KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC
- Cầu trục là gì?
- Cầu trục là một trong những thiết thiết bị dùng để nâng hạ bê tông, sắt, thép,…
- Cầu trục có hai chuyển động chính là chuyển động ngang và chuyển động dọc trên cao.
- Cầu trục là loại máy có kiểu cẩu có kết cấu giống chiếc cầu có bánh xe lăn trên đường ray chuyên dùng rất thuận tiện nên được sử dụng nhiều trong các ngành kinh tế và quốc phòng để nâng chuyển vật nặng trong phân xưởng, nhà kho và cũng dùng để xếp đỡ hàng.
- Để thỏa mãn cho câu hỏi: Cầu trục là gì? thì còn dựa vào công dụng của nó. Với khả năng làm việc của mình nên nó đã trở thành nhân tố chính để nâng cao năng suất lao động, tính năng điều khiển thông minh, an toàn và tiết kiệm thời gian sức lực.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu trục
a. Cấu tạo:
Cầu trục là loại máy trục có kết cấu thép dạng cầu, với bộ máy di chuyển bằng bánh sắt lăn trên đường ray đặt trên tường hoặc trần nhà của nhà xưởng nên còn được gọi là cầu lăn.
Cầu trục gồm có:
- Dầm chính
- Dầm đầu
- Bánh xe cầu trục
- Cột nhà xưởng
- Đường ray chuyên dùng
- Động cơ di chuyển cầu trục
- Động cơ di chuyển xe con
- Giảm chấn
- Phần nâng hạ
- Thang tời hàng
- Điều khiển cẩu trục
- Hệ thống dẫn điện
Dầm chính: Dầm chính được thiết kế theo dạng hộp hoặc chữ I. Đây là phần chịu lực chính, là đương chạy của Palang hoặc xe con cầu trục. Dầm chính phải được đảm bảo về sức bền, độ cứng và độ đàn hồi.
Dầm biên:
Được thiết kế kiểu hình hộp chũ nhật có chiều dày từ 6 đến 10mm. Hai đầu dầm được lắp cụm động lực di chuyển và giảm chấn cao su để giảm va chạm khi cầu trục di chuyển chạm vào mốc dừng cuối của đường chạy, để tránh gây nguy hiểm.
Có nhiều kích thước bánh xe tùy vào sức nâng và khẩu độ của cầu trục: D200, D250, D300, D350.
Dầm biên được liên kết với dầm chính bằng bulong, mặt bích hoặc mối hàn góc.
Phần nâng hạ (xe con mang hàng hoặc palang)
- Palang thường dùng cho dầm đơn
- Xe con thường dùng cho dầm đôi
Điều khiển
- Có thể điều khiển trên mặt đất bằng tay, điều khiển từ xa hoặc cabin.
- Cơ cấu di chuyển
- Cầu trục di chuyển bằng 4 cụm bánh xe: 2 chủ động và 2 bị động.
- Mỗi dầm biên có 1 bánh xe chủ động và 1 bị động.
b. Nguyên lý hoạt động:
- Động cơ điện truyền chuyển động qua trục truyền động và khớp nối tới các hộp giảm tốc rồi bánh xe làm di chuyển dầm chính gắn trên các dầm đầu(dầm biên)
- Xe con có chứa cơ cấu nâng được di chuyển trên ray gắn trên dầm chính.Phanh làm nhiệm vụ hãm khi cần thiết.
- Các động cơ điện được điều khiển nhờ hệ thống điều khiển đặt ở cabin.
- Diện tích xếp dỡ của cầu trục là hình chữ nhật.
- Phân loại cầu trục
Các thiết bị nâng hạ như cầu trục có nhiều cách phân loại khác nhau. Nhưng theo những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành và theo các tài liệu trong ngành xây dựng thì có thể phân loại theo các cách như: phân loại theo kết cấu, phân loại theo công dụng hay mục đích sử dụng, theo nguồn dẫn động, Theo cách tựa của dầm chính
a. Theo công dụng:
Theo công dụng chia làm hai loại: loại có công dụng chung và loại chuyên dùng.
