Kiểm định bình cứu hỏa – Kiểm định bình cứu hỏa Foam

Kiểm định bình cứu hỏa – Kiểm định bình cứu hỏa Foam
Bình cứu hỏa bọt Foam: Là một mảng bọt có khối lượng lớn. Được tạo ra bởi hỗn hợp: bọt cô đặc, nước, và không khí. Có tính bao phủ chất cháy bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. Nước được trộn với bọt cô đặc và tạo thành dung dịch foam. Dung dịch foam này lại được trộn với không khí để tạo thành một loại bọt foam có đủ tính năng cứu hỏa. Sẵn sàng phun lên bề mặt vật gây cháy và dập tắt cháy.
Ưu điểm:
– Bình cứu hỏa bọt Foam được sử dụng hiệu quả đối với các đám cháy: hơi gas, xăng, dầu và các đám cháy phát sinh tia lửa điện (bình AFFF).
– Bình cứu hỏa bọt Foam được ứng dụng rộng rãi để cứu hỏa ở những nơi có nguy cơ cháy nổ cao và quy mô lớn như: các nhà máy, xí nghiệp, trạm xăng – dầu, trạm biến thế, trạm viễn thông BTS và những nơi có chứa hoá chất.
– Bình cứu hỏa bọt Foam hoàn toàn không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường. An toàn với con người, vật nuôi, môi trường xung quan khu vực được chữa cháy và ít gây hư hại các thiết bị
– Bình cứu hỏa bọt Foam dập tắt đám cháy rất nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn cả nhà kho hoặc khu vực cháy đều trở lại bình thường.
– Bình cứu hỏa bọt Foam chữa cháy rất hiệu quả trong phòng kín lẫn ngoài trời.
– Tính dẫn điện của loại bọt foam này rất thấp.

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa
Bình cứu hỏa bọt Foam dạng nhỏ được chia làm 4 loại:
– Bình bọt foam 500ml
– Bình bọt foam 1000ml
– Bình bọt foam 9L
– Bình bọt foam 35L.
Phân loại:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bình cứu hỏa foam. Người ta phân loại chúng theo:
1. Loại thông dụng
Có hai loại bọt Foam cứu hỏa : Foam cứu hỏa AFFF và Foam cứu hỏa ARC.
– Foam cứu hỏa ARC: sẽ tạo ra một màn nhấy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu không hòa tan.
– Foam cứu hỏa AFFF: sẽ tạo ra một màn sương phủ trên mặt phẳng của nhiên liệu có hydrocarbon.
2. Theo mức độ giãn nở của nó:

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa
* Foam cứu hỏa độ giãn nở cao và trung bình: KV-LITE HEFL nồng độ 1-3%
– Foam cứu hỏa độ giãn nở cao là loại foam có độ giãn nở trên 200 lần. Foam cứu hỏa có độ giãn nở trung bình là loại foam có độ giãn nở nằm trong khoảng từ 20 đến 200: là loại foam rất lí tưởng dùng cho các khu vực đóng kín: phòng máy, nhà kho, hầm máy bay, đường hầm…
Ưu điểm:
– Tốc độ giãn nở và phủ kín bề mặt chất cháy nhanh
– Màng foam có độ bền và ổn định cao theo thời gian, từ đó hạ nhiệt cho chất cháy, duy trì sự ngăn cách với các chất oxy hóa và ngăn ngừa đám cháy bùng phát trở lại.
– Sức căng bề mặt của màng foam rất thấp, tạo điều kiện cho các chất chữa cháy khác xâm nhập và tận diệt ngọn lửa còn chưa tắt hẳn phía dưới màng foam.
– Màng foam có chức năng chống bức xạ nhiệt từ đám cháy.

