KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC Reviewed by Momizat on . Cầu trục là gì? Cầu trục là một loại thiết bị dùng để bảo đảm cho việc hạ, nâng hay di chuyển hàng hóa trong các khu công nghiệp và các nhà xưởng. Đây là một th Cầu trục là gì? Cầu trục là một loại thiết bị dùng để bảo đảm cho việc hạ, nâng hay di chuyển hàng hóa trong các khu công nghiệp và các nhà xưởng. Đây là một th Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC

KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC



  1. Cầu trục là gì?
Tìm hiểu tổng quan cấu trúc của cầu trục
  • Cầu trục là một loại thiết bị dùng để bảo đảm cho việc hạ, nâng hay di chuyển hàng hóa trong các khu công nghiệp và các nhà xưởng.
  • Đây là một thiết bị hỗ trợ rất lớn trong việc bốc xếp hàng hóa, có thể nâng vật với trọng lượng từ 1 cho đến 500 tấn và hoạt động bằng động cơ điện cho nên được sử dụng phổ biến trong các nhà máy sản xuất công nghiệp.
  1. Kiểm định cầu trục là gì ?
  • Kiểm định cầu trục hay kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
  • Kiểm định cầu trục là hoạt động bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước khi sử dụng thiết bị này.
  1. Tại sao phải kiểm định cầu trục
  • Kiểm định an toàn cầu trục nhằm có các lợi ích sau:
  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh thiệt hại cơ sở vật chất
  • Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
  1. Các tiêu chuẩn kiểm định cầu trục

Tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định cầu trục phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.

  • QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
  • TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
  • TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
  • TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
  • TCVN5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
  • TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
  • TCVN9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
  1. Các thiết bị dụng cụ kiểm định
  • Thiết bị đo tải trọng thử (lực kế)
  • Các dụng cụ, thiết bị đo lường cơ khí: đo dộ dài, đo đường kính, đo khe hở.
  • Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc vòng
  • Thiết bị đo điện trở cách điện
  • Thiết bị đo điện trở tiếp đất
  • Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác (nếu cần): máy trắc đạc quang học (thủy bình, kinh vỹ), thiết bị xác định khuyết tật cáp, thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn.
  1. Quy trình kiểm định cầu trục
Mách bạn những phương pháp kiểm định cầu trục và cổng trục

– Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật cầu trục

  • Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
  • Xem xét bản vẽ, lý lịch cầu trục
  • Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
  • Hồ sơ kiểm định lần trước
  • Kiểm tra kỹ thuật
  • Kiểm tra vị trí lắp đặt. Các biện pháp an toàn
  • Xem xét tính đồng bộ của cầu trục, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật
  • Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, đường ray, …)
  • Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển, …)
  • Kiểm tra điện trở nối đất, điện trở cách điện
  • Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn

– Kiểm tra bên ngoài, thử vận hành không tải. (Kiểm tra các thiết bị an toàn, các giới hạn định vị của cầu trục).

– Kiểm tra điện trở nối đất không được quá 4,0Ω , điện trở cách điện của động cơ điện không dưới 0,5 MΩ (điện áp thử 500V)

– Tiến hành thử tải tĩnh: Thiết bị nâng kiểu cầu (125%.tải làm việc) với mục địch: Kiểm tra độ võng theo nhà thiết kế hay biến dạng dư của kim loại và phanh cầu trục có bị trôi tải hay không, cáp nâng có chịu được tải.

Cầu trục nâng với tải trọng bằng 125% tải trọng cho phép, nâng lên độ cao khoảng 300mm, giữ độ cao này khoảng 10 phút sau đó kiểm tra độ võng của dầm chính. Nếu dầm chính không có biến dạng dư và độ võng của dầm chính phù hợp với tính toán thiết kế thì đạt yêu cầu.

– Tiến hành thử tải động: (110%.tải làm việc) vận hành 3 lần với mục địch:

  • Kiểm tra thắng có làm việc ổn định không.
  • Kết cấu thép có chắc chắn hay không.

