KIỂM ĐỊNH ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT Reviewed by Momizat on . Đồng hồ đo áp suất là gì? Đồng hồ đo áp suất (áp kế) là một thiết bị đo lường để đo áp suất trong khí nén hoặc chất lỏng. Đồng hồ đo áp suất được sử dụng rộng r Đồng hồ đo áp suất là gì? Đồng hồ đo áp suất (áp kế) là một thiết bị đo lường để đo áp suất trong khí nén hoặc chất lỏng. Đồng hồ đo áp suất được sử dụng rộng r Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT

KIỂM ĐỊNH ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT



  1. Đồng hồ đo áp suất là gì?
Các loại Đồng hồ đo Áp suất - Áp lực - Áp kế "đạt chuẩn ATEX"

Đồng hồ đo áp suất (áp kế) là một thiết bị đo lường để đo áp suất trong khí nén hoặc chất lỏng. Đồng hồ đo áp suất được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Có nhiều loại đồng hồ đo áp suất khác nhau, được thiết kế cho mục đích khác nhau. Và giống như các thiết bị đo lường khác, các đồng hồ đo có thể và nên được hiệu chuẩn định kỳ để xác nhận rằng chúng đang làm việc một cách chính xác khi mà những đồng hồ đo áp suất này đang được sử dụng cho các hoạt động có tính chất nhạy cảm, liên quan tới chất lượng và độ an toàn.

Với sự phát triển của kỹ thuật, chúng có thể đo được thông số áp suất và chân không một cách dễ dàng mà không cần đến những hệ thống máy móc cồng kềnh đồ sộ và bất tiện nữa, mà chỉ cần sở hữu một thiết bị nhỏ gọn đến tiện lợi bỏ túi, và chúng được gọi bằng cái tên đó chính là đồng hồ đo áp suất.

  1. Tại sao cần phải kiểm định đồng hồ đo áp suất?

Kiểm định đồng hồ đo áp lực là quy trình kiểm tra, đánh giá độ chính xác của thiết bị trước khi đưa vào lắp đặt sử dụng cho các hệ thống cho các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất.

Theo đó, nếu sai lệch của đo lường vượt quá giới hạn cho phép thì thiết bị sẽ được đánh giá là không đạt, doanh hiệu cần phải hiệu chuẩn lại hoặc đổi mới sản phẩm để tránh làm ảnh hưởng đến các công đoạn tiếp theo.

  • Đảm bảo cho hiệu quả cho quá trình sản xuất cũng như hạn chế rủi ro sau này.
  • Phù hợp theo tiêu chuẩn chất lượng của ngành, quốc gia, quốc tế.
  • Đảm bảo tính thống nhất và chính xác của phép đo.
  • Xác định sai số của phương tiện đo từ đó có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.
  • Đảm bảo sự tin cậy của phương tiện đo đối với các kết quả đo.
  • Giúp phát hiện ra hỏng hóc hoặc tiên đoán được hỏng hóc và có kế hoạch sửa chữa các phương tiện đo.

3. Quy trình kiểm định Đồng hồ đo áp suất

Kiểm định áp kế lò xo (Kiểm định đồng hồ đo áp suất)

Kiểm tra bên ngoài

Kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau:

• Áp kế cần kiểm định phải ở tình trạng hoạt động bình thường. Kim không bị cong hoặc bị gãy, mặt số, ren, đầu nối và các chi tiết khác không bị hỏng.
• Kính của áp kế không có vết nứt, bọt, bẩn, mốc và không có các khuyết tật khác cản trở việc đọc số.
• Vỏ của áp kế dùng trong môi trường khí nén phải có chỗ thoát khí để khí thoát dễ dàng.
• Trên áp kế cần kiểm định phải ghi đầy đủ: Đơn vị đo, độ chính xác/cấp chính xác, môi trường đo (đối với chất khí đặc biệt), số chế tạo, hãng sản xuất.

Kiểm tra kỹ thuật

• Đơn vị đo lường phù hợp với pháp luật quy định
• Giá trị độ chia của thang đo phù hợp
• Việc đánh số thang đo phải thích hợp với vạch chia.
• Ở trạng thái không làm việc, kim chỉ thị phải áp sát vào chốt tỳ trùng với vạch “0” hoặc lệch với vạch “0” một giá trị không vượt quá sai số cơ bản cho phép.

