Kiểm định cầu trục – KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC | Cấu tạo chung của cầu trục
Kiểm định cầu trục – Cấu tạo chung của cầu trục
1- Định nghĩa
– Cầu trục là một kết cấu dầm hộp hoặc dàn, trên đó đặt palang với cơ cấu nâng. Dầm cầu có thể chạy trên các đường ray đặt trên cao dọc theo nhà xưởng palang có thể chạy dọc theo các dầm cầu.kiểm định cầu trục
2- Công dụng
– Cầu trục được dùng chủ yếu trong các phân xưởng, nhà kho để nâng hạ và vận chuyển hàng hóa với lưu lượng lớn. Cầu trục có thể nâng hạ và vân chuyển hàng theo yêu cầu tại bất kỳ điểm nào trong không gian nhà xưởng.
3- Phân loại
a. Theo công dụng
– Cầu trục có công dụng chung và cầu trục chuyên dùng.
b. Theo kết cấu dầm cầu
– Cầu trục một dầm và cầu trục hai dầm.
c. Theo cách tựa của dầm cầu lên đường ray di chuyển cầu trục
– Cầu trục tựa và cầu trục treo.
d. Theo cách bố trí cơ cấu di chuyển cầu trục
– Cầu trục dẫn động chung và cầu trục dẫn động riêng.
e. Theo nguồn dẫn động
– Cầu trục dẫn động tay và cầu trục dẫn động máy.
4- Cấu tạo chung gồm:
+Cơ cấu di chuyển
+ Cơ cấu nâng
+ Dầm, dàn cầu
a. Cơ cấu di chuyển:
– Cơ cấu di chuyển palang: Di chuyển theo phương dọc trục dầm cầu
– Cơ cấu di chuyển trên ray: Di chuyển dầm cầu theo phương dọc trục ray
– Cầu trục sử dụng cơ cấu di chuyển trên ray đối với cầu trục 1 dầm, 2 dầm và di chuyển palăng đối với cầu trục treo
– Cấu tạo gồm một hoặc một cụm bánh xe được dẫn động bằng động cơ thông qua 1 hệ thống truyền động cơ khí như hộp giảm tốc, khớp nối
– Cách thức dẫn động: Gồm dẫn động chung, dẫn động riêng
+ Dẫn động chung: Động cơ là nguồn dẫn động chung, momen xoắn được truyền qua hộp giảm tốc và sau đó đến các bánh xe, nhờ trục truyền động. Tùy vào khẩu độ mà có thể dùng sơ đồ truyền động với trục quay nhanh hoặc quay chậm
Đối với cầu trục có khẩu độ nhỏ: trục quay chậm
Đối với cầu trục có khẩu độ lớn: trục quay nhanh
Dẫn động chung thường được áp dụng cho cầu trục khẩu độ nhỏ
+ Dẫn động riêng: Gồm các cụm riêng biệt ở một hoặc hai bên đường ray. Mỗi cụm đều có động cơ và hộp giảm tốc riêng. Trong cơ cấu dẫn động riêng, động cơ có thể bố trí dọc hoặc ngang so với đường trục ray…thường được áp dụng cho cầu trục khẩu độ lớn.
b. Cơ cấu nâng:
Cơ cấu nâng dùng để nâng hạ vật nặng theo phương thẳng đứng.
Theo cách truyền lực theo phần chuyển động phân ra
+ Cơ cấu nâng là tời cáp hoặc tời xích với tang cuốn, đĩa xích hoặc puli ma sat
+ Cơ cấu nâng với truyền động thanh răng, truyền động vít.
+ Cơ cấu nâng hạ nhờ xilanh thủy lực
− Cơ cấu nâng quan trọng và được dùng phổ biến là cơ cấu nâng với tời cáp:
+ Cấu tạo chung của cơ cấu nâng này gồm
Tời cáp với puli đổi hướng, palăng cáp cùng thiết bị mang vật
c. Dầm, dàn cầu: Là kết cấu chịu lực của cầu trục, được chế tạo dưới dạng hộp hoặc dàn không gian. Dầm dàn không gian tuy nhẹ hơn dầm giàn hộp song khó chế tạo và thường dùng cho cầu trục có tải trọng nâng và khẩu độ lớn. Dầm cầu có các bánh xe tựa trên ray, ray đặt trên các vai cột (gối đở).
5- Các tính toán cơ bản
Cách tính toán chung cho các loại cầu trục theo các bước sau.
a. Xác định các thông số cơ bản của cầu trục như tải trọng nâng, chiều cao nâng, khẩu độ dầm cầu, các tốc độ nâng hạ vật, di chuyển cầu trục, di chuyển palang, chế độ làm việc và các điều kiện làm việc cụ thể của cầu trục (môi trường làm việc, loại hàng càn bốc dỡ…)
b. Xác định các kích thước hình học của các bộ phận trên cầu trục và tải trọng tình toán.
+ Các kích hình học và trọng lượng bản thân của các bộ phận cầu trục có thể xác định sơ bộ theo công thức kinh nghiệm hoặc từ các loại cầu trục đã có tương đương. Các thông số này được kiểm tra chính xác lại sau khi thiết kế cầu trục.
+ Ngoài trọng lượng bản thân, các tải trọng tác dụng lên cầu trục cần xác định là: Trọng lượng vật nâng cùng thiết bị mang vật, các tải trọng do dốc, quán tính và các tải trọng đặc biệt khác như tải trọng lắp dựng, động đất vv…Tải trọng gió được tính toán theo những phương khác nhau và với áp lực gió trong điều kiện làm việc bình thường, áp lực gió lớn nhất trong điều kiện làm việc, và áp lực gió trong trạng thái không làm việc nếu cầu trục hoạt động ngoài trời.
+ Xác định lưc nén bánh của các bánh xe di chuyển cầu trục và di chuyển palang.
c. Xác định các vị trí tính toán và tổ hợp tải trọng.
d. Thiết kế các cơ cấu công tác của cầu trục như cơ cấu nâng cùng thiết bị mang vật, cơ cấu di chuyển palang và cầu trục.
e. Tính toán kết cấu thép của cầu trục và các chi tiết liên kết giữa các bộ phận của cầu trục.
f. Thiết kế hệ thống điện điều khiển cho các cơ cấu công tác, hệ thống điện chiếu sáng và thiết bị cabin điều khiển (nếu có).
g. Thiết kế các thiết bị an toàn cơ điện của cầu trục như thiết bị hạn chế tải trọng nâng, thiết bị hạn chế chiều cao nâng, các công tác hạn chế hành trình di chuyển cầu trục và palang, và thiêt bi kẹp ray nếu cầu trục làm việc ngoài trời.
CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ : Số 331/ 7/ 9 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
Điện Thoại : 08 3831 4194 – F ax: 08 3831 4193
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
kiểm định cầu trục,kiểm định cầu trục lăn,kiểm định cầu trục treo,kiểm định cầu trục dẫn động bằng tay, kiểm định cầu trục dẫn động bằng điện,kiểm định cầu trục dầm đơn,kiểm định cầu trục đầm kép ….