KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC Reviewed by Momizat on . Cầu trục là gì? Cầu trục là thiết bị nâng hạ dùng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng, nhà máy một cách an toàn, đảm bảo.Cầu trục có sức nâng từ 1 tấ Cầu trục là gì? Cầu trục là thiết bị nâng hạ dùng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng, nhà máy một cách an toàn, đảm bảo.Cầu trục có sức nâng từ 1 tấ Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC

KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC



  1. Cầu trục là gì?
  • Cầu trục là thiết bị nâng hạ dùng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng, nhà máy một cách an toàn, đảm bảo.
  • Cầu trục có sức nâng từ 1 tấn đến 500 tấn được vận hành chủ yếu bằng động cơ điện nên sử dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất công nghiệp.
  • Thiết bị nâng hạ là tời điện hoặc Pa lăng được lắp trên xe con hoặc cụm di chuyển dọc theo cầu trục. Thiết bị nâng hạ chạy trên ray I, trên bản cánh dưới dầm chính, chạy trên bản cánh trên dầm chính.
  1. Phân loại cầu trục

a. Phân loại theo công dụng của cầu trục:

  • Dùng để nâng hạ tải, di chuyển tải, lắp đặt tải…

b. Phân loại theo cơ cấu dẫn động của cầu trục:

  • Dẫn động của cầu trục thường bằng điện (nâng hạ và di chuyển bằng động cơ điện 1pha, 3 pha). Ngoài ra cơ cấu dẫn động có thể là dẫn động bằng tay (nâng hạ bằng palang và con chạy xích kéo tay được treo trên dầm cầu trục và di chuyển cầu trục được dẫn động qua bộ truyền cơ khí như bánh răng ăn khớp, trục truyền…)

c. Phân loại theo kết cấu dầm cầu trục (thiết kế):

  • Cầu trục dầm đơn (cầu trục một dầm): kết cấu có thể là dạng hộp hoặc Chữ I (cán nóng, tổ hợp), dạng dàn.
  • cầu trục dầm đơn

Cầu trục dầm đơn (một dầm)

  • Cầu trục dầm đôi (cầu trục hai dầm): Kết cấu thường là dạng hộp, dàng dàn.
  • cầu trục dầm đôi

Cầu trục hai dầm (dầm đôi)

  • Cầu trục treo: Kết cấu dạng hộp, chữ I, dạng dàn.
  • cầu trục treo dầm đơn

Cầu trục treo

d. Phân loại theo phạm vi sử dụng của cầu trục:

  • Cầu trục cho cẩu cảng: với sức nâng hàng hóa lớn.
  • Cầu trục cho các nhà máy luyện kim, thép: cầu trục làm việc trong môi trường khắc nhiệt (nhiệt độ cao, bụi bặm…).
  • Cầu trục dùng trong việc phòng chống cháy nổ: môi trường dễ gây cháy nổ (axit, gas, khi lỏng…)
  • Cầu trục chuyên dùng cho các nhà máy thủy điện.
  • Cầu trục cho các nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm, các nhà máy sản xuất, thương mại sắt thép.
  • Cầu trục trong các nghành công nghiệp nhẹ (may măc, các công ty chuyên linh kiện điện tử)
  • Cầu trục có các cơ cấu mang hàng đặc biệt: gầu ngoạm, nam chân từ.

3. Công dụng và cấu tạo nguyên lý làm việc của cầu trục ( cầu lăn )

Công dụng:

  • Cầu trục là loại máy trục có kết cấu thép dạng cầu đặt trên các cụm bánh xe di chuyển trên đường ray chuyên dùng, các đường ray này được đặt trực tiếp trên các vai cột của nhà xưởng.
  • Cầu trục thường dùng kiểu dẫn động điện bằng mạng điện công nghiệp.
  • Cầu trục dùng để sắp xếp dỡ hàng hoặc nâng chuyển vật liệu trong các nhà kho, đồ mang có thể là móc câu, nam châm điện hoặc gầu ngoạm.

Cấu tạo

Sơ đồ cấu tạo cầu trục

  1. Ray; 2. Cơ cấu di chuyển; 3.Tường đỡ; 4. Dầm chính; 5. Xecon; 6. Palăng; 7. Động cơ điện;
  2. Cụm puly móc câu.

Nguyên lý làm việc:

  • Khi làm việc điều kiện bằng hộp hoặc cabin, cơ cấu di chuyển (3) giúp cầu trục di chuyển trên ray, động cơ trên xe con cung cấp nguồn điện động lực để xe con di chuyển trên dầm chính, động cơ (7) của Palăng dẫn động tăng cuốn cáp để nâng hạ hàng.