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa
* Foam cứu hỏa độ giãn nở thấp: KV-LITE PF.
– Là loại foam có độ giãn nở nhỏ hơn 20 lần:
– KV-LITE PF là hợp chất gốc protein, tạo foam lan tỏa chậm. Đây là chất cứu hỏa đáng tin cậy cho các đám cháy không phân cực, các chất dễ cháy và dễ hòa tan.
– Lớp bọt được tạo ra như một tấm chắn phủ lên trên bề mặt đám cháy, ngăn cách đám cháy tiếp xúc với oxy trong không khí, giải nhiệt cho đám cháy và từ đó ngăn ngọn lửa bùng cháy trở lại.
Ưu điểm:
– KV-LITE PF là một giải pháp cứu hỏa tốt, có tính ổn định và có giá thành thấp.
– KV-LITE PF có hai loại là KV-LITE PF 3% và KV-LITE PF 6%.
– KV-LITE PF được sử dụng trong cả môi trường nước mặn và nước ngọt.
3. Theo công dụng cứu hỏa của bình:
* Foam chuyên dụng chữa cháy trong nhà bếp: KV- LITE CLASS K
Dầu mỡ và các loại chất béo một khi đã bắt lửa gây ra hỏa hoạn thì việc dập lửa rất khó khăn. Vì:
– Nhiệt độ cháy của các loại chất cháy này rất cao
– Tốc độ cháy lan rất nhanh

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa
– Dễ dẫn đến nổ lớn
Foam KV- LITE CLASS K là một hợp chất foam đặc biệt. Có khả năng dập tắt đám cháy đối với các đám cháy chứa dầu, mỡ và chất béo.
Thành phần của foam này bao gồm: muối hữu cơ, chất ổn định và chất bảo quản.
Foam KV- LITE CLASS K có thể được dùng ở mọi mức nhiệt độ, từ nhiệt độ cao tới thấp. Đặc biệt lí tưởng cho các khu vực nấu ăn, khu vực lò nướng và các khu vực nhà bếp khác…
* Foam chữa cháy các hợp chất có cồn: KV-LITE FP-AR
Foam KV-LITE FP-AR sử dụng các nguyên liệu từ gốc protein: protein hydrolised, flouro, muối kim loại, chất ổn định và chất bảo quản. Trong đó hợp chất gốc flourin có tác dụng tăng tốc độ bao phủ đám cháy của foam mà vẫn giữ được độ ổn định của foam.
Foam KV-LITE FP-AR có khả năng che phủ đám cháy tốt và ngăn chúng tái phát rất hiệu quả.

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa
KV-LITE FP-AR tạo thành một lớp màng mỏng cố kết lớp foam trên bề mặt với các chất cháy có khả năng hòa tan trong nước ở dưới.
Lớp màng mỏng này không bị phá hủy bởi các chất hòa tan. Nếu bị phá hủy nó có khả năng tự tái tạo tại chỗ. Đây chính là đặc tính riêng biệt của foam KV-LITE FP-AR trong việc dập tắt hoàn toàn các đám cháy.
* Foam ngăn khí độc: KV-Fire
– Ngăn cản sự bay hơi của các loại khí độc hại ra bên ngoài đám cháy.
– Giữ an toàn cho những người có mặt tại khu vực đám cháy.
– Giúp có thêm thời gian li khai khu vực cháy và dọn dẹp hiện trường cháy sau khi đã dập tắt.
Đối với những công ty, nhà máy có khả năng cháy nổ cao và quy mô lớn thì người ta thường dùng hệ thống cứu hỏa bọt foam thay vì bình cứu hỏa xách tay.
Nguyên lí hoạt động của hệ thống cứu hỏa bọt foam:

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa
Hệ thống cứu hỏa bọt Foam hoạt động theo nguyên tắc cách ly là chủ yếu.
Hệ thống cứu hỏa bọt Foam bao gồm: hệ thống dò khói, đầu dò báo nhiệt (nhiệt độ tầm khoảng 60-800 độ C) và còi báo, hệ thống điều khiển trung tâm.
– Khi xảy ra cháy thì sẽ có chuông báo giúp xác định chính xác khu vực cháy.
– Hệ thống cứu hỏa bọt foam sẽ được kích hoạt và các đầu sprinkler sẽ mở ra, nước từ các đầu sprinkler sẽ phun ra giúp giảm áp lực cho hệ thống cứu hỏa.
– Bơm tự động kích hoạt cung cấp đủ nước cho bồn chứa hợp chất.
– Khi nước đi qua các đường ống dẫn, tín hiệu sẽ báo về hệ thống báo cháy.
– Van điện từ sẽ mở ra, lúc này một phần nước sẽ chảy vào bồn Foam gây áp lực với tủ chứa foam bên trong bồn.
– Áp lực này sẽ đẩy bọt foam thoát ra theo các vòi phun, bao phủ lên trên bề mặt chất cháy (như xăng, dầu…).
– Đồng thời tách các chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa.

