KIỂM ĐỊNH CÁP THÉP Reviewed by Momizat on . Móc thép treo tải là gì? Cáp thép là một sợi dây kim loại được cấu tạo bởi 3 thành phần chính: lõi cáp, tao cáp, và bó cáp. Tao cáp được cấu tạo bởi nhiều sợi t Móc thép treo tải là gì? Cáp thép là một sợi dây kim loại được cấu tạo bởi 3 thành phần chính: lõi cáp, tao cáp, và bó cáp. Tao cáp được cấu tạo bởi nhiều sợi t Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH CÁP THÉP

KIỂM ĐỊNH CÁP THÉP



  1. Móc thép treo tải là gì?
KIỂM ĐỊNH DÂY CÁP THÉP
  • Cáp thép là một sợi dây kim loại được cấu tạo bởi 3 thành phần chính: lõi cáp, tao cáp, và bó cáp. Tao cáp được cấu tạo bởi nhiều sợi thép được xoắn lại với nhau quanh một dây lõi trung tâm, kết cấu xoắn này rất giống dây thừng
  • Sau đó những tao cáp này xoắn bện lại chung cùng những tao cáp khác tạo ra bó cáp. Dây cáp thép được dùng ngày nay chính là những bó cáp dược xử lý rất công phu và tỷ mỉ.
  • Số lượng và kích thước của các sợi cáp sẽ quyết định sự kết hợp tốt nhất giữa các tao cáp để bảo vệ chống ăn mòn và chống mài mòn. Và sợi nhỏ hơn để có sự linh hoạt và xử lý yêu cầu khác nhau trong các ngành công nghiệp như vận tải biển, hàng không, đánh cá, giao thông, xây dựng công trình
  • Các tao kép được xoắn bện chung với nhau tạo thành bó cáp. Có thể nói, dây cáp thép được xử lý rất công phu và độ bền chắc vô cùng cao.
  • Trong kỹ thuật, định nghĩa cáp thép là gì được giải thích là: Một loại dây có đường kính lớn hơn 9.52mm. Ngày xưa dây này được làm bằng sắt nhưng ngày này thì thép được ưa chuộng hơn hẳn.
  1. Cấu tạo và phân loại cáp thép

a. Cấu tạo:

Sling cáp thép cẩu Công ty TNHH STE Việt Nam

Cấu tạo của dây cáp thép gồm các thành phần sau:

• Tăm cáp: Một sợi thép bền chắc là thành phần để tạo nên các tao cáp.
• Tao cáp: Phần được bện bằng dây thép xung quanh tăm cáp.
• Bó cáp: Các tao cáp bện vào nhau xung quanh lõi cáp.
• Lõi cáp: Sợi cáp trung tâm được chế tạo từ các nguyên liệu khác nhau. Cấu tạo của lõi cáp gồm hai loại là lõi sợi tổng hợp và lõi thép.
• Phần lõi: là một dây cáp độc lập được làm từ chất liệu thép, IWRC hay FC. Thông thường các lõi thép này phải có độ cứng và chắc cao, phần lõi sợi cáp này cung cấp 20-50% độ bền của dây cáp đó. Chúng có khả năng xoay được khi chúng được hoạt động, một phần trụ chính cho tổng thể của một dây cáp cẩu.
• Phần sợi xoắn bên ngoài: phần sợi xoắn bên ngoài sẽ chiếm 50% còn lại sức chịu của cả dây cáp cẩu. Tuỳ từng loại cáp cẩu khác nhau mà phần sợi xoắn này gồm một hay nhiều sợi. các sợi đan xen và xoắn chặt với nhau để tạo ra một lực cộng hưởng khiến cho bó sợi càng cứng hơn.

b. Phân loại:

Cáp thép được phân loại theo đặc điểm về cấu tạo cũng như cách lắp đặt. Cụ thể:

Phân loại theo số lần bện

• Cáp bện đơn: hay gọi là tao cáp, các sợi cáp được bện xoắn lại 1 lần dùng để treo hoặc buộc.
• Cáp bện đôi: gồm các dánh cáp bện lại với nhau tạo thành cáp, loại này sử dụng nhiều nhất trong máy nâng.
• Cáp bện ba: được bện từ cáp bện đôi.

