Kiểm định cần trục – quy trình kiểm định cần trục Reviewed by Momizat on .   [caption id="attachment_33496" align="aligncenter" width="300"] Kiểm định cần trục - quy trình kiểm định cần trục[/caption] Kiểm định cần trục dựa theo c   [caption id="attachment_33496" align="aligncenter" width="300"] Kiểm định cần trục - quy trình kiểm định cần trục[/caption] Kiểm định cần trục dựa theo c Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » Kiểm định cần trục – quy trình kiểm định cần trục

Kiểm định cần trục – quy trình kiểm định cần trục




 

Hình ảnh kiểm định Cần trục

Kiểm định cần trục – quy trình kiểm định cần trục

Kiểm định cần trục dựa theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của cơ quan nhà nước:

 – TCVN 8855-2-2011. Cần trục và thiết bị nâng. Chọn cáp. Phần 2: Cần trục tự hành. Hệ số an toàn;

Chuẩn bị cho quy trình kiểm định cần trục:

– Bố trí kiểm định viên chuyên nghiệp có năng lực, kinh nghiệm

– Mang đầy đủ các dụng cụ, thiết bị chuyên dụng để kiểm định thiết bị trong suốt quá trình kiểm định. Bao gồm:

+ Thiết bị cân tải trọng thử để xác định chính xác trọng lượng của tải trọng thử;

+ Các dụng cụ, thiết bị đo lường dùng trong cơ khí: dùng để đo độ dài, đo đường kính, khe hở;

+ Các dụng cụ, thiết bị đo chuyên dụng để đo vận tốc dài và vận tốc vòng;

+ Các thiết bị kiểm định chuyên dùng khác nếu cần.

+ Kiểm định viên phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ và phương tiện bảo vệ cá nhân

Hình ảnh kiểm định Cần trục

Hình ảnh kiểm định Cần trục

Yêu cầu đối với đơn vị yêu cầu kiểm định cần trục

-Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định: Cần trục phải được lắp đặt và đủ điều kiện để tiến hành kiểm định

– Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, lí lịch, các tài liệu có liên quan đến thiết bị

– Khu vực kiểm định phải đủ rộng, trên nền đất bằng và cứng. Phải có hàng rào bảo vệ hoặc khoanh vùng, đặt biển cảnh báo các chướng ngại trong khu vực kiểm định.

– Các yếu tố bên ngoài như: môi trường, thời tiết… phải đủ điều kiện, không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.

– Đáp ứng được các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.

– Cử người – cán bộ tham gia chứng kiến quá trình kiểm định.

– Cho công nhân vận hành, sửa chữa và căn chỉnh thiết bị khi cần thiết.

Hình ảnh kiểm định Cần trục

Hình ảnh kiểm định Cần trục

Tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục

1. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị cần kiểm định: Đối với thiết bị kiểm định bất thường :

– Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị (đối với thiết bị đã được cải tạo, sửa chữa thì cần phải có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật của lần kiểm định trước).

– Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo trì bảo dưỡng và biên bản kết quả của các lần đã kiểm định trước.

– Các kết quả kiểm định và việc thực hiện các kiến nghị của các lần kiểm định trước.

2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:

– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: Chỉ được thực hiện khi các công tác chuẩn bị bên trên đạt yêu cầu

– Kiểm tra chủng loại, mã hiệu, số khung, số máy của thiết bị

– Kiểm tra các bộ phận, chi tiết của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch có khớp và phù hợp với hồ sơ thiết bị không.

– Kiểm tra kết cấu hệ thống tời, cáp, buly, phanh, móc… của thiết bị

+ Kiểm tra các mối hàn chịu lực quan trọng, mối ghép đinh tán, các mối ghép buly của mâm quay, của cabin điều khiển.

+ Kiểm tra móc và các bộ phận, chi tiết của ổ móc

Hình ảnh kiểm định Cần trục

Hình ảnh kiểm định Cần trục

+ Kiểm tra kết cấu cáp và các bộ phận giúp cố định cáp

+ Kiểm tra các buly, trục và các chi tiết giúp cố định trục buly

+ Kiểm tra các thiết bị an toàn: Thiết bị hạn chế quá tải, thiết bị hạn chế chiều cao- nâng- hạ, thiết bị hạn chế nâng hạ cần, thiết bị hạn chế ra vào cần.

+Kiểm tra các cơ cấu phanh của thiết bị

+ Kiểm tra đối trọng và khung đỡ đối trọng

+ Kiểm tra kết cấu của khung sườn, dây xích, các chân chống và đối trọng…;

3. Đánh giá:– Nếu không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật làm ảnh hưởng đến các chi tiết, cơ cấu, bộ phận của thiết bị thì thiết bị đạt yêu cầu.

– Cần phải kiểm tra thật kỹ đặc tính tải của thiết bị trước khi tiến hành thử tải: kiểm tra độ dài cần, góc nghiêng cần, tầm với cần…

– Các hiệu lệnh dùng cho điều khiển cần phải thống nhất, rõ ràng, rứt khoát, tránh hiểu nhầm ý nhau khi làm việc.

– Khi nâng hoặc di chuyển tải:

Hình ảnh kiểm định Cần trục

Hình ảnh kiểm định Cần trục

+ để tránh hỏng cáp cần phải lót cáp để cáp không tiếp xúc trực tiếp với tải

+ Nên dùng dây ghìm cố định tải để tránh trường hợp tải va vào chân chống, công trình xung quanh…

4. Thử tải: có thể dùng thép cuộn, thép tấm, phôi thép hay các cục tải chuẩn để thử tải cần trục.

Thử tải tĩnh:

– Tải trọng thử: 125% SWL(mức tải trọng làm việc an toàn) nhưng không được lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với khả năng thực tế của thiết bị.

– Khi nâng tải, kiểm tra sự hoạt động của hệ thống hạn chế quá tải (nếu có) tại các vị trí này. Thiết bị khống chế quá tải phải ngăn chặn được các hoạt động vượt quá giới hạn an toàn của thiết bị và chỉ cho phép các cơ cấu đó hoạt động theo chiều ngược lại để đưa tải về trạng thái an toàn.

– Treo tải lần lượt tại hai vị trí có tầm với nhỏ nhất và lớn nhất theo đặc tính tải của thiết bị

Hình ảnh kiểm định Cần trục

Hình ảnh kiểm định Cần trục

Đánh giá: kết quả đạt yêu cầu nếu trong 10 phút thử tải, cần trục không có vết nứt, không bị biến dạng hoặc các hư hỏng khác

Thử tải động:

– Tải trọng thử: 110% SWL(mức tải trọng làm việc an toàn) nhưng không được lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với khả năng thực tế của thiết bị.

– Treo tải lần lượt tại hai vị trí có tầm với nhỏ nhất và lớn nhất theo đặc tính tải của thiết bị

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu nếu trong quá trình thử tải không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của Cần trục không có vết nứt, không bị biến dạng hoặc các hư hỏng khác

5. Xử lý kết quả kiểm định cần trục

– Sau khi hoàn tất công tác kiểm định, kiểm định viên sẽ lập 02 biên bản kiểm định và cùng với đại diện cơ sở, người chứng kiến, chủ sử dụng hoặc người được ủy quyền cùng người kiểm định viên thực hiện kiểm định ký vào biên bản kiểm định và đóng dấu ( nếu có), mỗi bên sẽ giữ 01 bản.

– Kiểm định viên ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào hồ sơ lý lịch kiểm định của thiết bị, ghi rõ ngày tháng năm kiểm định, họ tên người kiểm định.

– Chỉ dán tem kiểm định an toàn khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu. Tem kiểm định được dán ở nơi dễ nhìn thấy.

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố sẽ cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cần trục trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.

– Khi thiết bị có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu thì chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định an toàn, đưa ra kiến nghị cho cơ sở khắc phục và thời hạn để thực hiện các kiến nghị đó.

Hình ảnh kiểm định Cần trục

Hình ảnh kiểm định Cần trục

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định cần trục uy tín hàng đầu tại Việt Nam với giá thành rẻ nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:

– Kiểm định Thiết bị chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét….

– Thiết bị nâng: xe nâng người, xe nâng hàng, tời nâng…

– Thiết bị áp lực: Bình chịu áp lực, máy nén khí…

– Thiết bị trong xây dựng: máy bơm bê tông, palang, gondola, cần trục tự hành,…

– Thang máy, thang cuốn, hệ thống lạnh, máy phát điện, trạm điện, máy biến áp,….

Công ty chúng tôi có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép.

Có đội ngũ chuyên viên, kiểm định viên trình độ cao, dày dạn kinh nghiệm.

Cùng các thiết bị đảm bảo hàng nhập khẩu chính hãng, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách.

Xem chi tiết dịch vụ kiểm định cần trục của chúng tôi tại đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ

Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  

Số điện thoại: 028 3831 4194

Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Website: www.kiemdinhthanhpho.net



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top