• Cẩu có công dụng chung về mặt kết cấu tương tự như các cẩu khác, điểm khác biệt cơ bản của loại này là thiết kế bị mang vật đa dạng, có thể nâng được nhiều loại hàng hóa khác nhau. Thiết bị mang vật chủ yếu của loại cẩu này là móc treo để xếp dỡ, lắp ráp và sửa chữa máy móc. Loại thiết bị nâng hạ này có tải trọng nâng không lớn và khi cần có thể dùng với gầu ngoạm, mâm từ, nam châm điện hoặc thiết bị cặp để xếp dỡ một loại hàng nhất định.
• Cẩu chuyên dùng là loại mà thiết bị mang vật của nó chuyên để nâng một loại hàng nhất định. Loại chuyên dùng được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp luyện kim với các thiết bị mang vật chuyên dùng và có chế độ làm việc rất nặng.
b. Theo kết cấu dầm:
Theo kết cấu dầm có các loại cầu trục một dầm và cầu trục hai dầm.
- Cầu trục một dầm là loại máy trục kiểu kết cầu thường chỉ có một dầm chạy chữ I hoặc tổ hợp với các giàn thép tăng cứng cho dầm cầu. Xe con treo palăng di chuyển phía trên dầm chữ I, toàn bộ cầu có thể di chuyển dọc theo nhà xưởng trên đường ray chuyên dùng ở trên cao.
- Tất cả các thiết bị nâng hạ loại này đều dùng palăng đã được chế tạo sẵn theo tiêu chuẩn để làm cơ cấu nâng hạ hàng.
- Nếu nó được trang bị palăng kéo tay thì gọi là cầu trục một dầm dẫn động bằng tay, nếu được trang bị palăng điện thì gọi là cầu trục một dầm dẫn động bằng điện.
- Cẩu một dầm dẫn động bằng tay có kết cấu đơn giản và rẻ tiền nhất, chúng được sử dụng trong công việc phục vị sửa chữa, lắp đặt thiết bị với khối lượng công việc ít, sức nâng của thiết bị loại này thường ở khoảng 0,5÷ 5 tấn, tốc độ làm việc chậm.
- Cẩu một dầm dẫn động bằng điện được trang bị palăng điện, sức nâng có thể lên tới 10 tấn, khẩu độ đến 30m, gồm có bộ phận cấp điện lưới ba pha.
Cầu trục dầm đơn
• Cầu trục hai dầm kết cấu tổng thể của thiết bị loại này gồm có: dầm hoặc dàn chủ, hai dầm chủ liên kết với hai dầm đầu, trên dầm đầu lắp các cụm bánh bánh xe di chuyển cầu trục, bộ máy dẫn động, bộ máu di chuyển hoạt động sẽ làm cho các bánh xe quay và cẩu chuyển động theo đường ray chuyên dùng đặt trên cao dọc nhà xưởng, hướng chuyển động của thiết bị chiều quay của động cơ điện.
Cầu trục dầm đôi
c. Theo cách tựa của dầm chính:
- Loại cầu trục tựa có kết cấu đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được độ tin cậy cao nên được sử dụng phổ biến. Phần kết cấu thép của gồm dầm cầu có hai đầu tựa lên các dầm cuối với các bánh xe di chuyển dọc theo nhà xưởng. Loại thiết bị này thường dùng phương án dẫn động chung. Phía trên dầm chữ I là khung giàn thép để đảm bảo độ cứng vững theo phương ngang của dầm cầu. Palăng điện có thể chạy dọc theo cánh thép phía dưới của dầm I nhờ cơ cấu di chuyển palăng. Cabin điều khiển được treo vào phần kết cấu chịu lực của thiết bị nâng hạ.
