Kiểm định cổng trục – Kiểm Định Cổng Trục, Cầu Trục, Pa-lăng, Tời Nâng Hàng
Kiểm định cổng trục – Kiểm Định Cổng Trục, Cầu Trục, Pa-lăng, Tời Nâng Hàng
1. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
1.1. Thiết bị nâng kiểu cầu:
Bao gồm cầu trục, cổng trục, bán cổng trục và pa lăng điện.
1.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
1.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
1.4. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong các trường hợp sau:
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
– Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
– Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
– Áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các thiết bị nâng kiểu cầu (bao gồm: cầu trục, cổng trục, bán cổng trục và pa lăng điện) thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
– Không áp dụng cho các loại thiết bị nâng kiểu cầu đặt lên hệ nổi làm việc.
3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
– TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
– TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
– TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung;
– TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
– TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn;
– TCVN 9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung;
– TCXDVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
– QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
Trong trường hợp các tài liệu viện dẫn nêu trên có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn của thiết bị nâng kiểu cầu có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị;
– Kiểm tra bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải;
– Các chế độ thử tải- Phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu qui định.
5. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
Tùy thuộc vào thời gian thiết bị nâng đã qua sử dụng bao nhiêu lâu và chế độ làm việc, tình trạng hiên tại của thiết bị nâng
CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ : Số 331/ 7/ 9 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
Điện Thoại : 08 3831 4194 – F ax: 08 3831 4193
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
kiểm định cống trục , kiểm định cống trục dầm đơn , kiểm định cổng trục dầm đôi, kiểm định cổng trục nhà xưởng , kiểm định cổng trục công trình , kiểm định cổng trục chuyên dụng…