KIỂM ĐỊNH CẦN TRỤC
- Cần trục là gì ?
- Cần cẩu hay cẩu hoặc cần trục là một loại máy móc thiết bị nâng hạ. Đặc điểm chung của cẩu là hệ máy móc kết hợp sử dụng dây cáp cùng hệ pa lăng để treo móc vật cẩu, và thường dùng cơ cấu tay cần hay dầm cầu hoặc khung cổng để cẩu các vật nặng thi công, lắp ráp các công trình xây dựng, hay cẩu bốc xếp hàng hoá.
- Cần cẩu dùng tay cần dạng dầm conson để treo móc cáp cẩu vật và bắt buộc phải có đối trọng để thắng lại momen gây lật do vật cẩu gây ra, thì được gọi là cần trục hay cần cẩu kiểu cần.
- Cần trục tự hành (Mobile crane hay đôi khi là Self mobile crane) là nhóm các cần trục tự di chuyển ngang trên mặt đất bằng nguồn năng lượng đặt kèm ngay trên cần trục.
- Cần trục tự hành thường có kiểu tay cần nghiêng, thay đổi tầm với bằng góc nghiêng tay cần hoặc lắp thêm tay cần phụ. Dùng trọng lượng phần xe tự hành để làm đối trọng, như cũng có khi kết hợp thêm đối trọng phụ thêm đặt trên máy.
- Cần trục ô tô (Loader crane) là ô tô tải có thùng ben gắn thêm cánh tay cẩu để bốc hàng lên thùng xe và dỡ hàng khỏi thùng xe;
- Cần trục tự hành bánh lốp hay còn gọi là cần trục tự hành bánh hơi (Truck-mounted crane)
- Cần trục tự hành bánh xích (Crawler crane);
- Cần trục tự hành tay cần ống lồng (Telescopic handler crane
- Cần trục đường sắt (Railroad crane)
- Cần trục nổi (Floating crane)
Tại sao phải kiểm định cần trục
Kiểm định an toàn cần trục tự hành đem đến các lợi ích sau:
• Đảm bảo an toàn cho người vận hành và những người khác trong phạm vi làm việc của cần trục, tránh hư tổn hàng hóa, thiết bị.
• Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
• Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm.
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm định cần trục
- QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
- TCVN 8855-2-2011. Cần trục và thiết bị nâng. Chọn cáp. Phần 2: Cần trục tự hành. Hệ số an toàn;
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
- TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
- TCVN 5208-1: 2008 : Cần trục. Yêu cầu đối với cơ cấu công tác. Phần 1: Yêu cầu chung;
- TCVN 5208-4 : 2008: Cần trục. Yêu cầu đối với cơ cấu công tác. Phần 4: Cần trục kiểu cần;
- TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
- TCVN 4755:1989, Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực;
- TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.
- Chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định
• Chủ sử dụng phải cho vật dụng ngừng hoạt động trong thời gian trước khi kiểm định.
• Sắp xếp 1 công nhân vận hành hỗ trợ vận hành thiết bị trong giai đoạn kiểm định.
• Chuẩn bị những giấy má kiểm định và những giấy tờ liên quan của lần kiểm định gần nhất.
• Nếu như xe kiểm định lần đầu thì chuẩn bị các thủ tục công nghệ do nhà chế tạo cung ứng can hệ đến trang bị.
• Cử 1 người tham dự chứng kiến quá trình kiểm định, sau đó ký vào các biên bản hiện trường, biên bản kiểm định hoặc biên bản kiến nghị (nếu có).
• Nếu chủ cơ sở vắng mặt thì có thể cử người đại diện ký thay vào biên bản kiểm định.
- Quy trình kiểm định cần trục
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật cần trục
• Kiểm tra lý lịch, bản vẽ
• Kiểm tra hồ sơ quản lý, vận hành, bảo trì, sửa chữa
• Xem xét hồ sơ kiểm định cần trục lần trước
Bước 2: Khám xét kỹ thuật
Kiểm tra mặt bằng đặt cần trục, các biện pháp, hướng dẫn an toàn vận hành, sử dụng
• Xem xét sự phù hợp, đồng bộ của cần trục, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật
• Kiểm tra lần lượt tình trạng kỹ thuật của cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, cơ cấu quay, …)
• Đánh giá kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải, …)
• Kiểm tra đối trọng, khung đỡ đối trọng, chân chống, …
Bước 3: Kiểm tra vận hành : thử không tải và có tải
Chỉ thực hiện sau khi các bước kiểm tra ở trên có kết quả đạt yêu cầu.
• Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm và các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, …
• Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL ở hai vị trí tầm với nhỏ nhất và lớn nhất theo đặc tính tải của cần cẩu.
• Thử tải động ở mức 110%SWL ở hai vị trí như trên
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định cần trục
• Lập biên bản kiểm định cần trục tự hành có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả vào lý lịch cần trục, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu).
• Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định
- Các hình thức kiểm định
Hiện tại có 3 hình thức kiểm định dựa vào quy trình kiểm định nồi hơi, nồi đun nước nóng như sau:
a/ Kiểm định lần đầu
• Kiểm định lần đầu là lần kiểm định trước khi đưa vào sử dụng đối với các thiết bị như: cần trục sau khi đã lắp đặt xong hoàn chỉnh.
• Phải tiến hành thử tải trọng tĩnh và tải trọng động trước khi chúng ta kiểm định lần đầu. Kiểm tra độ võng của cần trục, các thiết bị an toàn…
• Hồ sơ lý lịch phải được bên kiểm định lập cho thiết bị này trong lần đầu kiểm định. Hoặc đơn vị chế tạo cũng có thể lập hồ sơ lý lịch được.
b/ Kiểm định định kỳ
• Sau thời gian kiểm định lần đầu hết hiệu lực chúng ta phải tiến hành kiểm định lại, những lần kiểm định tiếp theo này được gọi là kiểm định định kỳ.
• Đa phần các giấy tờ của lần kiểm định trước sẽ được áp dụng cho lần kiểm định này gồm: Phiếu kết quả, biên bản kiểm định, biên bản kiến nghị, những hồ sơ liên quan tới việc sửa chữa, thay thế thiết bị.
c/ Kiểm định bất thường
• Cần trục sau khi thay cáp hoặc gia cố lại những bộ phận chịu áp lực, thay thế xe con (rùa) phải tiến hành thử vận tải và kiểm định lại.
• Đổi vị trí lắp đặt thiết bị
• Theo đề xuất của công ty sử dụng: Trong giai đoạn vận hành vật dụng, công nhân phát hiện các nhân tố nghiêm trọng, có thể gây mất an toàn cần lao thì phải báo cho doanh nghiệp sử dụng biết, ngừng thiết bị và mời doanh nghiệp Kiểm định đến kiểm tra kiểm định. Chờ kết quả kiểm định mới cho trang bị tiếp tục hoạt động hay không?.
• Theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.
- Thời hạn kiểm định cần trục
- Thời hạn kiểm định cần trục tháp định kỳ là 01 năm.
- Thời hạn kiểm định định kỳ các loại cần trục tự hành là 2 năm. Đối với cần trục tự hành đã sử dụng trên 10 năm, thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm
- Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định cần trục, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
Tiến hành kiểm định đúng thời hạn và đúng cách là giải pháp giúp cho doanh nghiệp có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời, đảm bảo tiến độ công việc.
Vậy nên, việc chọn một đơn vị kiểm định uy tín cũng là điều đáng lưu ý đối với quý doanh nghiệp.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.
Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com