Kiểm định bình cứu hỏa – Kiểm định bình cứu hỏa, bình PCCC Reviewed by Momizat on . [caption id="attachment_36863" align="aligncenter" width="300"] Kiểm định bình cứu hỏa - Kiểm định bình cứu hỏa, bình PCCC[/caption] A. Bình cứu hỏa là gì? Bình [caption id="attachment_36863" align="aligncenter" width="300"] Kiểm định bình cứu hỏa - Kiểm định bình cứu hỏa, bình PCCC[/caption] A. Bình cứu hỏa là gì? Bình Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » Kiểm định bình cứu hỏa – Kiểm định bình cứu hỏa, bình PCCC

Kiểm định bình cứu hỏa – Kiểm định bình cứu hỏa, bình PCCC



hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

Kiểm định bình cứu hỏa – Kiểm định bình cứu hỏa, bình PCCC

A. Bình cứu hỏa là gì?

Bình cứu hỏa là loại bình được làm bằng thép đúc, có hình trụ đứng. Loại thường thấy nhất trên thị trường là loại bình được sơn màu đỏ. Trên bình luôn luôn gắn mác của nhà sản xuất, các thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng bình cứu hỏa.

– Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả, được làm bằng hợp kim đồng. Có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (đối với bình của Ba Lan, Nga…) hoặc kiểu van lò xo nén 1 chiều. Có cò bóp ở phía trên, cò bóp cũng là tay xách ( đối với bình của Nhật bản, trung quốc…). Tại đây có chốt hãm kẹp chì giúp đảm bảo chất lượng bình cứu hỏa.

– Ở trên cụm van có một van gọi là van an toàn. Van an toàn hoạt động khi áp suất trong bình tăng cao quá mức quy định. Khi đó van an toàn sẽ xả khí ra ngoài để đảm bảo an toàn khi có sự cố.

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

– Loa phun thường được làm bằng nhựa cứng, được gắn với khớp nối của bộ van qua một ống thép cứng hoặc là ống xifong mềm. Trong bình cứu hỏa là khí CO2 được nén chặt với áp suất cao hoặc bột chữa cháy, chất chữa cháy khác…

Trên thị trường hiện nay có vô số loại bình cứu hỏa. Với những công dụng khác nhau đối với từng loại đám cháy. Vậy giữa vô vàn bình cứu hỏa, làm sao để biết được loại bình cứu hỏa nào tốt, giá rẻ….

Sau đây Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố sẽ cung cấp một số thông tin rất hữu ích. Giúp bạn dễ dàng lựa chọn được loại bình cứu hỏa phù hợp với mình.

– Bình cứu hỏa được dử dụng rộng rãi trên thị trường được chia làm 2 loại là: bình cứu hỏa khí CO2 và bình cứu hỏa bột (Bình cứu hỏa bột có 2 loại là: bột BC và bột ABC).

Ngoài ra còn có Bọt Foam chữa cháy. Tuy nhiên, loại bọt Foam chữa cháy này chủ yếu được ứng dụng rộng rãi trong phòng cháy chữa cháy ở các nhà máy, xí nghiệp, tàu thuyền,trạm bơm xăng, trạm biến thế, trạm viễn thông BTS và những nơi có chứa hoá chất.

Cách phân biệt nhanh nhất các loại bình cứu hỏa này là dựa vào đặc điểm của bình. Bình chữa cháy bột thì có đồng hồ đo áp suất, còn bình cứu hỏa CO2 không có đồng hồ đo áp suất.

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

Nếu kỹ hơn, có thể dựa vào thông số kỹ thuật ghi trên vỏ bình cứu hỏa để phân biệt.

– Bình cứu hỏa bột sẽ có các ký hiệu MFZL, MFZ hoặc ABC, BC.

– Bình cứu hỏa CO2 sẽ có ký hiệu CO2 hoặc MT.

– Bình cứu hỏa bọt foam có chữ AFFF hoặc ARC.

B. Cấu tạo đặc điểm và công dụng cùng cách sử dụng bình cứu hỏa:

Bình cứu hỏa bột:

– Bình cứu hỏa bột (BC 1kg, 2kg, 4kg, 8kg, 35kg…/ ABC 4kg, 8kg,…) là bình cứu hỏa bên trong có chứa khí ni-tơ (N2) làm lực đẩy để phun bột ra ngoài để dập tắt đám cháy.

– Tuỳ theo mỗi loại bình cứu hỏa có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, chất lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện… mới phát sinh, có quy mô nhỏ.

– Bột cứu hỏa không độc, không dẫn điện, có tác dụng cứu hỏa cao, thao tác sử dụng bình rất đơn giản và rất dễ kiểm tra. Dùng để chữa cháy những đám cháy mới phát sinh, quy mô cháy nhỏ.

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

– Các chữ cái A, B, C in trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình cứu hỏa đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:

+ A: Dập các đám cháy chất rắn như: bông, vải, sợi, củi, gỗ.…

+ B: Dập các đám cháy chất lỏng như: xăng, dầu, rượu, cồn…

+ C: Dập các đám cháy chất khí như: khí gas (khí đốt hoá lỏng),…

– Các số 2, 4, 8…in trên vỏ bình thể hiện trọng lượng bột chứa trong bình, tính bằng đơn vị kilôgam.

– Nếu trên bình cứu hỏa ghi ABC nghĩa là bình cứu hỏa này có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, các chất khí dễ cháy…

Bình cứu hỏa CO2:

-Bình cứu hỏa CO2 2 kg, 3kg… là loại bình cứu hỏa xách tay. Bên trong bình chứa khí CO2-790C được nén với áp lực cao.

– Dùng để dập tắt các đám cháy mới phát sinh, quy mô cháy nhỏ.