- Cầu trục treo là loại thiết bị công trình mà toàn bộ phần kết cấu thép có thể chạy dọc theo nhà xưởng nhờ hai ray treo hoặc nhờ nhiều ray treo. Do liên kết treo của các ray phức tạp nên loại thiết bị công trình này thường chỉ dùng trong các trường hợp đặc biệt cần thiết. So với cẩu tựa, cẩu treo có ưu điểm là có thể làm dầm cầu dài hơn do đó nó có thể phục vụ cả phần rìa mép cảu nhà xưởng, thậm chí có thể chuyển hàng giữa hai nhà xưởng song song đồng thời kết cấu thép của cẩu treo nhẹ hơn so với cẩu tựa. Tuy nhiên, cẩu treo có chiều cao nâng thấp hơn cẩu tựa.
d. Theo nguồn dẫn động:
Theo nguồn dẫn động có các loại cầu trục dẫn động tay và cầu trục dẫn động máy.
- Cẩu dẫn động bằng tay được dùng chủ yếu trong sửa chữa, lắp ráp nhỏ và các công việc nâng – chuyển hàng không yêu cầu tốc độ cao. Cơ cấu nâng của loại thiết bị công trình này thường là palăng xích kéo tay. Cơ cấu di chuyển palăng xích và thiết bị cũng được dẫn động bằng cách kéo xích từ dưới lên. Tuy là thiết bị nâng hạ thô sơ song do giá thành rẻ và dễ sử dụng mà cầu trục dẫn động bằng tay vẫn được sử dụng có hiệu quả trong các phân xưởng nhỏ.
- Cẩu dẫn động bằng động cơ được dùng chủ yếu trong các xưởng sửa chữa, lắp ráp lớn và công việc nâng – chuyển hàng theo yêu cầu có tốc độ và khối lớn. Cơ cấu nâng của loại này là palăng điện. Cơ cấu di chuyển palăng điện. Cơ cấu di chuyển palăng điện, xe con và cầu trục được dẫn động từ động cơ điện. Loại cầu trục này được dùng phổ biến nhất do có nhiều ưu điểm nổi bật là khả năng tự động hóa, thuận tiện cho người sử dụng và có thể sử dụng trong việc vận chuyển các loại hàng có khối lượng lớn.
4. Ứng dụng của xe nâng hàng:
- Cầu trục công nghiệp mang đến nhiều lợi ích vì bản thân sở hữu những ưu thế vượt trội. Các nhà xưởng, nhà máy có thể khai thác các lợi ích từ thiết bị cầu trục như:
- Tính linh hoạt, dễ điều chỉnh: Cầu trục có khả năng hoạt động ở nhiều vị trí đồng thời nó được thiết kế để chủ đầu tư, người sử dụng có thể dễ dàng điều chỉnh theo ý muốn cho phù hợp với từng lĩnh vực khai thác nhất định.
- Tính hiệu quả, mang lại năng suất cao: Thiết bị cầu trục là công cụ hỗ trợ lao động có hiệu suất cao. Hơn nữa, ở điều kiện nhà xưởng có nhiều vật cản trên mặt đất, cầu trục vẫn hoạt động bình thường, mang đến hiệu quả làm việc, giảm thiểu nguy cơ hư hại sản phẩm do va đập trong quá trình di chuyển như với các thiết bị nâng hạ khác.
- Tính kinh tế: Cầu trục hỗ trợ giảm thiểu được chi phí nhân công, chi phí thiết bị vì nó thay thế được một số lượng lớn nhân lực, máy móc thực hiện mang vác hàng hóa, vật nặng. Đặc biệt, cầu trục không yêu cầu quá nhiều chi phí bảo dưỡng, duy tu như các thiết bị nâng hạ còn lại. Tất nhiên, đây là ưu thế của cầu trục chính hãng, có chất lượng cao.
- Tính an toàn: Không thể bỏ qua lợi ích này bởi đây là một trong những lý do khiến các nhà xưởng, nhà máy cần cân nhắc để lắp đặt sử dụng cầu trục công nghiệp cho hoạt động của mình.
- Từ những ưu điểm kể trên, có thể thấy, phạm vi ứng dụng của cầu trục công nghiệp là rất đa dạng. Ngoài việc được sử dụng cho mục đích lắp ráp, ghép sản phẩm thì thiết bị cầu trục cũng có thể đảm nhiệm vai trò nâng giữ chi tiết và đặc biệt là di chuyển đồ vật. Nếu xét trên tiêu chí ngành áp dụng, bất kể ngành công nghiệp nào có nhu cầu di chuyển vật nặng như chế tạo lắp ráp ô tô, chế biến, hóa chất, in ấn, gia công cơ khí, thép-luyện kim, kho bãi… đều có thể sử dụng thiết bị này.
- Nội quy vận hành an toàn cầu trục:
- Chỉ những người được huấn luyện, qua sát hạch an toàn thiết bị nâng mới được vận hành cầu trục.
- Khi nâng hạ chuyển tải gần thiết bị hoặc chướng ngại vật khác, cấm người kể cả công nhân móc tải đứng giữa tải và chướng ngại vật nói trên.
- Khi nâng hạ chuyển tải cấm để tải và cần của cầu trục trên đầu người, khi có người phía dưới phải làm tín hiệu để người đó di chuyển tới vị trí an toàn trước khi cho thiết bị chạy qua.
- Công nhân móc tải chỉ được phép đứng gần tải nâng, hạ khi độ cao của tải không lớn hơn 1m.
- Khi di chuyển tải theo phương ngang phải nâng tải lên cao cách chướng ngại vật ít nhất là 0.5m
- Dây treo tải phải phù hợp với trọng lượng của tải, với số nhánh và góc nghiêng treo tải (góc nghiêng phù hợp không lớn hơn 90o)
- Trước khi nâng phải nhấc thử lên độ cao 200-300mm để kiểm tra khả năng nâng chuyển của thiết bị, sau đó mới nâng chuyển tiếp.
- Khi hạ tải (gần bằng tải trọng cho phép) đến khoảng cách mặt sàn 200-300mm thì ngừng lại, sau đó hạ từ từ êm nhẹ.
- Cấm vừa di chuyển cần trục vừa quay cần đối với cần trục.
- Xếp tải phải đồng đều, xếp tải lên phương tiện vận chuyển phải bảo đảm tính cân bằng và ổn định của phương tiện.
- Khi bốc xếp tải lên phương tiện vận chuyển, người đứng trên phương tiện phải đứng cách tải đang treo trên móc một khoảng cách an toàn.
- Sau khi ngừng làm việc hoặc nghỉ giữa giờ không được treo tải ở trên cao và phải tắt máy hoặc ngắt cầu dao điện.
- Cấm nâng hạ và chuyển tải khi có người đứng trên tải. Cấm người đứng trên tải khi tải đang treo.
- Không được dùng thiết bị nâng chuyển hàng hoá để chuyển người.
- Chỉ được nâng tải theo phương thẳng đứng.
- Cấm kéo lê tải trên mặt đất, mặt sàn.
- Cấm kéo tải khi đang nâng hạ hoặc di chuyển.
- Cấm đứng làm việc trên hành lang của cần trục khi chúng đang hoạt động.
- Chỉ được phép dùng hai hoặc nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trong các trường hợp đặc biệt và phải có biện pháp an toàn được tính toán và duyệt.
- Khi nâng hạ tải phải có ít nhất 02 người: một người điều khiển và một người móc cáp và làm tín hiệu điều khiển cần thiết, người điều khiển chỉ được vận hành thiết bị theo tín hiệu của người đánh tín hiệu
- Khi cẩu vật nóng không được dùng dây cáp mà phải sử dụng dây xích.
- Khi sử dụng cầu trục có gắn mâm từ cần thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn khi mất điện, độ tin cậy của mâm từ, đề phòng rơi tải khi di chuyển, không chạy tốc độ cao, thắng gấp; có biển báo nguy hiểm hạn chế người qua lại khi cẩu đang làm việc.
- Tổ trưởng và an toàn viên chịu trách nhiệm kiểm tra dây cáp, dây xích. Công nhân vận hành thấy có biểu hiện không an toàn của dây cáp, dây xích phải lập tức báo với cấp trên và chỉ được phép sử dụng thiết bị nâng đó sau khi đã xác định đảm bảo an toàn. Nếu dây xích, cáp mòn vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo qui định thì phải loại bỏ.
- Khi làm các công việc sửa chữa cầu trục di chuyển cẩu tới vị trí an toàn, không gây ảnh hưởng đến vùng hoạt động của các cẩu khác, treo biển báo sửa chữa, bật đèn tín hiệu, cắt nguồn điện treo biển cấm thao tác. Tuân thủ các quy tắc an toàn khi làm việc trên cao.
