Kiểm định bình nén khí | Tại sao kiểm định bình nén khí ?| Kiểm định bình nén khí như thế nào ? Reviewed by Momizat on . KIỂM ĐỊNH BÌNH NÉN KHÍ 1. Tại sao phải kiểm định bình nén khí: Bình nén khí là một trong những thiết bị nằm trong danh mục Bình chịu áp lực và môi chất làm việc KIỂM ĐỊNH BÌNH NÉN KHÍ 1. Tại sao phải kiểm định bình nén khí: Bình nén khí là một trong những thiết bị nằm trong danh mục Bình chịu áp lực và môi chất làm việc Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN » Kiểm định bình nén khí | Tại sao kiểm định bình nén khí ?| Kiểm định bình nén khí như thế nào ?

Kiểm định bình nén khí | Tại sao kiểm định bình nén khí ?| Kiểm định bình nén khí như thế nào ?



kiem-dinh-binh-nen-khi1

KIỂM ĐỊNH BÌNH NÉN KHÍ

1. Tại sao phải kiểm định bình nén khí:

Bình nén khí là một trong những thiết bị nằm trong danh mục Bình chịu áp lực và môi chất làm việc của nó là không khí nén. Không khí nén ở áp suất cao có thể gây ra hiện tượng nổ rất nguy hiểm. Vì vậy định kỳ chúng ta phải tiến hành kiểm định bình nén khí để đánh giá tình hình hoạt động thực tế của bình còn đảm bảo an toàn hay không. Nếu phát hiện có yếu tố nguy hiểm sẽ tiến hành thủ tục loại bỏ thiết bị để tránh gây mất an toàn lao động.

2. Kiểm định bình nén khí theo thông tư nào?

Hiện tại thì các đơn vị kiểm định bình nén khí theo phụ lục 01 mục số 04 của thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2011. Trong mục này có nói rõ: “Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar” là phải tiến hành kiểm định. 

3. Tại sao

Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar là phải tiến hành kiểm định trong khi áp suất khí trời là 1at? Theo như chúng ta được biết thì áp suất khí trời đã là 1at còn lớn hơn 0,7 bar vậy có sự nhầm lẫn nào ở đây không? Xin nói là không, bởi vì 0,7 bar ở đây là áp suất khí nén. Đơn giản nhất là bạn cứ để đồng hồ đo áp suất ra không khí bạn có thấy đồng hồ chỉ 1 bar hay 1 kG/cm2 hay không? Hay chúng ta phải nén không khí lại thì kim đồng hồ mới nhảy. Đó chính là sự khác biệt.

4. Bình khí nén như thế nào mới phải kiểm định?

Tất cả bình khí nén đều phải kiểm định kể cả bình mới xuất xưởng, trước khi đưa một bình chứa khí nén vào hoạt động chúng phải qua các bước kiểm tra kỹ thuật nghiêm ngặt nếu thoải mãn được các yêu cầu thì mới được đưa vào sử dụng. Bình chứa khí nén đã qua sử dụng cũng phải bắt buộc kiểm định định kỳ.Trong thời gian sử dụng mà hết hạn kiểm định thì đơn vị trực tiếp sử dụng thiết bị có trách nhiệm gọi đơn vị kiểm định xuống nơi đặt thiết bị để tiến hành kiểm định định kỳ tiếp theo.

Bình khí nén như thế nào không phải kiểm định?

Đó là các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan, tích số giữa dung tích (tính bằng lít) và áp suất (tính bằng bar) không quá 200, bình có dung tích nhỏ hơn 25 lít.

kiem-dinh-binh-nen-khi

5. Có mấy hình thức kiểm định bình nén khí?

Có 3 hình thức kiểm định bình khí nén: kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường. – Kiểm định lần đầu: là hình thức kiểm định khi mới chế tạo xong thiết bị và chuẩn bị đưa vào sử dụng. Trong lần kiểm định này công việc rất nhiều bao gồm: siêu âm đường hàn, siêu âm bề dày, thử thủy lực, thử kín, thử vận hành. Lần kiểm định này là quan trọng nhất đối với bình nén khí bởi vì nếu không đạt thì tiến hành sửa chữa khắc phục ngay nếu nặng có thể loại bỏ. Cũng có 1 số trường hợp bình nén khí ta nhập ở nước ngoài về thì kiểm định lần đầu có thể bỏ qua thử thủy lực và siêu âm đường hàn vì trước khi xuất xưởng công ty họ đã tự kiểm tra và gửi thông số cho đơn vị nhập khẩu rồi. – Kiểm định định kỳ: khi hết thời hạn kiểm định lần đầu thì theo quy định phải tiến hành kiểm định định kỳ. – Kiểm định bất thường: được tiến hành khi ta vận chuyển thiết bị từ nơi này sang nơi khác và có xảy ra hiện tượng va chạm với vật cứng khác hoặc gây biến dạng thì chúng ta tiến hành kiểm định bất thường. Kiểm định bất thường có thể tiến hành ngay cả khi kiểm định lần đầu hoặc định kỳ còn hiệu lực.

6. Kiểm định bình nén khí gồm những công việc gì?

a/ Kiểm tra bên ngoài: Bước này ta dùng mắt thường quan sát xem Bình có bị biến dạng chỗ nào hay không, nơi bố trí thiết bị làm việc có hợp lý không, lớp sơn phủ bên ngoài còn mới hay cũ, dày hay mỏng. Bình có bị gỉ sét hay không, Van an toàn có hay không, đồng hồ áp còn hoạt động không? Bước này rất quan trọng không thể bỏ qua. b/ Kiểm tra kỹ thuật: Bước này chúng ta dùng máy móc thiết bị chuyên dùng để kiểm tra: như máy siêu âm bề dày, thước kẹp, máy đo điện trở cách điện và một số dụng cụ để chỉnh van an toàn, đồng hồ, kẹp chì…

7. Bao lâu kiểm định Bình khí nén 1 lần:

kiem-dinh-binh-nen-khi2

Theo quy định thì thời hạn kiểm định một bình chứa khí nén không quá 3 năm đối với kiểm định lần đầu ( thiết bị mới xuất xưởng), kiểm định định kỳ thời hạn sẽ giảm xuống tùy vào mức độ sử dụng, chế độ bảo trì bảo dưỡng mà còn 1 năm hoặc 2 năm. Những bình hoạt động lâu năm mà không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác bảo trì bảo dưỡng kém bề dày thân Bình mỏng, gỉ sét bên ngoài hoặc thiết bị lưu động theo công trường thì tối đa chỉ 1 năm.

 

9. Người vận hành Bình chứa khí nén cần những yêu cầu gì?

Theo thông tư mới nhất của Bộ LĐTB-XH ban hành thì chỉ những người đã qua lớp Huấn luyện An toàn Vận hành Thiết bị Áp lực và được cấp chứng chỉ mới được vận hành Bình chứa khí nén.

 

CÔNG TY CP KIM ĐNH  AN TOÀN THIT B CÔNG NGHIP THÀNH PH

Địa chỉ : Số 331/ 7/ 9 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. HCM

Điện Thoại : 08 3831 4194     –     F ax: 08 3831 4193

Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Website : www.kiemdinhthanhpho.net

Kiểm định nồi hơi , kiểm định nồi hơi công nghiệp , kiểm định bình khí nén , kiểm định hệ thống lạnh , kiểm định hệ thống dẫn nước nóng , kiểm định hệ thống dẫn khí đốt , kiểm định hệ thống nạp khí…


© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top