4. Quy tắc an toàn khi sử dụng cầu trục

  • Chỉ những người được huấn luyện, qua sát hạch an toàn thiết bị nâng mới được vận hành cầu trục.
  • Khi nâng hạ chuyển tải gần thiết bị hoặc chướng ngại vật khác, cấm người kể cả công nhân móc tải đứng giữa tải và chướng ngại vật nói trên.
  • Khi nâng hạ chuyển tải cấm để tải và cần của cầu trục trên đầu người, khi có người phía dưới phải làm tín hiệu để người đó di chuyển tới vị trí an toàn trước khi cho thiết bị chạy qua.
  • Công nhân móc tải chỉ được phép đứng gần tải nâng, hạ khi độ cao của tải không lớn hơn 1m.
  • Khi di chuyển tải theo phương ngang phải nâng tải lên cao cách chướng ngại vật ít nhất là 0.5m
  • Dây treo tải phải phù hợp với trọng lượng của tải, với số nhánh và góc nghiêng treo tải (góc nghiêng phù hợp không lớn hơn 90o)
  • Trước khi nâng phải nhấc thử lên độ cao 200-300mm để kiểm tra khả năng nâng chuyển của thiết bị, sau đó mới nâng chuyển tiếp.
  • Khi hạ tải (gần bằng tải trọng cho phép) đến khoảng cách mặt sàn 200-300mm thì ngừng lại, sau đó hạ từ từ êm nhẹ.
  • Xếp tải phải đồng đều, xếp tải lên phương tiện vận chuyển phải bảo đảm tính cân bằng và ổn định của phương tiện.
  • Khi bốc xếp tải lên phương tiện vận chuyển, người đứng trên phương tiện phải đứng cách tải đang treo trên móc một khoảng cách an toàn.
  • Sau khi ngừng làm việc hoặc nghỉ giữa giờ không được treo tải ở trên cao và phải tắt máy hoặc ngắt cầu dao điện.
  • Cấm nâng hạ và chuyển tải khi có người đứng trên tải. Cấm người đứng trên tải khi tải đang treo.
  • Không được dùng thiết bị nâng chuyển hàng hoá để chuyển người.
  • Chỉ được nâng tải theo phương thẳng đứng.
  • Cấm kéo lê tải trên mặt đất, mặt sàn.
  • Cấm kéo tải khi đang nâng hạ hoặc di chuyển.
  • Chỉ được phép dùng hai hoặc nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trong các trường hợp đặc biệt và phải có biện pháp an toàn được tính toán và duyệt.
  • Khi sử dụng cầu trục có gắn mâm từ cần thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn khi mất điện, độ tin cậy của mâm từ, đề phòng rơi tải khi di chuyển, không chạy tốc độ cao, thắng gấp; có biển báo nguy hiểm hạn chế người qua lại khi cẩu đang làm việc.

5. Tại sao phải kiểm định cầu trục

Kiểm định an toàn cầu trục nhằm có các lợi ích sau:

  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh thiệt hại cơ sở vật chất
  • Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
  • Kiểm định cầu trục là gì?

Kiểm định cầu trục hay kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.

Kiểm định cầu trục là hoạt động bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước khi sử dụng thiết bị này.

  1. Các tiêu chuẩn kiểm định cầu trục

Tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định cầu trục phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.

  • QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
  • TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
  • TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
  • TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
  • TCVN5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
  • TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
  • TCVN9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
  1. Quy trình kiểm định cầu trục
Tìm hiểu quy trình kiểm định cầu trục

Quy trình kiểm định an toàn cầu trục được thực hiện qua các bước cơ bản sau:

Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật cầu trục

  • Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
  • Xem xét bản vẽ, lý lịch cầu trục
  • Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
  • Hồ sơ kiểm định lần trước

Kiểm tra kỹ thuật

  • Kiểm tra vị trí lắp đặt. Các biện pháp an toàn
  • Xem xét tính đồng bộ của cầu trục, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật
  • Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, đường ray, …)
  • Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển, …)
  • Kiểm tra điện trở nối đất, điện trở cách điện
  • Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)

Thử nghiệm cầu trục

  • Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
  • Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm. Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, …
  • Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
  • Thử tải động ở mức 110%SWL

Kết quả kiểm định cầu trục

  • Lập biên bản kiểm định cầu trục có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch cầu trục, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
  • Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cầu trục

Thời hạn kiểm định cầu trục

  • Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với cầu trục có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
  • Hạn kiểm định định kỳ cầu trục có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top