- Qui định an toàn đối với cần trục:
- Chỉ những người đã qua đào tạo về chuyên môn có chứng chỉ hành nghề, được huấn luyện về an toàn lao động và phân công công việc mới được phép vận hành cần trục.
- Trước khi vận hành phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các thiết bị và cơ cấu quan trọng: thiết bị an toàn, thiết bị phòng ngừa, phanh, cáp,… nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường hoặc hư hỏng phải khắc phục xong mới được vận hành.
- Không được nâng tải lớn hơn trọng tải ở tầm với tương ứng.
- Không được cẩu với, kéo lê tải.
- Không được vừa nâng tải vừa quay hoặc di chuyển cần trục.
- Không được nâng, hạ tải vượt quá vận tốc quy định.
- Không được nâng, hạ hoặc chuyển tải khi có người ở trên tải.
- Cấm dùng cần trục để chở người.
- Không chuyển tải qua người ở phía dưới.
- Không treo tải lơ lửng trong lúc ngưng cẩu.
- Không làm việc lúc có gió mạnh, khi tốc độ gió từ cấp 5 trở lên.
- Không làm việc lúc tối trời, sương mù không đủ ánh sáng.
- Khi đặt cẩu gần các công trình ngầm, hệ thống mương nước phải tính đến khoảng cách an toàn cho các công trình này, cũng như thiết bị nâng khi làm việc.
Khi làm việc gần các đường dây điện cần chú ý khoảng cách an toàn về điện. Với điện thế đến 6.6kv khoảng cách tối thiểu 2m, đến 22kv là 3m, 66kv là 4m, 220kv là 7m, 500kv là 11m - Đối với người không có trách nhiệm tuyệt đối không được lên ca bin xe khi cẩu đang vận hành.
- Khi vận hành chỉ cho phép duy nhất một người điều khiển các thiết bị nâng.
- Phải có người đánh tín hiệu. Nếu người điều khiển cần trục nhìn thấy thì tín hiệu do công nhân móc cáp thực hiện. Chỉ có những người được chỉ định mới có quyền ra hiệu cho người điều khiển cần trục. Người ra hiệu phải ra hiệu rõ ràng, mạch lạc theo đúng qui định.
6. Vì sao phải kiểm định cầu trục:
Kiểm định an toàn cầu trục đem đến các lợi ích sau:
• Đảm bảo an toàn cho người vận hành
• Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển
• Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
• Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm
Kiểm định cầu trục là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
Cầu trục được kiểm định dưới các hình thức sau:
• Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt cầu trục, trước khi đưa vào sử dụng
• Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước
• Chế độ kiểm định bất thường: cầu trục được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.
- Quy định về kiểm định cầu trục
Quy trình kiểm định kỹ thuật đối với cầu trục do Cục An toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
• QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
• TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
• TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
• TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
• TCVN5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
• TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
• TCVN9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
Khi tiến hành việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Hồ sơ, và các tài liệu của cầu trục phải đầy đủ.
- Các yếu tố về môi trường, thời tiết đảm bảo đủ điều kiện và không làm ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm định.
- Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.
8. Quy trình kiểm định cầu trục:
Quy trình kiểm định cầu trục được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
• Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
• Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với kiểm định định kỳ, bất thường)
• Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
• Kiểm tra vị trí lắp đặt. Các biện pháp an toàn
• Xem xét tính đồng bộ của cầu trục, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật
• Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, đường ray, …)
• Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển, …)
• Kiểm tra điện trở nối đất, điện trở cách điện
• Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)
Bước 3: Thử nghiệm
Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
• Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm. Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, …
• Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
• Thử tải động ở mức 110%SWL
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định
• Lập biên bản kiểm định cầu trục. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
• Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cầu trục.
- Chu kỳ kiểm định cầu trục là bao lâu một lần?
• Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với cầu trục có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
• Hạn kiểm định định kỳ cầu trục có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng
- Kiểm định cầu trục ở đâu?
Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định cầu trục uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định cầu trục trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.