Phân loại theo cách bện:

• Cáp bện xuôi: chiều bện của các sợi trong dành cùng chiều với chiều bện của dành quanh lõi. Loại này mềm dẻo, tuổi thọ cao nhưng dễ bung ra và có xu hướng tự xoắn lại. Vậy nên, cáp bện xuôi thường được dùng trong việc giữ căng vật theo dẫn đường và cáp thang máy hay palang cáp nâng hạ của cần trục.
• Cáp bện ngược: chiều bện của các sợi trong dành ngược chiều với chiều bện các dành quanh lõi. Loại này tuổi thọ cao, có độ cứng và khó bung, không tự xoắn lại được nên thường ứng dụng trong những trường hợp cáp có trạng thái để chủng hẳn như kéo gàu máy kéo…

Phân loại theo số lõi:

Nguồn gốc, cấu tạo, công dụng của dây cáp thép | Phúc Khang Trang Care

• Cáp lõi mềm cấu tạo có lõi được làm từ sợi thực vật như sợi đay, gai… Loại lõi này có tác dụng giữ dầu mỡ để bôi trơn cáp, giúp cáp mềm dẻo dễ uốn cong qua puli, tang tời.
• Cáp lõi cứng & không lõi thường dùng để neo giữ, cố định vật.

Phân loại theo phương pháp xử lý bề mặt sợi cáp

Được chia làm 2 loại: mạ kẽm và cáp đen (cáp không mạ)

Cáp mạ kẽm được cấu thành từ sợi thép xi mạ kẽm, có màu trắng sáng. Việc xi mạ kẽm lên bề mặt thép sẽ giúp sản phẩm tăng độ bền. Chính vì thế mà cáp mạ kẽm sử dụng được trong nhiều môi trường khắc nghiệt khác nhau.

  1. Ứng dụng của cáp thép trong đời sống:

Trong thi công, xây dựng

• Cáp thép được dùng trong công trình, neo giằng giàn giáo, giúp giàn giáo đứng vững, đảm bảo an toàn lao động. Bên cạnh đó, còn được dùng để neo giằng ván khuôn cột, giữ lắp dựng cột thép, giữ các mảng cốp pha cột, tường, trụ trong công đoạn đổ bê tông.
• Cáp thép được dùng với mục đích làm làm cầu treo dân sinh

Trong công nghiệp nâng hạ

• Loại cáp thép chống xoắn dùng để chuyên lắp đặt trong các thiết bị nâng hạ như: cẩu trục, cẩu tháp,… Nhằm mục đích hỗ trợ nâng hạ, di chuyển hàng hóa hay vật dụng trên cao.
• Dây cáp bấm chì (Sling cáp thép) là loại được gia công riêng theo từng yêu cầu cụ thể của người dùng. Có công dụng tạo sự liên kết giữa móc cẩu của thiết bị nâng hạ với các kiện hàng hay thiết bị có trọng lượng lớn.

Trong các lĩnh vực khác

• Dây cáp thép mạ kẽm sử dụng trong giao thông làm rào chắn đường lộ,…
• Cáp thép bọc nhựa sử dụng làm giàn căng các loại lưới nông nghiệp cho nhà lưới, nhà kính: Lưới che nắng, lưới chắn côn trùng, lưới leo rau,…hoặc căng lưới vây cho sân bóng, sân tập gold,…

  1. Sử dụng an toàn cáp thép treo hàng:

Để sử dụng dây cáp cẩu đạt hiệu quả, tăng tuổi thọ sử dụng và quan trọng hơn hết là tính an toàn trong thi công, thì cần lưu ý môt số vấn đề như sau:

