Kiểm định cầu trục -KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC | An toàn khi vận hành cầu trục
Kiểm định cầu trục – An toàn khi vận hành cầu trục
1. Những người hội đủ các điều kiện sau được lái cầu trục (không gầu ngoạm): Có tuổi nằm trong độ tuổi lao động do nhà nước qui định Đã qua kiểm tra sức khỏe bởi cơ quan y tế (không có hội chứng thần kinh,suy tim,mắt kém) Được đào tạo chuyên môn phù hợp với thiết bị mà mình điều khiển và có chứng chỉ chuyên môn kèm theo, được huấn luyện an toàn vận hành cầu trục và được cấp thẻ an toàn. Người lái phải có quyết định giao việc bằng văn bản do giám đốc đơn vị cấp (ký tên và đóng dấu)kiểm định cầu trục
2. Chỉ cho phép công nhân làm việc trên những cầu trục (không gầu ngoạm) :đã qua kiểm định và được cơ quan lao động cấp giấy phép hoạt động theo đúng luật định. Cầu trục không có giấy phép của thanh tra an toàn lao động không được phép hoạt động.
3. Làm việc với cầu trục (không gầu ngoạm) phải sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhấn được cấp phát theo chế độ.
4. Trước khi vận hành phải kiểm tra xem cầu trục (không gầu ngoạm) có ở trong tình trạng hoàn hảo không.
- Nếu phát hiện có bộ phận, chi tiết hư hỏng phải tiến hành sữa chữa hoàn chỉnh mới được đưa vào làm việc. Chú ý kiểm tra:
- Sự bao che các bộ phận nguy hiểm như truyền động bánh răng,xích,các khớp nối có boulon hoặc chốt lồi ra, các trục truyền động, tambour cuộn cáp đặt nới người lái làm việc hay cạnh lối đi, các bộ phận điện trần,các cáp lấy điện.
- Bộ phận đỡ đề phòng bánh xe hỏng hay trục bánh xe bị gãy.
- Các thiết bị tự động ngừng các cơ cấu nâng tải khi quá tải, khi lên đến vị trí cáo nhất quy định, ngừng để tránh va đập vào trụ chắn của xe con treo móc,của cầu trục.
- Các phanh hãm đối với các chiều chuyển động…
- Chất lượng cáp treo
- Ngoài ra còn phải kiểm tra để loại bỏ các vật cân nằm trên ray và dọc hành lang an toàn, dây tiếp đất của ray…
- Nếu không có khiếm khuyết mới được phép chuẩn bị chạy thử không tảo trong ít phút.
5. Khi chạy không tải:
- Phải bóp còi 3 lần để báo cho những người không có trách nhiệm đứng trong khu vục cầu trục hoạt động ra khỏi khu vực đó trước khi chính thức khởi động nó, thời gian cảnh báo này không được ngắn hơn một phút
- Thử không tải bao gồm các động tác: thử các chuyển động lên xuống,chuyển động qua lại, chuyển động tới lui
- Nếu đạt yêu cầu sẽ chuyển sang chế độ chạy có tải
6. Khi chạy có tải:
- Không nâng tải quá trọng lượng qui định
- Khi nâng tải đến độ cao 200-300mm phải dừng lại ít phút để xem tải có ở trạng thái ổn định không, sau đó mới được nâng tiếp.. Khi di chuyển ngang phải đảm bảo cho tải cao hơn vật cản cao nhất 0,5m.
- Không được dừng tải đột ngột hoặc hãm cầu bằng hộp số.
- Nâng tải phải thực hiện sao cho cáp căng đều, cáp treo phải thẳng đứng..
- Giữ cho tảu bị lắc ít nhất khi làm việc
- Không được đứng lên tải khi nâng hay để làm cân bằng tải
- Khi tạm dừng làm việc phải rút móc lên cao trên các vật cản cao nhất
7. Làm việc trong môi trường có bụi, người lái qỉa ngồi trong buồn điều khiển kín nhưng phải bảo đảm quan sát dễ dàng tải trong suốt quá trình làm việc
- khi làm việc cửa buồng phải đóng kính và không có khả năng tự mở ra.
- Các bộ phận truyền động, các phần mang điện hở đặt trong buồng điều khiển phải được che chằn bào vệ an toàn. Sàn buồng điều khiển phải có đủ độ ma sát, phủ các điện nếu có thiết bị nâng dẫn động điện.
8. Khi hạ tải các mặt đất khoảng 1m, người móc buo65cmo71i được lại gần tải để chuẩn bị đưa nó vào vị trí đ8ạt tải. Chỉ được tháo gỡ dây buộc khi tải đã nằm trên vị trí dành cho nó một cách ổn định. Không được dùng móc của cầu trục để phụ gỡ dây bị kẹt.
9. Cấm sử dụng các loại cáp không có chừng từ, hồ sơ kỹ thuật về chúng. Phải tuân thủ quy định loại bỏ, thay thế cáp theo số sợi đứt và mức độ mòn các lớp sợi ngoài cùng như đã ghi trong quy phạm hiện hành.
10. Trong khi cầu trục (không gầu ngoạm) hoạt động, cấm bơm dầu mỡ, sửa chữa, điều khiển các bộ phận mà không dừng hẳn hoạt động của nó, hoặc chứa ngắt cầu dao dẫn điện
11. Khi sửa chữa, bảo dưỡng chú ý tìm và khắc phục các hư hỏng ở các bộ phận như:
- Cáp treo buộc
- Sự biến dạng cũng như vết nứt ở dầm cầu,thân cầu,mối hàn(có đánh dấu và ghi chép) móc..
- Các cớ cấu phanh hãm.
- Ray, các mối nối ray, bulong định vị….
- Sự bôi trơn các ở trục,gối đỡ,bộ truyền động….
- Khi sữa chữa phải chú ý tuân theo các ” Qui định an toàn khi làm việc trên cao”, ” Qui định an toàn đối với cộng việc hàn” , cúp điện sửa chữa phải treo bảng “Đang sửa chữa cấm đóng điện” cho đến khi hoàn tất công việc.vv….
12. Kết thúc công việc người lái phải rút móc lên cao trên các vật cản cao nhất và đưa cầu trục về vị trí ít người qua lại
- Cúp điện bộ phận điều khiển, cúp điện hệ thống chung trước khi rời cầu và ghi vào sổ nhật ký ca tình hình làm việc, sự cố, cách giải quyết và ký tên bàn giao cho ca sau.
- Thu dọn sạch sẽ, ngăn nắp nời làm việc, vệ sinh trước khi ra về
CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ : Số 331/ 7/ 9 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
Điện Thoại : 08 3831 4194 – F ax: 08 3831 4193
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
kiểm định cầu trục,kiểm định cầu trục lăn,kiểm định cầu trục treo,kiểm định cầu trục dẫn động bằng tay, kiểm định cầu trục dẫn động bằng điện,kiểm định cầu trục dầm đơn,kiểm định cầu trục đầm kép ….