Kiểm định đường ống dẫn gas Reviewed by Momizat on . 1. Đường ống Gas (LPG, CNG, LN) - Yêu cầu kỹ thuật Đường ống gas là đường ống dẫn khí đốt cung cấp nhiên liệu cho sản xuất hoặc phục vụ sinh hoạt trong dân dụng 1. Đường ống Gas (LPG, CNG, LN) - Yêu cầu kỹ thuật Đường ống gas là đường ống dẫn khí đốt cung cấp nhiên liệu cho sản xuất hoặc phục vụ sinh hoạt trong dân dụng Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » Kiểm định đường ống dẫn gas

Kiểm định đường ống dẫn gas



1. Đường ống Gas (LPG, CNG, LN) – Yêu cầu kỹ thuật

Kiểm định đường ống - VINACONTROL-KIỂM ĐỊNH
  • Đường ống gas là đường ống dẫn khí đốt cung cấp nhiên liệu cho sản xuất hoặc phục vụ sinh hoạt trong dân dụng.
  • Việc thiết kế, chế tạo, lắp đặt đường ống gas phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về kỹ thuật mà tiêu chuẩn đã quy định.

Các vật liệu sử dụng để dẫn gas thường là:

  • Thép carbon
  • Đồng
  • Inox
  • Nhựa PE
  • Ống cao su hoặc ống mềm chuyên dụng (Flexible)
  1. Tiêu chuẩn thiết kế đường ống gas

Các tiêu chuẩn thường được viện dẫn khi thiết kế đường ống dẫn LPG:

  • TCVN 7441:2004. Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) tại nơi tiêu thụ – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành.
  • TCXDVN 377:2006. Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở – Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCXDVN 387:2006. Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
  • ASME B31.3. Process Piping.
  • ASME B31.8. Gas Transmission and Distribution Piping System.
  • NFPA 58 – Liquefied Petroleum Gas Code.
  • ASME B31.9. Working Pressure and Temperature Limits – The working pressure and temperature limits of ASME Code B31.9 – Building Services Piping
  • ISO 4437. PE Pipes for Gaseous Fuels Supply – Dimensions – Dimmensions of PE pipes for gaseous supply according ISO 4437
  • ASTM B43. Seamless Red Brass Pipe – Dimensions – Standard sizes specification for seamless red brass pipe
  1. Quy cách đường ống gas
Kiểm định đường ống - TT Kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị CRSVina

Trong hệ thống đường ống dẫn gas thường sử dụng các vật liệu sau:

  • Ống thép Carbon: Là loại phổ biến nhất được sử dụng khi lắp đặt hệ thống gas công nghiệp và dân dụng. Quy cách ống thép carbon thường dùng là SCH40, SCH80 tùy thuộc vào áp suất và môi chất làm việc bên trong ống (gas lỏng hay hơi). Liên kết nối ống có thể bằng các phương pháp hàn, ren hoặc bích.
  • Ống đồng: Loại L, K thường được sử dụng cho các công trình có quy mô nhỏ. Dễ lắp đặt và ít phụ kiện đi kèm. Tuy nhiên, dễ bị cong vênh, xô lệch khi bị tác động cơ học. Hạn chế sử dụng vật liệu này đối với LPG có hàm lượng lưu huỳnh cao.
  • Ống thép không rỉ (Inox): Tùy những yêu cầu cụ thể người ta có thể dùng ống thép không rỉ hoặc ống nhiều lớp (thép bọc nhựa, ống lồng ống…)
  • Ống nhựa PE: Thường được sử dụng cho những đoạn ống chôn ngầm. Ống nhựa PE có đặc điểm là chống ăn mòn và nhẹ. Kết nối ống PE thường sử dụng phương pháp hàn nhiệt. Chuẩn ống PE thường là PE80 hoặc PE100
  • Ống cao su, ống mềm (Flexible): Khi sử dụng các ống này tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu của nhà sản xuất đặc biệt các khuyến cáo về thời gian sử dụng cũng như môi trường
  1. Kích thước ống dẫn gas
  • Việc lựa chọn kích thước đường ống gas phù hợp là rất quan trọng trong việc cân bằng giữa lưu lượng gas và áp suất sử dụng. Ngoài vấn đề an toàn trong vận hành hệ thống còn liên quan đến hiệu suất sử dụng gas.
  • Kích thước ống dẫn phụ thuộc vào áp suất bên trong và chiều dài tuyến ống cũng như các trở lực do các thiết bị, phụ kiện lắp trên đường ống gây nên.
  1. Vị trí lắp đặt
Tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống gas tại nơi tiêu thụ TCVN 7441-2004 - Lửa Việt  Gas
  • Ở mỗi tiêu chuẩn thiết kế sẽ có các quy định kỹ thuật cụ thể.Khi lắp đặt đường ống gas cần chú ý đến các vấn đề quan trọng sau:
  • Đường ống phải có các thanh treo, giá đỡ… phù hợp về chủng loại và khoảng cách tránh hiện tượng cong vênh, xô lệch …
  • Đường ống không được phép chạy qua hoặc chạy bên trong ống thông gió, thang máy, ống khói.
  • Hộp gel chứa đường ống LPG không cho phép các đường dây dẫn điện, các đường ống dẫn môi chất ăn mòn, cháy nổ khác đi cùng.
  • Đường ống chôn ngầm, qua sàn nhà, tường bê tông… phải được bảo vệ phù hợp và có cảnh báo bên ngoài.
  • Trên đường ống gas cần có các phụ kiện, khớp nối… để tránh sự co giãn do nhiệt độ hay các tác động cơ học bên ngoài.
  • Ống chôn ngầm nên có độ sâu tối thiểu 0,6m, ống phải được chôn trong các rãnh chôn lấp. Với những ống dẫn chứa Butane hay giàu Butane phải quan tâm đến hiện tượng ngưng tụ khi có thay đổi nhiệt độ.
  • Đường ống thép chôn ngầm phải có biện pháp chống ăn mòn phù hợp.
  • Đường ống gas phải được làm sạch bên trong trước khi đưa vào sử dụng.
  • Ống mềm cao su được sử dụng càng ngắn càng tốt (không quá 2 mét) và được bảo vệ thích hợp ở đầu ống (kẹp kim loại). Không được sử dụng ở những nơi không nhìn thấy hoặc nơi có nhiệt độ cao.
  • Điểm cuối tuyến ống hoặc điểm chờ phải được bọc bảo vệ bằng những thiết bị phù hợp tránh hiện tượng xả LPG.
  • Các van khóa phải được lắp ở vị trí phù hợp, an toàn thuận tiện quan sát và vận hành cũng như bảo trì, thay thế.
  • Để nhận diện với các đường ống khác, đường ống LPG thường được sơn màu vàng và dán nhãn nhận diện “LPG, CNG, LN”.
  1. Kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại
  • Kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí đốt (LPG, CNG, LNG …) cố định bằng kim loại là hoạt động kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống theo một quy trình kiểm định đã được Nhà nước biên soạn.
  • Thực hiện tốt công tác kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khi đốt nhằm hạn chế các rủi ro trong quá trình vận hành hệ thống đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
  1. Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng khi kiểm định đường ống dẫn khí đốt

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn sau được áp dụng để kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại:

  • QCVN 01:2016/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại.
  • QTKĐ 05/2017-BCT, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại
  • TCVN 7441:2004, Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại nơi tiêu thụ – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành.
  • TCVN 6486:2008, Khí đốt hóa lỏng (LPG) – Tồn chứa dưới áp suất – Yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt.
  • TCXDVN 377:2006, Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở – Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCXDVN 387:2006, Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
  • TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
  • TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
  • TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
  • ASME 31.3:2012, Đường ống công nghệ (Process Piping).
  • ASME 31.8:2012, Hệ thống đường ống vận chuyển và phân phối khí (Gas Transmission and Distribution Piping System).

Có thể đánh giá chất lượng hệ thống đường ống theo tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.

  1. Quy trình kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại
Lắp đặt khối hệ thống GAS như thế nào là đúng chuẩn ?
  • Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp chủ trì biên soạn và được ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương ban hành Quy trình kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Khi kiểm định hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), tổ chức kiểm định phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch hệ thống đường ống dẫn khí đốt
  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong
  • Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm (thử bền, thử kín, NDT …)
  • Kiểm tra vận hành
  • Xử lý kết quả kiểm định

Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản theo mẫu và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

  1. Hình thức kiểm định và thời hạn kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí đốt

– Hệ thống đường ống dẫn khí đốt (LPG, CNG, LNG) cố định bằng kim loại được kiểm định kỹ thuật an toàn theo các hình thức sau:

  • Kiểm định lần đầu: Là chế độ kiểm định kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
  • Kiểm định định kỳ: Ngay sau khi hết thời hạn kiểm định lần trước. Thời hạn kiểm định là 3 năm/lần.
  • Kiểm định bất thường: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống đường ống. Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt. Hệ thống đường ống nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên. Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
  1. Tổ chức, cá nhân nào được phép kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí đốt
  • Hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại thuộc danh mục các máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương.
  • Chỉ các tổ chức và cá nhân được Bộ Công thương cấp phép mới có đủ điều kiện để thực hiện công việc này.

Ngoài các quy định về mặt pháp lý. Việc kiểm định sẽ có kết quả tin cậy, khách quan, chính xác phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của kiểm định viên cũng như các thiết bị, máy móc được sử dụng trong quá trình kiểm tra.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top