Kiểm định hệ thống chống sét – Kiểm định thiết bị chống sét van trung thế

Kiểm định hệ thống chống sét – Kiểm định thiết bị chống sét van trung thế
Sét là hiện tượng tự nhiên có khả năng phát ra tia lửa và dòng điện đủ mạnh có thể gây chết người hoặc bị thương, cháy nhà cửa, làm đổ cây cối, hư hại tài sản…
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và có mật độ giông sét cao trên thế giới. Khi sét đánh vào sẽ gây ra các sự cố trên hệ thống lưới điện
Đó là nguyên nhân tại sao chúng ta phải lắp đặt và kiểm định hệ thống chống sét.
Hệ thống chống sét là biện pháp tốt nhất nhằm đem lại an toàn cho nhà và công trình khi có hiện tượng mưa dông tạo ra sét đánh xuống.
Để phòng tránh các nguy cơ do sét gây ra, nhiều hộ gia đình, nhiều nhà đầu tư, nhiều chủ công trình đã lắp đặt hệ thống chống sét, đảm bảo an toàn cho công trình, thiết bị máy móc và tính mạng con người.

Hình ảnh kiểm định hệ thống chống sét
Thiết bị chống sét van trung thế là thiết bị hạn chế các quá điện áp xảy ra trong hệ thống điện nhằm bảo vệ cách điện chính cho các thiết bị trong hệ thống điện.
Chống sét van trung thế tạo ra một đường dẫn đưa dòng điện xuống đất khi có sự cố quá điện áp và sau đó khôi phục lại trạng thái bình thường trong điều kiện vận hành.
Một số chống sét van trung thế hiện nay có bộ ngắt nối được gắn nối tiếp vào phần đuôi của chống sét van, bộ phận này sẽ hoạt động khi dòng điện có sự cố quá điện áp.
|
chong-set-van-trung-the-areva |
Cấu tạo và hoạt động của thiết bị chống sét van trung thế:
– Mỗi cặp khe hở được chế tạo bởi 2 đĩa đồng mỏng dập định hình, song song các tấm đồng trên là các điện trở nhằm mục đích phân bố đều điện áp trên các khe hở.
– Điện trở phi tuyến gồm các tấm hình trụ tròn ghép nối tiếp. Điện trở phi tuyến có thể là Vilit hoặc Tirit hoặc ZnO… (thường là Vilit) có tác dụng hạn chế dòng điện qua chống sét van khi sóng qua điện áp chọc thủng khe hở phóng điện. Giá trị điện trở phi tuyến giảm khi điện áp đặt vào tăng và tăng lên khi điện áp giảm xuống bằng điện áp pha.
Thiết bị chống sét van trung thế hoạt động như thế nào?
-Đối với điện áp thấp, không xảy ra hiện tượng phóng điện trên các khe hở.
– Khi có sóng quá điện áp truyền từ đường dây vào trạm > xuất hiện hiện tượng phóng điện qua khe hở,dòng điện xung kích được dẫn xuống đất thông qua điện trở phi tuyến có giá trị điện trở rất nhỏ. Sóng quá điện áp được hạ thấp biên độ đến trị số an toàn cho các thiết bị được bảo vệ.
– Sau khi tản dòng điện sét sẽ có một dòng điện ngắn mạch được duy trì bởi nguồn xoay chiều đi qua chống sét van. Điện trở của các tấm Vilit tăng lên đến trị số có thể hạn chế được dòng điện ngắn mạch này và khiến chống sét trở thành cách điện so với đất.

hình ảnh kiểm định hệ thống chống sét
Các sản phẩm chống sét van tốt phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật điện phát dẫn:
+ Bên ngoài là một ống sứ cách điện có hình dạng và kích thước tùy thuộc vào mức điện áp định mức sử dụng.
+Bên trong ống sứ cách điện gồm khe hở phóng điện nối tiếp với phần tử điện trở phi tuyến được nén bởi lực ép thẳng đứng của lo xo dọc trục, nối tiếp nhau. Hai đầu ống sứ được cao su bao bọc kín nhằm bảo vệ các phần tử trong van chống lại bụi bẩn và không khí ẩm từ bên ngoài vào.
*Khe hở phóng điện bao gồm 2 đĩa đồng mỏng được dập định hình. Ở giữa là một tấm đệm mica cách điện để tạo khe hở phóng điện.
*Điện trở phi tuyến là một phiến gốm hình trụ tròn . Đây là phần tử quan trọng nhất tạo nên tính chất bảo vệ các cú sét của các chống sét van hạ thế.

Hình ảnh kiểm định hệ thống chống sét
Kiểm định thiết bị chống sét van trung thế bao gồm các bước cơ bản sau:
– Kiểm tra bằng mắt tình trạng kỹ thuật của van chống sét:
+Van chống sét phải có kết cấu phòng nổ để đảm bảo van không bị nổ khi áp suất trong van vượt quá áp suất cho phép.
+Van chống sét phải đảm bảo có độ kín tuyệt đối, tránh không để khí ẩm và nước trong không khí lọt vào.
+Các chi tiết kim loại của van chống sét phải được bảo vệ tốt để không bị ăn mòn.
+Van chống sét phải có đủ các bộ phận để lắp ghép, liên kết, đảm bảo tiếp xúc điện, nối đất tốt.
+Van chống sét phải được bao gói kỹ và cố định chắc chắn để đảm bảo van không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
+Van chống sét phải có giấy chứng nhận của nhà sản xuất và tài liệu kỹ thuật của van phải ghi rõ các thông số kỹ thuật của van, cách bảo quản van…
– Dùng khí ( khí nén, Nitơ) hoặc chất lỏng (nước, dầu chuyên dụng) nâng áp suất lên để kiểm tra áp suất tác động, áp suất đóng của van có hoạt động tốt không.
– Nhiệt độ môi trường nơi lắp đặt và sử dụng van chống sét phải từ âm 10oC đến 40oC.
– Độ cao của nơi lắp đặt và sử dụng van chống sét không được vượt quá 1000m so với mực nước biển.

Hình ảnh kiểm định hệ thống chống sét
Bất cứ hệ thống chống sét nào cho dù có tốt đến đâu cũng sẽ bị hư hại, rỉ sét theo thời gian và điều kiện thời tiết… Chính vì vậy, chúng ta phải kiểm định hệ thống chống sét định kỳ tốt nhất không quá 12 tháng để đảm bảo hệ thống chống sét luôn hoạt động hiệu quả, phát huy tác dụng của mình.
Nhằm đạt hiệu quả tối đa trong việc phòng chống sét đánh thì thiết bị chống sét phải được kiểm tra đúng định kì ít nhất 12 tháng một lần.
Việc kiểm định hệ thống chống sét này không phải ai cũng có thể tiến hành kiểm tra. Phải là cơ quan/ công ty/ trung tâm có nghiệp vụ, chuyên ngành, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm định.
Kiểm định hệ thống chống sét đòi hỏi đội ngũ kiểm định viên phải có chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao. Cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại để đo được kết quả chính xác nhất. Đảm bảo hệ thống hoạt động chống sét hoạt động tốt, có thể tránh tối đa rủi ro khi có sét xảy ra.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ kiểm định vì thế bạn đang băn khoăn nên lựa chọn một địa chỉ kiểm định hệ thống chống sét uy tín. Thì không thể bỏ qua Công ty Cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố

Hình ảnh kiểm định hệ thống chống sét