• Đối với lần đầu lắp đặt mới: cần cho cáp chạy thử vài vòng với tải trọng nhẹ, chạy với tốc độ chậm. Điều này giúp cho sợi cáp đặt đúng chỗ, tự điều chỉnh theo điều kiện làm việc, khớp với các thiết bị cần lắp đặt dây cáp.
• Không nên xem độ bền đứt gãy theo tiêu chuẩn thiết kế của nhà sản xuất là tải trọng làm việc của sợi cáp.
• Không được sử dụng sợi cáp vượt quá tải trọng cho phép (vượt quá hệ số an toàn đã được quy định).
• Không được dừng trọng tải giật đột ngột hay giảm tải đột ngột. Điều này sẽ sẽ gây ra lực phá hủy ngầm trong sợi cáp, làm giảm tuổi thọ sử dụng của sợi cáp, gây ra những nguy hiểm không mong muốn xảy ra.
• Thưởng xuyên kiểm tra và bảo dưỡng sợi cáp, để đảm bảo độ an toàn khi hoạt động.

  1. Vì sao phải kiểm định dây cáp thép treo hàng:

Kiểm định an toàn cáp thép đem đến các lợi ích sau:

• Đảm bảo an toàn cho người vận hành
• Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển
• Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
• Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm

Kiểm định cáp thép là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.

  1. Quy định về kiểm định cáp thép
  • Cũng như bất kì những phụ kiện nào được sử dụng cho các thiết bị và máy móc nâng hạ, móc cẩu được đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng để hạn chế những hiện tượng rơi, đứt làm xảy ra tai nạn lao động trong tiến độ công việc. Mặc dù trước khi đưa ra thị trường các phụ kiện này đã được nhà sản xuất kiểm định, song chúng ta cũng cần tiến hành kiểm định cáp thép trước khi đưa vào sử dụng, sau khi sử dụng một thời gian hoặc tốt nhất là kiểm tra thường xuyên phụ kiện này.
  • Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/03/2020) ngày 30/12/2019 “Ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động”.
  • Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2014) ngày 06/03/2014 “Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.
  • TCVN 4244:2005 về Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật đối với Thiết bị nâng

7. Quy trình kiểm định cáp thép:

Quy trình kiểm định cáp thép được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

• Kiểm tra kích thước toàn bộ sợi cáp để phát hiện sự đứt sợi cáp
• Kiểm tra dây cáp phát hiện có bị xoắn hay không
• Kiểm tra hao mòn vật liệu ở các sợi bên ngoài
• Kiểm tra đo dạt đường kính và so sánh với đường kính ban đầu
• Kiểm tra hư hỏng do nhiệt
• Kiểm tra bên trong dây cáp bằng cách làm lộ rõ bề mặt tao cáp bên trong
• Kiểm tra các đầu nối cáp để phát hiện các biến dạng hoặc hư hỏng hay rạn nứt, kiểm tra các khu sát đầu nối để phát hiện độ bền chặt của đầu nối với dây cáp

Bước 2: Thử nghiệm

Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.

• Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 2xSWL (tấn) khi SWL≤ 25T
• Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng (1,22xSWL)+20 (tấn) khi SWL> 25T

Bước 3: Xử lý kết quả kiểm định

Kết quả kiểm định cáp thép ghi lại toàn bộ các chỉ số thu được từ các kiểm tra, thử nghiệm trên một cách khách quan và đầy đủ. Biên bản kiểm định được lập tại cơ sở sử dụng và ngay sau khi kết thúc các bước kiểm tra. Với các cáp thép đáp ứng được mọi chỉ tiêu trong tiêu chuẩn đánh giá thì tiến hành cấp chứng nhận kiểm định cho cáp thép.

Bước 4: Thời hạn kiểm định cáp thép

• Cáp thép được sử dụng liên tục trong thời gian dài và người lao động có làm việc trực tiếp với ma ní. Vì thế, kiểm định cáp thép cần được thực hiện định kỳ hàng năm để đảm bảo chất lượng cho cáp thép, sự an toàn cho hàng hóa cũng như người lao động, hạn chế tối thiểu khả năng xảy ra các rủi ro và chi phí có liên quan.
• Trong quá trình sử dụng nên kiểm tra quan sát thường xuyên và ngừng sử dụng ngay khi cảm nhận được sự biến dạng hay hình thành các vết đứt trên cáp thép

  1. Kiểm định cáp thép ở đâu?

Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định cáp thép uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định cáp thép trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top