KIỂM ĐỊNH BÌNH KHÍ NÉN Reviewed by Momizat on . Kiểm định bình khí nén Kiểm định bình khí nén (bình tích áp) là quá trình kiểm tra, đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với các tiêu ch Kiểm định bình khí nén Kiểm định bình khí nén (bình tích áp) là quá trình kiểm tra, đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với các tiêu ch Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH BÌNH KHÍ NÉN

KIỂM ĐỊNH BÌNH KHÍ NÉN



  1. Kiểm định bình khí nén

Kiểm định bình khí nén (bình tích áp) là quá trình kiểm tra, đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành thiết bị.

  1. Tại sao phải kiểm định chứa khí nén

Kiểm định an toàn bình chứa khí nén nhằm:

  • Đảm bảo an toàn khi vận hành bình chứa khí nén, máy nén khí
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
  • Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn
  • Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra
  • Các bình chứa khí nén thông dụng phải kiểm định theo quy định:
  • Bình chứa khí nén có máy nén đi kèm
  • Bình chứa khí không có máy nén đi kèm

3.Tiêu chuẩn kiểm định bình khí nén

Bình chứa khí nén là thiết bị chịu áp lực. Do đó, khi kiểm định bình chứa khí nén, máy nén khí có bình chứa đi kèm phải áp dụng các tiêu chuẩn kiểm định của bình chịu áp lực:

  • QCVN 01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
  • QTKĐ 07:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực
  • TCVN 8366: 2010, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo
  • TCVN6155:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa
  • TCVN6156:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử
  • TCVN6008:2010, Thiết bị áp lực Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra

Có thể sử dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không thấp hơn mức quy định trong nước.

  1. Vai trò, lợi ích của kiểm định bình khí nén, bình tích áp
Kiểm Định Bình Nén Khí: Tiêu Chuẩn và Quy Trình Thực Hiện

Để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành và sử dụng bình khí nén thì việc kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị so với các tiêu chuẩn, quy định hiện hành là vô cùng quan trọng. Quy trình này được gọi là Kiểm định bình khí nén

– Đảm bảo an toàn khi vận hành bình chứa khí nén, máy nén khí:

  • Các thiết bị chịu áp lực nói chung là các thiết bị làm việc ở trạng thái áp suất cao hơn áp suất khí quyển. Bình khí nén là thiết bị áp lực chuyên dụng dùng để chứa và vận chuyển khí nén.
  • Tại các nhà máy, xí nghiệp… bình khí nén được sử dụng rất rộng rãi, tuy nhiên đây là thiết bị dễ gây ra sự cố hay tai nạn cho lao động trong quá trình làm việc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thiết bị, bình khí nén cần phải được kiểm định.

– Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động:

  • Hoạt động kiểm định an toàn bình khí nén là bắt buộc theo quy định nhà nước tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP về Hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH về Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

– Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn:

  • Việc kiểm định an toàn bình khí nén giúp người lao động yên tâm làm việc, cũng như phòng tránh tai nạn lao động có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Việc phòng tránh được tai nạn lao động chính là cách để nâng cao năng suất lao động, thời gian làm việc không bị gián đoạn.

– Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra:

  • Tai nạn lao động xuất hiện tại doanh nghiệp không chỉ làm gián đoạn thời gian làm việc, danh tiếng của công ty mà còn gây tổn thất về chi phí. Vì thế, kiểm định bình khí nén chính là cách để giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra.
  1. Cách phòng chống tai nạn máy nén khí
Quy chuẩn quốc gia và đối tượng áp dụng kiểm định bình chịu áp lực, bình  chứa khí nén – Hoàng Nguyễn AIR

• Bảo trì bảo dưỡng theo đúng yêu cầu của nhà chế tạo.
• Không để thiết bị làm việc quá áp suất quy định.
• Máy nén khí phải được nối đất, nối không để tránh rò rỉ điện gây giật điện.
• Không để bình chứa khí nén gần các thiết bị có nguồn nhiệt lớn.
• Tránh va chạm bình chứa khí nén với các vật sắt nhọn.
• Kiểm định định kỳ theo đúng quy định của nhà nước.
• Nhân viên vận hành máy nén khí phải được đào tạo và có chứng chỉ nghề vận hành và chứng chỉ an toàn vận hành thiết bị áp lực.