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

– Bình cứu hỏa CO2 sử dụng hiệu quả đối với các đám cháy: chất rắn, chất lỏng. Và đặc biệt hiệu quả đối với các đám cháy điện, thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm kín. Thường được sử dụng nhiều trong văn phòng, khách sạn, trong các cửa hàng, showroom….

– Các thao tác sử dụng bình cứu hỏa CO2 đơn giản, thuận tiện, hiệu quả.

– Bình cứu hỏa CO2 24kg là loại bình cứu hỏa dạng xe đẩy. Cũng sử dụng tương tự bình cứu hỏa xách tay.

Bình cứu hỏa bọt Foam:Là một mảng bọt có khối lượng lớn. Được tạo ra bởi hỗn hợp: bọt cô đặc, nước, và không khí. Có tính bao phủ chất cháy bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. 

– Hiện nay trên thị trường thông dụng có hai loại bọt Foam cứu hỏa : Foam cứu hỏa AFFF và Foam cứu hỏa ARC.

+ Foam cứu hỏa ARC: sẽ tạo ra một màn nhấy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu không hòa tan.

+ Foam cứu hỏa AFFF: sẽ tạo ra một màn sương phủ trên mặt phẳng của nhiên liệu có hydrocarbon.

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

Ngoài ra người ta có thể phân loại bọt theo mức độ giãn nở của nó:

+ Foam cứu hỏa độ giãn nở cao và trung bình: KV-LITE HEFL nồng độ 1-3%

+ Foam cứu hỏa độ giãn nở thấp: KV-LITE PF

Bình cứu hỏa bọt Foam dạng nhỏ được chia làm 4 loại:

+ Bình bọt foam 500ml

+ Bình bọt foam 1000ml

+ Bình bọt foam 9L

+ Bình bọt foam 35L.

– Bình cứu hỏa bọt Foam được sử dụng hiệu quả đối với các đám cháy: hơi gas, xăng, dầu và các đám cháy phát sinh tia lửa điện (bình AFFF).

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

– Bình cứu hỏa bọt Foam được ứng dụng rộng rãi để cứu hỏa ở những nơi có nguy cơ cháy nổ cao và quy mô lớn như: các nhà máy, xí nghiệp, trạm xăng – dầu, trạm biến thế, trạm viễn thông BTS và những nơi có chứa hoá chất.

– Bình cứu hỏa bọt Foam hoàn toàn không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường. An toàn với con người, vật nuôi, môi trường xung quan khu vực được chữa cháy và ít gây hư hại các thiết bị

– Bình cứu hỏa bọt Foam dập tắt đám cháy rất nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn cả nhà kho hoặc khu vực cháy đều trở lại bình thường.

– Bình cứu hỏa bọt Foam chữa cháy rất hiệu quả trong phòng kín lẫn ngoài trời.

– Tính dẫn điện của loại bọt foam này rất thấp.

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

C. Kiểm định bình cứu hỏa

– Để có thể sử dụng được các bình cứu hỏa này trong thời gian dài nhất có thể. Bên cạnh việc lựa chọn được loại bình phù hợp với địa điểm và nhu cầu. Bạn cần phải biết cách kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng đúng cách. Như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm thêm được một khoản chi phí mà vẫn đảm bảo được độ an toàn cho hệ thống cứu hỏa, PCCC của mình.

– Việc kiểm định bình cứu hỏa sau 1 thời gian dài không sử dụng là việc rất cần thiết. Kiểm định bình cứu hỏa sẽ giúp bình luôn hoạt động 1 cách tốt nhất khi có các sự cố hỏa hoạn xảy ra.

– Đối với những nơi có khả năng xảy ra sự cố hỏa hoạn cao như kho xưởng, nhà máy, công ty, trạm xăng dầu… Việc kiểm định định kỳ là việc bắt buộc phải làm, nên kiểm định mỗi tháng 1 lần.

– Đối với những trường hợp khác thì nên kiểm định mỗi 6 tháng một lần đối với bình đã qua sử dụng và đã được nạp sạc lại. Hoặc ít nhất 12 tháng đối với bình cứu hỏa mới.

– Ngoài ra, sau mỗi 5 năm sử dụng cần kiểm định lại bình cứu hỏa. Trước khi quyết định nạp sạc khí CO2 hoặc bột chữa cháy, chất chữa cháy mới cần kiểm tra thủy lực và kiểm tra tình trạng hiện tại của vỏ bình. Phải xem vỏ bình còn đạt tiêu chuẩn hay không mới nên tiến hành nạp và đưa vào sử dụng tiếp.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ kiểm định bình cứu hỏa, bình PCCC. Vì thế bạn đang băn khoăn nên lựa chọn một địa chỉ kiểm định bình cứu hỏa rẻ mà đảm bảo chất lượng. Thì không thể bỏ qua Công ty Cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố.

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

hình ảnh kiểm định bình cứu hỏa

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định bình cứu hỏa, Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:

– Kiểm định thiết bị chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét….

– Thiết bị nâng: xe nâng người, xe nâng hàng, tời nâng…

– Thiết bị áp lực: Bình chịu áp lực, máy nén khí…

– Thiết bị trong xây dựng: máy bơm bê tông, palang, gondola, cần trục tự hành,…

– Thang máy, thang cuốn, hệ thống lạnh, máy phát điện, trạm điện, máy biến áp,….

Công ty chúng tôi có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ chuyên viên, kiểm định viên trình độ cao, dày dạn kinh nghiệm. Cùng các thiết bị đảm bảo hàng nhập khẩu chính hãng, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách.

Xem chi tiết dịch vụ kiểm định bình cứu hỏa của chúng tôi tại đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ

Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.

Số điện thoại: 028 3831 4194

Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Website: www.kiemdinhthanhpho.net



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top