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa
– Ngoài ra, lượng nước có bên trong bọt foam còn đóng vai trò làm lạnh nhiên liệu. Bao phủ toàn bộ các chất lỏng, không cho chúng bốc hơi và hòa trộn vào không khí tạo thành hỗn hợp gây cháy nổ.
– Do sức căng bề mặt của foam cao nên lớp màng phủ chất cháy khá bền. Giúp cô lập chất cháy và ngăn không cho chúng bùng cháy trở lại. Nhờ đó ngọn lửa sẽ bị dập tắt.
Sau khi dập tắt đám cháy xong, bọt foam cứu hỏa sẽ tự bốc hơi vào không khí và hoàn toàn trong sạch với môi trường.
Bởi hệ thống sử dụng rất ít nước. Độ giãn nở của bọt foam khá cao và hoàn toàn không làm ảnh hưởng, hư hỏng hàng hóa thiết bị máy móc. Và trong thời gian ngắn sẽ trả nguyên cả kho xưởng như ban đầu chưa cháy.
Tùy theo loại bọt foam mà chúng có thể cứu hỏa bằng nhiều cách:
– Hoặc là dùng bọt foam bao phủ lên trên bề mặt chất cháy một lớp bọt dày, giúp dập tắt đám cháy và cách ly các chất cháy không cho chúng tiếp xúc với không khí.
– Hoặc là làm lạnh chất cháy bằng lượng nước có chứa trong bọt foam, hoặc là trùm phủ không cho chất lỏng (chất cháy) bốc hơi và hòa trộn vào không khí gây hiện tượng cháy nổ.
Kiếm định bình cứu hỏa là rất cần thiết và quan trọng.

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa
-
Vì nguyên liệu trong bình cứu hỏa chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, nếu để lâu quá thời hạn mà người sử dụng không kiểm tra mà đưa vào sử dụng sẽ rất dễ dẫn đến việc bọt foam trong bình mất tác dụng, như vậy khi có đám cháy xảy ra sẽ rất nguy hiểm.
-
Do thời hạn sử dụng của một bình cứu hỏa không được ghi rõ trên vỏ bình, vì vậy cần phải kiểm tra bình cứu hỏa thường xuyên để biết được lượng nguyên liệu bên trong bình còn bao nhiêu và bình có còn sử dụng được nữa không.
-
Hệ thống cứu hỏa bọt foam là một hệ thống cứu hỏa dùng trong những tình huống cháy nổ lớn, khó có thể kiểm soát được. Cũng chính vì thế mà chúng ta phải đảm bảo chắc chắn độ tin cậy của hệ thống. Để đảm bảo an toàn của tất cả mọi người trong khu vực.
Thời hạn kiểm định bình cứu hỏa:
Bình cứu hỏa phải được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng lần đầu và sau đó nên được kiểm định định kỳ tốt nhất là 1 tháng đối với bình đã qua sử dụng và đã được nạp sạc lại, trước mỗi lần nạp nguyên liệu mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm định thủy lực, sau khi đạt cường độ đúng yêu cầu mới được phép sử dụng tiếp, cường độ tối thiểu là 30 MPa.
Đối với những nơi có khả năng xảy ra sự cố hỏa hoạn cao như kho xưởng, nhà máy, công ty… việc kiểm định bình cứu hỏa định kỳ là việc bắt buộc phải làm, nên kiểm định mỗi tháng 1 lần.
Bình cứu hỏa sẽ được kiểm định với chu kỳ ngắn hơn khi có yêu cầu của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc đơn vị được Bộ Công an cho phép thực hiện kiểm định.
Kiểm định bình cứu hỏa sẽ giúp bình luôn hoạt động 1 cách tốt nhất khi có các sự cố hỏa hoạn xảy ra.

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa