kiểm định trước;

– Hướng dẫn lắp đặt, vận hành và xử lý sự cố thiết bị.

_  Đối với kiểm định đnh kỳ

– Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị;

– Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần kiểm định trước;

– Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra.

_  Đối với kiểm định bất thường

– Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị (đối với thiết bị cải tạo, sửa chữa có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật);

– Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần kiểm định trước;

– Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi lý lịch, hồ sơ của thiết bị đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu của quy trình này. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục, bổ sung.

 Kiểm tra hồ sơ lắp đặt

– Vị trí lắp đặt, các kích thước an toàn, lối đi, cầu thang, chiếu sáng, các cảnh báo bằng âm thanh và ánh sáng hoặc biển báo;

– Bản vẽ mô tả vị trí đặt các thiết bị quan trắc và các điểm đo;

– Bản vẽ hoàn công và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật;

– Các kết quả kiểm tra tiếp đất và điện trở cách điện của động cơ.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi hồ sơ, lý lịch của thiết bị đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu của quy trình này. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục và bổ sung.

8. Tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống

8.1  Kiểm tra bên ngoài

– Công tác kiểm tra bên ngoài của hệ thống cốp pha trượt chỉ được tiến hành sau khi hoàn tất lắp đặt và có biên bản nghiệm thu hoàn thành công việc lắp đặt. Việc lắp đặt hệ thống cốp pha trượt chỉ được tiến hành sau khi kết thúc toàn bộ công việc đổ bê tông đến công trình thi công bằng cốp pha trượt. Lớp bê tông đầu tiên cao từ 10cm đến 15cm của phần thi công bằng cốp pha trượt nên được thi công cùng với phần bê tông đổ trước khi trượt;

– Tiến hành kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị: vị trí lắp đặt, các kích thước an toàn, lối đi, cầu thang, chiếu sáng, các cảnh báo bằng âm thanh và ánh sáng hoặc biển báo… phải đáp ứng Điều 9 của TCVN 9342:2012 hoặc h sơ thiết kế thi công lắp đặt hệ thống thiết bị đã được phê duyệt;

– Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, sự phù hợp của các bộ phận, cụm máy, chi tiết và thông số kỹ thuật trên nhãn mác của thiết bị phải phù hợp với hồ sơ, lý lịch. Cần đặc biệt chú ý kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn của các chi tiết, bộ phận sau:

+ Kết cấu kim loại của giá nâng, vành gông trên, vành gông dưới, sàn công tác và giàn giáo treo phải tuân theo TCVN 9342:2012. Kết cấu kim loại của thiết bị vận chuyển vật liệu theo phương đứng (nếu được trang bị): kiểm tra và đánh giá căn cứ theo Phụ lục 6 – TCVN 4244:2005;

+ Các mối ghép bu lông của các liên kết: kiểm tra bằng quan sát việc lắp ghép các cụm chi tiết về s lượng, chủng loại/cấp bền của bu lông đúng với hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo;

+ Kiểm tra các liên kết hàn: việc kiểm tra bằng quan sát phát hiện các hư hng khuyết tật bên ngoài và kiểm tra bằng phương pháp không phá hủy mối hàn (NDT) phù hợp với TCVN 4244:2005;

+ Kiểm tra và đánh giá các chi tiết, bộ phận của thiết bị vận chuyển vật liệu theo phương đứng và lồng cầu thang đi bộ được tiến hành tuân theo TCVN 4244:2005, TCVN 9342:2012 hoặc các Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn phù hợp khác. Thiết bị vận chuyển theo phương đứng cần có đầy đủ các bộ phận đảm bảo an toàn đáng tin cậy như giới hạn tải trọng nâng, giới hạn hành trình, phanh hãm bảo hiểm, tín hiệu cảnh báo khi làm việc và các thiết bị an toàn cơ và điện khác;

+ Cáp điện, tủ điện điều khiển: dây cáp điện động lực phải theo đúng chủng loại của nhà chế tạo, đầu nối trong tủ điện điều khiển phải được bắt chặt và đảm bảo các quy định về an toàn điện hiện hành;

+ Hệ thống thủy lực: kiểm tra sự xiết chặt của các bu lông, kiểm tra việc lắp đặt các cụm van, đường ống dẫn, trạm bơm dầu, các đồng h chỉ báo, bộ điều chỉnh áp lực dầu, các đầu ni… Kiểm tra phát hiện việc rò r dầu thủy lực của toàn bộ các chi tiết đấu nối;

+ Tình trạng của hệ dây dẫn xuống của thiết bị chống sét phải được thông suốt và phải tuân theo TCVN 9385:2012;

+ Kiểm tra việc lắp đặt đầy đủ và đúng cách của hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng. Hệ thống chống cháy so với thiết kế cần phải tuân theo TCVN 9342:2012.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị được lắp đặt đầy đủ, đồng bộ, theo đúng thiết kế, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật và đáp ứng các yêu cầu trong mục 

Kết quả kiểm tra lý lịch, hồ sơ k thuật và kiểm tra bên ngoài được lập thành Bản ghi chép tại hiện trường theo Phụ lục A của quy trình này.


© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top