Kiểm tra đo lường

• Kiểm tra sai số cho phép của áp kế: theo chiều tăng và giảm
• Sai số đàn hồi không được vượt quá giá trị tuyệt đối của sai số cơ bản cho phép
• Đối với áp kế cần kiểm định có hai kim, sai lệch giữa hai kim tại mỗi điểm đo ở lần tăng và lần giảm áp suất không được vượt quá sai số cơ bản cho phép.

  1. Chuẩn bị kiểm định Đồng hồ đo áp suất
Kiểm định áp kế lò xo (Kiểm định đồng hồ đo áp suất)

Trước khi tiến hành kiểm định phải chuẩn bị các công việc sau đây:

Đồng hồ đo áp suất cần kiểm định và Đồng hồ đo áp suất chuẩn phải để trong phòng kiểm định một khoảng thời gian ít nhất 06 giờ để chúng đạt được nhiệt độ môi trường quy định tại mục 4.2. ĐLVN 08-2011

Cân bằng ni vô (nếu có) và kiểm tra mức chất lỏng ở hệ thống tạo áp suất hoặc áp kế chuẩn, sau đó đẩy hết bọt khí ra khỏi hệ thống tạo áp

Làm sạch đầu nối của áp kế cần kiểm định.

Lắp áp kế cần kiểm định vào vị trí làm việc theo phương quy định (ghi trên mặt áp kế cần kiểm định). Độ lệch cho phép so với phương đã quy định là 5’.

Đối với áp kế cần kiểm định không có ký hiệu phương lắp đặt sẽ lắp theo phương thẳng đứng.

  1. Các bước tiến hành kiểm định Đồng hồ đo áp suất

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài:

• Áp kế cần kiểm định phải ở tình trạng hoạt động bình thường, có đầy đủ các chi tiết và phụ tùng, không bị ăn mòn, rạn nứt, han gỉ, kim không bị cong hoặc bị gãy, mặt số, ren, đầu nối và các chi tiết khác không bị hỏng.
• Kính của áp kế cần kiểm định không có vết nứt, bọt, bẩn, mốc và không có các khuyết tật khác cản trở việc đọc số chỉ. Kính có thể làm bằng vật liệu trong suốt khác nhưng phải giữ được sự trong suốt đó trong điều kiện làm việc lâu dài.
• Vỏ của áp kế cần kiểm định dùng trong môi trường khí nén phải có chỗ thoát khí để khí thoát dễ dàng khi lò xo bị phá hỏng, chỗ thoát khí phải có màng chắn bụi.
• Trên áp kế cần kiểm định phải ghi đầy đủ: đơn vị đo, hãng sản xuất, số phương tiện đo, môi trường đo, độ chính xác/cấp chính xác, …

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật:

• Đơn vị đo lường áp suất chính thức là Pascan (Pa) và các đơn vị đo lường áp suất khác được pháp luật quy định.
• Giới hạn đo trên của áp kế cần kiểm định.
• Giá trị độ chia của thang đo.
• Việc đánh số thang đo phải thích hợp với vạch chia.
• Ở trạng thái không làm việc, kim chỉ thị phải áp sát vào chốt tỳ trùng với vạch “0” hoặc lệch với vạch “0” một giá trị không vượt quá sai số cơ bản cho phép.

Bước 3: Kiểm tra đo lường:

Áp kế cần kiểm định phải được kiểm tra đo lường theo các yêu cầu, trình tự và phương pháp sau đây:

• Sai số cơ bản cho phép khi kiểm định.
• Sai số khi tăng và khi giảm áp suất.
• Sai số đàn hồi.
• Thời gian chịu tải…

Bước 4: Xử lý kết quả:

• Đồng hồ đo áp suất sau khi kiểm định đạt yêu cầu theo quy trình được cấp giấy chứng nhận kiểm định và được dán tem kiểm định.
• Đồng hồ đo áp suất không đạt theo quy trình thì không cấp giấy chứng nhận đồng thời xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).

6. Chu kỳ kiểm định Đồng hồ đo áp suất là 01 năm.

Vậy nên, việc chọn một đơn vị kiểm định uy tín cũng là điều đáng lưu ý đối với quý doanh nghiệp.

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.

Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:

Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top