KIỂM ĐỊNH CỔNG TRỤC
- Cổng trục là gì?
- Cổng trục là một biến thể của cầu trục, là thiết bị có chức năng nâng hạ và di chuyển hàng hóa, thiết bị nặng trong nhà máy, các cảng tàu hoặc khu vực ngoài trời… sự di chuyển của cổng trục là trên ray đặt trên mặt nền bê tông.
- Cổng trục có hình hàng giống như một chiếc cổng có 2 chân đứng và xà ngang vắt qua. Có khả năng hoạt động linh hoạt trong phạm vi ray di chuyển và khẩu độ cần và có khả năng làm việc trong môi trường khắc nghiệt, tải trọng lớn, kích thước cổng kềnh đặc biệt tại các công trình xây dựng, nhà máy sản xuất sắt thép, bê tông….
- Phân loại cổng trục
Trong công nghiệp cổng trục được phân loại theo 3 cách để dễ dàng nhận biết như sau:
* Phân loại cổng trục theo kết cấu ( thiết kế)
– Cổng trục dầm đơn
– Cổng trục dầm đôi
– Cổng trục hai chân cứng
– Cổng trục một chân cứng một chân mềm
– Cổng trục có công soon một bên, hai bên
– Bán cổng trục
* Phân loại cổng trục theo tên gọi
– Cổng trục chữ A
– Cổng trục một dầm
– Cổng trục hai dầm
– Cổng trục lệch
– Cổng trục chạy ray
– Cổng trục chân dê
– Cổng trục long môn
– Cổng trục cẩu container
* Phân loại cổng trục theo tải trọng, khẩu độ:
– Cổng trục dầm đơn (dầm đôi): 5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 50 tấn, 100 tấn, 120 tấn… 500 tấn.
– Cổng trục có khẩu độ: 5 mét, 10 mét, 15 mét, 20 mét, 30 mét…
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cổng trục
- Cổng trục ( Cần trục long môn, chữ U, chân đế) có kết cấu thép tầng trên giống như cầu trục, nhưng khác cầu trục ở chỗ nó được trang bị thêm các chân đỡ để tạo ra chiều cao nâng H, các chân đỡ này được đặt trên các cụm bánh xe di chuyển các ray chuyên dụng.
- Tải trọng Q=1÷500(tấn); đặc biệt Q=1000 tấn
- Dùng mạng điện công nghiệp dẫn động riêng
- Cổng trục được sử dụng riêng trên các công trình xây dựng để phục vị tháo dở hàng hóa, phục vụ sản xuất cấu kiện xây dựng, tạo lắp dầm cầu, lắp ráp các máy móc thiết bị, hoặc bóc xếp hàng hóa tại các nhà ga hay bến cảng.
Sơ đồ cấu tạo:
- Ray
- Cơ cấu di chuyển
- Chân cổng trục
- Dầm chính
- Xe con
- Pa lăng
- Động cơ điện
- Cụm puly móc
Cổng trục cấu tạo từ 2 bộ phận chính là kết cấu thép và thiết bị.
Kết cấu thép bao gồm:
- Dầm chính : có kết cấu bằng thép, dạng hộ có phần nho ra và xe đẩy được thực hiện trong nhịp chính.
- Chân cổng trục ( dạng chữ A)
- Dầm biên ( dầm đầu cổng trục)
- Phụ kiện : lan can, sàn thao tác, kẹp ray, chóng bão….
Kết cấu thép cổng trục được chế tạo từ các loại thép tấm, thép hình nhập khẩu như SS400, Q345B… Các bộ phận gia công cơ khí như trục, bạc, bánh xe di chuyển, khớp cứng, khớp mềm được chế tạo từ thép hợp kim C45, L55, G65 theo tiêu chuẩn Việt Nam và được rèn cứng bền mặt.
Phần thiết bị bao gồm:
- Palang nâng hạ: tùy thuộc vào cổng trục chọn Palang dầm đơn, hay dầm đôi phù hợp.
- Hệ thống cấp điện : cấp điện cho Palang và cổng trục suốt chiều dài đường chạy, tủ điện điều khiển là các thiết bị nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan…
- Nguyên lý làm việc của cổng trục
Người lái chuyên nghiệp vận hành cổng trục bằng hộp điều khiển hoặc ngồi trong cabin thực hiện các thao tác nâng hạ hàng di chuyển xe con, di chuyển cổng trục.
- Để sử dụng an toàn cổng trục, các đơn vị, tổ chức sử dụng phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
- Chỉ sử dụng cầu cổng trục có tình trạng kỹ thuật tốt và chưa hết hạn kiểm định kỹ thuật an toàn. Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện cầu trục, cổng trục không đảm bảo an toàn, đơn vị sử dụng có thể đưa ra yêu cầu kiểm định trước thời hạn.
- Chỉ được phép sử dụng cổng trục theo đúng tính năng, công dụng và đặc tính kỹ thuật của thiết bị do nhà sản xuất quy định. Không cho phép nâng tải có khối lượng vượt quá tải trọng của cầu trục, cổng trục.
- Chỉ được phép chuyển tải bằng cổng trục qua nhà xưởng, nhà ở hoặc chỗ có người khi có biện pháp đảm bảo an toàn riêng biệt loại trừ được khả năng gây sự cố và tai nạn lao động.
- Trong quá trình sử dụng cổng trục, không cho phép:
- Người lên, xuống cổng trục khi nó đang hoạt động;
- Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải;
- Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc kép;
- Nâng tải vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết bằng bu lông hoặc bê tông với các vật khác;
Kéo lê tải; - Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng/hạ tải.
- Phải ngừng hoạt động của cầu cổng trục khi:
- Phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại;
- Phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại;
- Phát hiện phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng;
- Phát hiện móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác.
5. Tại sao phải kiểm định cổng trục
Kiểm định an toàn cổng trục nhằm có các lợi ích sau:
- Đảm bảo an toàn cho người vận hành
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh thiệt hại cơ sở vật chất
- Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Kiểm định cổng trục là gì?
Kiểm định cổng trục hay kiểm định kỹ thuật an toàn cổng trục là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
Kiểm định cổng trục là hoạt động bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước khi sử dụng thiết bị này.
- Các tiêu chuẩn kiểm định cổng trục
Tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định cổng trục phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.
- QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
- TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
- TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
- TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
- TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
- QTKĐ: 09-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu (cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, pa lăng điện)
Có thể đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.
- Quy trình kiểm định cổng trục
Quy trình kiểm định an toàn cổng trục được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật cổng trục
Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
Xem xét bản vẽ, lý lịch cổng trục
Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra vị trí lắp đặt. Các biện pháp an toàn
Xem xét tính đồng bộ của cổng trục, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật
Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, đường ray, …)
Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển, …)
Kiểm tra điện trở nối đất, điện trở cách điện
Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)
Bước 3: Thử nghiệm
Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm. Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, …
Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
Thử tải động ở mức 110%SWL
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định cổng trục
Lập biên bản kiểm định cổng trục có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch cổng trục, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cổng trục
- Thời hạn kiểm định cổng trục
- Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với cổng trục có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Hạn kiểm định định kỳ cổng trục có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng.