KIỂM ĐỊNH CỔNG TRỤC
- Cổng trục là gì?
Cổng trục là một loại thiết bị chuyên dùng để nâng – hạ- di chuyển hàng hóa ngoài bến bãi, nơi tập kết vật liệu. Nó rất tiện dụng, và có hiệu quả cao trong quá trình bốc xếp hàng hóa với tải trọng từ 1 tấn – 1000 tấn, cổng trục di chuyển được nhờ hệ thống motor điện bố trí dưới hai chân cổng.
Phân loại cổng trục gồm 2 loại chính
• Cổng trục dầm đơn (có công xôn hoặc không)
• Cổng trục dầm đôi (có công xôn hoặc không)
- Tại sao phải kiểm định cổng trục?
Tương tự như cầu trục, cổng trục cũng là thiết bị nằm trong danh mục các thiế bị có yêu cầu nghiêm ngặt (TT 36-2019/BLĐTBXH) bắt buộc phải kiểm định.
Kiểm định an toàn cổng trục nhằm có các lợi ích sau:
• Đảm bảo an toàn cho người vận hành
• Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh thiệt hại cơ sở vật chất
• Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Các tiêu chuẩn kiểm định cổng trục
Tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định cổng trục phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.
• QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
• TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
• TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
• TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
• TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
• TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
• TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
• QTKĐ: 09-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu (cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, pa lăng điện).
- Các thiết bị dụng cụ kiểm định
– Thiết bị đo tải trọng thử (lực kế)
– Các dụng cụ, thiết bị đo lường cơ khí: đo dộ dài, đo đường kính, đo khe hở.
– Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc vòng
– Thiết bị đo điện trở cách điện
– Thiết bị đo điện trở tiếp đất
– Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác (nếu cần): máy trắc đạc quang học (thủy bình, kinh vỹ), thiết bị xác định khuyết tật cáp, thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn.
- Các hình thức kiểm định
– Kiểm định lần đầu: thời kì thực hành là trước khi đưa vào dùng, bao gồm:
- Rà soát trong lắp ráp, cả bên ngoài và bên trong.
- Thử tải tĩnh (125% trọng tải làm việc)
- Thử tải động (110% trọng tải làm việc)
– Kiểm định định kỳ: thời kì thực hành là sau khi hết hạn kiểm định của quá trình kiểm định lần trước đó. Bao gồm:
- Rà soát, xem xét bên ngoài bên trong
- Thử tải tĩnh (125% trọng tải làm việc)
- Thử tải động (110% trọng tải làm việc)
– Kiểm định thất thường:
- Thời kì thực hành là sau khi tu bổ, trang bị lại hoặc thay thế các chi tiết, hoặc sau khi hoán cải chúng (chuyển đến vị trí làm việc mới), hoặc sau khi tu bổ sau tai nạn. Quy trình thực hành rà soát bao gồm:
- Rà soát, xem xét độ chuẩn xác lắp ráp, bên ngoài, bên trong.
- Thử tải tĩnh (125% trọng tải làm việc)
- Thử tải động (110% trọng tải làm việc)
- Điều kiện kiểm định
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
- Hồ sơ, tài liệu của thiết bị phải đầy đủ.
- Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
7. Quy trình kiểm định cổng trục
Quy trình kiểm định an toàn cổng trục được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật cổng trục
• Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
• Xem xét bản vẽ, lý lịch cổng trục
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
• Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
• Kiểm tra vị trí lắp đặt. Các biện pháp an toàn
• Xem xét tính đồng bộ của cổng trục, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật
• Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, đường ray, …)
• Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển, …)
• Kiểm tra điện trở nối đất, điện trở cách điện
• Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)
Bước 3: Thử nghiệm
Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
• Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm. Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, …
• Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
• Thử tải động ở mức 110%SWL
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định cổng trục
• Lập biên bản kiểm định cổng trục có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch cổng trục, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
• Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cổng trục
- Thời hạn kiểm định cổng trục
- Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với cổng trục có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Hạn kiểm định định kỳ cổng trục có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng.
Vậy nên, việc chọn một đơn vị kiểm định uy tín cũng là điều đáng lưu ý đối với quý doanh nghiệp.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.
Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com