Kiểm định cần trục |KIỂM ĐỊNH CẦN TRỤC | Hướng dẫn sử dụng an toàn cần trục ( cẩu ) trong làm việc Reviewed by Momizat on . [caption id="attachment_4310" align="alignnone" width="503"] www.kiemdinhthanhpho.net[/caption] Kiểm định cần trục - Hướng dẫn sử dụng an toàn cần trục ( cẩu ) [caption id="attachment_4310" align="alignnone" width="503"] www.kiemdinhthanhpho.net[/caption] Kiểm định cần trục - Hướng dẫn sử dụng an toàn cần trục ( cẩu ) Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN » Kiểm định cần trục |KIỂM ĐỊNH CẦN TRỤC | Hướng dẫn sử dụng an toàn cần trục ( cẩu ) trong làm việc

Kiểm định cần trục |KIỂM ĐỊNH CẦN TRỤC | Hướng dẫn sử dụng an toàn cần trục ( cẩu ) trong làm việc



Kiểm định cần trục – Hướng dẫn sử dụng an toàn cần trục ( cẩu )  trong công việc

Không được dùng dây cáp (xích) có sức chịu tải khác nhau để cần trục cùng một kiện hàng. Đối với các kiện hàng có mép sắc phải dùng đệm lót bảo vệ cáp. Không cho phép buộc các kiện hàng khi dây cáp bị xoắn, bị lệch và có độ căng cáp không đều nhau.kiểm định cần trục

 

Góc căng cáp không lớn hơn 60 độ và tối đa là 90 độ. Các mép buộc phải chắc chắn . Đối với các vật cồng kềnh phải buộc thêm dây dẫn hướng để điều khiển.

 

Nâng tải trọng lên khỏi mặt đất chỉ được thực hiện khi dây treo móc ở thế thẳng đứng, thoạt tiên phải nâng cách mặt đất 0,2 mét rồi dừng lại để klểm tra độ ổn định của tải trọng. Nếu tải trọng không bị sút, bị lệch, bị lật, bị xoắn…. thì mới được nâng lên đến độ cao cần thiết.kiểm định cần trục
Nếu muốn di chuyển theo chiều ngang thì phải nâng tải trọng lên cao quá vật cản cao nhất gặp phải trên đường di chuyển một khoảng cách tối thiểu là 0,5 mét.

Luôn theo dõi, tập trung cao độ vào công việc.

Đánh giá tải trọng trước khi nâng, sử dụng biểu đồ tải để lựa chọn góc nâng và khoảng bung cần phù hợp

 
Không được nâng quá tải: không nâng tải bằng thao tác ra cần; kéo lê tải với tang quấn là tuyệt đối nghiêm cấm.

Không được phép vận hành cần trục khi hệ thống an toàn (công tắc giới hạn nâng, công tắc giới hạn hạ) đang ở chế độ OFF.

Khi hạ tải trọng, chỉ được tháo mở dây buộc khi nó nằm yên trên mặt đất hay trên mặt sàn qui định.
Làm việc ban đêm phải có đèn chiếu sáng đầy đủ

Trong quá trình sử dụng thiết bị nâng, không cho phép:

– Người lên, xuống thiết bị nâng khi thiết bị nâng đang hoạt động.

– Người ở trong bán kính quay phần quay của cần trục.

– Người ở trong vùng hoạt động của thiết bị nâng mang tải bằng nam châm, chân không hoặc gầu ngoạm.

– Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải.

– Nâng tải trong tình trạng chưa ổ định hoặc chỉ móc một bên của móc kép.

– Nâng tải bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên bị liên kết bằng bu lông hoặc bê tông với các vật khác.

– Dùng thiết bị nâng để lấy cáp hoặc xích buộc tải đang bị vật đè lên.

– Đưa tải qua lỗ cửa sổ hoặc ban công khi không có sàn nhận tải.

– Chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi cơ cấu chưa ngừng hẳn.

– Nâng tải lớn hơn trọng tải tương ứng với tầm với và vị trí của chân chống phụ của phần trục.

– Cần trục với, kéo lê tải.

– Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải.

Khi di chuyển không tải xe cần cần trục phải hạ cần xuống, cố định móc cần trục lại và quan sát các công trình xung quanh để đề phòng va chạm.

Luôn giám sát tốc độ gió ở mức cho phép. Thông thường khi gió từ cấp 5 ( 8 – 10,7 m/s) trở lên phải đưa cần trục vào nơi an toàn, hạ cần trùng với hướng gió và hãm phanh, chèn bánh. ( Chú ý cần tham khảo quy định của nhà sản xuất về tốc độ gió tối đa cho phép làm việc)

Khi người sử dụng thiết bị nâng không nhìn thấy tải trong suốt quá trình nâng hạ và di chuyển tải, phải bố trí người đánh tín hiệu.

Trước khi hạ tải xuống hào, hố, giếng… phải hạ móc không tải xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vòng cáp còn lại trên tang lớn hơn 1,5 vòng, thì mới được phép nâng, hạ tải.

Phải ngừng hoạt động của thiết bị nâng khi:

– Phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại;

– Phát hiện phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng;

– Phát hiện móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác;

Không cho phép sử dụng thiết bị nâng có cơ cấu nâng đựơc đóng mở bằng ly hợp ma sát hoặc ly hợp vấu để nâng hạ và di chuyển người, kim loại lỏng, vật liệu nổ, chất độc, bình đựng khí nén hoặc chất lỏng nén.

Làm việc với cần trục gắn cần phụ:

Khi nâng cần trục với cần phụ thì nó có gia tốc lớn hơn và dễ rung. Thao tác phải êm nhẹ và chuẩn xác.

Không ra vào cần khi đang treo vật nâng.

Kiểm tra kỹ chân chống và đối trọng.

Năng suất nâng giảm theo biểu đồ tải.

Không sử dụng cùng lúc 02 móc nâng cho cần chính và cần phụ.

Làm việc với cùng lúc 02 cần trục:

Chỉ được dùng hai hoặc nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trong các trường hợp đặc biệt và phải có giải pháp an toàn được tính toán và duyệt. Tải phân bố lên mỗi thiết bị nâng không được lớn hơn trọng tải. Trong giải pháp an toàn phải có sơ đồ buộc móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu và công nghệ chế tạo các thiết bị phụ trợ để móc tải. Phải giao trách nhiệm cho người có kinh nghiệm về công tác nâng chuyển chỉ huy suốt quá trình nâng chuyển.kiểm định cần trục

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH  AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ

Địa chỉ : Số 331/ 7/ 9 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. HCM

Điện Thoại : 08 3831 4194     –     F ax: 08 3831 4193

Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Website : www.kiemdinhthanhpho.net

 

kiểm định cần trục , kiểm định cần trục tự hành , kiểm định cần trục o tô ,kiểm định cần trục bánh xích , kiểm định cần trục bánh hơi , kiểm định cần trục tháp , kiểm định cần trục đường sắt, kiểm định cần trục chân đế



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top