  1. Các tai nạn máy nén khí điển hình từ trước đến nay

• Nổ các bình chứa khí nén ở áp suất cao, đây là tai nạn thường gặp nhất nguyên nhân là do bình chứa quá áp mà các thiết bị an toàn như: rờ-le không ngắt, van an toàn không hoạt động.
• Đối với các máy nén piston các bộ phận truyền động không được che chắn chúng ta có thể bị cuốn vào dây cuaroa.
• Điện giật do máy nén khí bị rò rỉ điện.

  1. . Các hình thức kiểm định bình chứa khí nén

Các loại hình thức kiểm định bình chứa khí nén

Kiểm định lần đầu

  • Hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống bình chứa khí nén theo các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

Kiểm định định kỳ

  • Là hoạt động đánh giá kỹ thuật an toàn của hệ thống bình chứa khí nén theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

Kiểm định bất thường

  • Hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn hệ thống bình chứa khí nén sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống bình chứa khí nén.
  • Thực hiện kiểm định bất thường với hệ thống bình chứa khí nén đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên và có ý định đưa vào sử dụng lạị.
  • Khi có yêu cầu của cơ sở, đơn vị nơi sở hữu hệ thống bình chứa khí nén hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  1. . Điều kiện kiểm định bình chứa khí nén

• Hệ thống bình chứa khí nén phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định
• Hồ sơ, tài liệu của hệ thống bình chứa khí nén phải đầy đủ
• Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định
• Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định hệ thống bình chứa khí nén

  1. . Quy trình kiểm định bình khí nén

Quy trình kiểm định bình khí nén, máy nén khí có bình chứa đi kèm được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ

  • Hồ sơ xuất xưởng
  • Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
  • Hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Khám xét kỹ thuật bên ngoài, bên trong

  • Kiểm tra các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học.
  • Xem xét tình trạng kỹ thuật của các cơ cấu che chắn, bảo vệ máy nén
  • Kiểm tra khuyết tật kim loại, mối hàn bằng các phương pháp siêu âm, chụp phim, thẩm thấu, bột từ.

Bước 3: Thử nghiệm

  • Thời hạn thử thủy lực (thử bền) không quá 6 năm 1 lần
  • Bình khí nén có áp suất làm việc nhỏ hơn 5 bar: Pthử = 1.5Plv nhưng không nhỏ hơn 2 bar
  • Bình khí nén có áp suất làm việc từ 5 bar trở lên: Pthử = 1.25Plv nhưng không nhỏ hơn Plv+3

Bước 4: Kiểm định cơ cấu an toàn, thiết bị đo lường, bảo vệ

Kiểm tra các thiết bị đo lường, cơ cấu an toàn:

  • Van an toàn
  • Áp kế
  • Rơ le nhiệt độ, áp suất
  • Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Bước 5: Kiểm tra vận hành

  • Vận hành thiết bị ở áp suất làm việc lớn nhất cho phép. Kiểm tra tình trạng làm việc của các cơ cấu an toàn, bảo vệ. Các thiết bị đo lường tự động.

Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định bình khí nén

  • Lập biên bản kiểm định bình áp lực theo mẫu quy định
  • Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành giấy kiểm định bình khí nén.

7. Thời hạn kiểm định bình khí nén

  • Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 03 năm. Đối với các bình chứa môi chất ăn mòn kim loại, cháy nổ và các bình đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
  • Đối với các bình chứa môi chất ăn mòn kim loại, cháy nổ đã sử dụng trên 12 năm và các bình đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
  • Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.
  • Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
  • Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó

Tiến hành kiểm định đúng thời hạn và đúng cách là giải pháp giúp cho doanh nghiệp có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời, đảm bảo tiến độ công việc.

Vậy nên, việc chọn một đơn vị kiểm định uy tín cũng là điều đáng lưu ý đối với quý doanh nghiệp.

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.

Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:

Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top