Thử tải động: Quá tải 110% nhằm kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu cầu trục, hệ thống cột đỡ và đường chạy. Cho cầu trục di chuyển có tải với tải trọng nâng bằng 110 % tải trọng cho phép, tiến hành nâng hạ tải 3 lần theo hai chiều lên và xuống nếu tải trọng không trôi thì đạt yêu cầu. Cho palang di chuyển dọc dầm chính, cho cầu trục di chuyển dọc nhà xưởng. Nếu hệ thống làm việc ổn định, êm, nhẹ nhàng thì đạt yêu cầu.

  1. Tiến hành kiểm định

Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:

7.1 Kiểm tra bên ngoài:

Các loại cầu trục thường dùng trong nhà xưởng - Quang Khương

– Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, hệ thống điện, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định; sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch.
– Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:

  • Kết cấu kim loại của thiết bị nâng, các mối hàn, mối ghép đinh tán (nếu có), mối ghép bulông của kết cấu kim loại, buồng điều khiển, thang, sàn và che chắn;
  • Móc và các chi tiết của ổ móc (Phụ lục 13A,13B,13C TCVN 4244: 2005);
  • Cáp và các bộ phận cố định cáp (Đáp ứng yêu cầu của nhà chế tạo hoặc tham khảo Phụ lục 18C, 21 TCVN 4244 : 2005);
  • Puly, trục và các chi tiết cố định trục ròng rọc (Phụ lục 19A, 20A, 20B TCVN 4244 : 2005);
  • Đường ray (Phụ lục 5 TCVN 4244 : 2005);
  • Các thiết bị an toàn (hạn chế chiều cao nâng, hạ; hạn chế di chuyển xe con, máy trục);
  • Kiểm tra điện trở nối đất không được quá 4,0Ω , điện trở cách điện của động cơ điện không dưới 0,5 MΩ (điện áp thử 500V);
  • Các phanh phải kiểm tra theo quy định tại mục 1.5.3.3 TCVN 4244:2005.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị được lắp đặt theo đúng hồ sơ kỹ thuật, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật thiết bị và đáp ứng các yêu cầu của mục 8.1.

7.2 Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải:

– Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị, bao gồm: tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm và các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu, âm hiệu;

– Các phép thử trên đ¬ược thực hiện không ít hơn 03 (ba) lần.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị khi thử hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế.

7.3 Các chế độ thử tải – Phương pháp thử:

7.3.1 Thử tải tĩnh:

  • Thử tải tĩnh thiết bị nâng dạng cầu phải tiến hành với tải thử 125% (mục 4.3.2 – TCVN 4244 : 2005) trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng yêu cầu (trọng tải do đơn vị sử dụng yêu cầu phải nhỏ hơn tải trọng thiết kế) và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị;
  • Thử tải tĩnh thiết bị nâng dạng cầu đ¬ược thực hiện theo mục 4.3.2- TCVN 4244: 2005.

– Thử tải tính được coi là quả đạt yêu cầu khi trong 10 (mười) phút treo tải, tải không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư¬ hỏng khác (mục 4.3.2- TCVN 4244 : 2005).

7.3.2 Thử tải động:

  • Thử tải động thiết bị nâng phải tiến hành với tải thử 110% trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng đề nghị (mục 4.3.2- TCVN 4244: 2005), tiến hành nâng và hạ tải đó ba lần và phải kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu khác ứng với tải đó;
  • Thử tải động thiết bị nâng căn cứ vào loại thiết bị và đ¬ược thực hiện theo các mục 4.3.2- TCVN 4244:2005.

– Thử tải động được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của các Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng hoặc các hư¬ hỏng khác.
– Sau khi thử tải động, đưa thiết bị về vị trí làm việc bình thường.

  1. Thời hạn kiểm định
Tìm hiểu quy trình kiểm định cầu trục
  • Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với thiết bị nâng kiểu cầu có thời hạn sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
  • Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
  • Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
  • Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì thực hiện theo quy định của Quy chuẩn đó.

Vậy nên, việc chọn một đơn vị kiểm định uy tín cũng là điều đáng lưu ý đối với quý doanh nghiệp.

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.

Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top