Kiểm định bình chịu áp lực | Quản lý chế tạo nồi hơi và thiết bị chịu áp lực còn thiếu hành lang pháp lý Reviewed by Momizat on . [caption id="attachment_4292" align="alignnone" width="470"] www.kiemdinhthanhpho.net[/caption] Kiểm định bình chịu áp lực - Quản lý chế tạo nồi hơi và thiết bị [caption id="attachment_4292" align="alignnone" width="470"] www.kiemdinhthanhpho.net[/caption] Kiểm định bình chịu áp lực - Quản lý chế tạo nồi hơi và thiết bị Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN » Kiểm định bình chịu áp lực | Quản lý chế tạo nồi hơi và thiết bị chịu áp lực còn thiếu hành lang pháp lý

Kiểm định bình chịu áp lực | Quản lý chế tạo nồi hơi và thiết bị chịu áp lực còn thiếu hành lang pháp lý



Kiểm định bình chịu áp lực – Quản lý chế tạo nồi hơi và thiết bị chịu áp lực

còn thiếu hành lang pháp lý

Quản lý thiếu chặt chẽ, kiểm tra chưa triệt để

Ông Huỳnh Tấn Dũng – Chánh thanh tra Sở LĐ – TBXH TP HCM cho biết, đến nay, TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện đăng ký 36.378 lượt thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trong đó có hơn 25.000 thiết bị chịu áp lực. Tuy nhiên, kết quả thanh tra năm 2006 tại 18 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh chế tạo nồi hơi, bình chịu áp lực tại TP HCM cho thấy, chỉ có 5/18 doanh nghiệp được thanh tra (27%) là có đủ các điều kiện đối với doanh nghiệp chế tạo nồi hơi, bình chịu áp lực theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Còn lại hầu hết các cơ sở, doanh nghiệp được thanh tra đều không có đủ tiêu chuẩn mặt bằng sản xuất; 40% cơ sở, doanh nghiệp thanh tra không có kỹ sư chuyên ngành chế tạo máy, thiết bị nhiệt; 40% cơ sở không có công nhân hàn áp lực; phần lớn đơn vị doanh nghiệp được thanh tra đều không trang bị đầy đủ các phương tiện thiết bị kỹ thuật chuyên dùng chế tạo nồi hơi, không có các loại máy khoan, doa, cuốn, cắt tôn cỡ lớn, máy hàn hồ quang tự động mà chủ yếu là thiết bị gia công cơ khí thủ công (máy hàn hồ quang tay, máy khoan, cuốn tôn cỡ nhỏ, bộ dụng cụ lốc ống, máy cắt gió đá hoặc cắt tay bằng khí gas LPG, v.v…).kiểm định bình chịu áp lực

Phần lớn các đơn vị sản xuất theo đơn đặt hàng mà không có thiết kế chế tạo theo quy định; không lưu giữ và chứng minh được các chứng từ vật liệu tương ứng với các diện tích kim loại đã được sử dụng, không lưu giữ tài liệu về que hàn. Nhiều đơn vị không có hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm, không có quy trình công nghệ chế tạo và giám sát chất lượng hoàn chỉnh được ban hành thành văn bản. Không có quy trình xử lý nhiệt sau gia công. Thậm chí, có nơi còn sử dụng que hàn thường (RB26 -6013) để gia công mối hàn chịu áp lực, gắn ống vào mặt sàng phẳng bằng phương pháp hàn hồ quang tay. Hậu quả là tai nạn lao động từ lĩnh vực này liên tiếp xảy ra.

Ngày 31/5/2004 tại công ty TNHH Lê Phú KCN Tân Tạo xảy ra sự cố nổ nồi hấp xơ dừalàm chết 1 và bị thương 3 công nhân. Ngày 25/3/2005 tại cơ sở sản xuất bánh tráng Tấn Đạt tại huyện Củ Chi xảy ra sự cố nổ nồi hơi làm chết 1 công nhân. Ngày 16/5/2006 tại nhà xưởng công ty TNHH Hoành Sơn tỉnh Bình Dương xảy ra vụ nổ nồi hấp làm chết 1 công nhân, bị thương 3 công nhân…

Ông Cao Anh Dũng, phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn môi trường (KTATMT)- Bộ Công Thương- cho biết, hiện tại, chưa có khảo sát chính thức nào về các cơ sở chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực trong phạm vi cả nước. Trong khi rất nhiều cơ sở không đủ năng lực, điều kiện vẫn tham gia chế tạo và cho ra đời những sản phẩm không đảm bảo chất lượng an toàn. Điều đó không chỉ gây hậu quả cho người tiêu dùng mà còn tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các nhà sản xuất. Những sản phẩm nồi hơi, bình chịu áp lực đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn, tuổi thọ… thường không cạnh tranh được về giá thành do các sản phẩm chất lượng kém có giá rẻ hơn nhiều vì đã tiết giảm rất nhiều chi phí sản xuất bằng những vi phạm tiêu chuẩn KTAT, chất lượng hàng hóa, phổ biến nhất là vi phạm về vật liệu chế tạo không có nguồn gốc, xuất xứ, không được kiểm tra thử nghiệm.kiểm định bình chịu áp lực

Chấn chỉnh việc sản xuất thiết bị chịu áp lực

Theo ông Huỳnh Tấn Dũng, từ trước đến nay, Nhà nước đã ban hành rất nhiều quy định quản lý từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng, bảo quản… đối với thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Tuy nhiên, việc đầu tư cho lực lượng làm công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa nồi hơi, bình chịu áp lực lại chưa được chú trọng, chưa có cơ chế quản lý hiệu quả đội ngũ làm công tác kiểm định, kiểm soát chất lượng sản phẩm. Nhiều văn bản pháp lý quy định mâu thuẫn nhau, làm khó cho doanh nghiệp. Do vậy nhiều quy định quản lý về an toàn, chất lượng hàng hóa chưa đi vào cuộc sống và còn bị vi phạm phổ biến.

Ông Nguyễn Hữu Chiến, Giám đốc Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực I (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cũng khẳng định, công tác quản lý nhà nước từ khâu chế tạo, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị này chưa chặt chẽ. Vì vậy, theo ông Chiến, Nhà nước cần sớm ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật về tổ chức cơ quan kiểm định theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực ngay từ khâu chế tạo, đồng thời giao các Trung tâm kiểm định chất lượng Nhà nước thực hiện kiểm định. Đồng thời ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật về tổ chức cơ quan kiểm định theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực, thực hiện chủ trương xã hội hóa trong hoạt động kiểm định, có lộ trình cụ thể để thực hiện chủ trương. Bên cạnh đó, cơ quan Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra các cơ sở chế tạo nồi hơi, thiết bị chịu áp lực, kiên quyết đình chỉ các đơn vị không đủ điều kiện. Cần quy định cụ thể thời gian cho các doanh nghiệp chế tạo nồi hơi, bình chịu áp lực đang hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn thành việc công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy theo Quy chuẩn ban hành theo Quyết định số 64/2008 ngày 27/11/2008 của Bộ Lao động TBXH. Hướng dẫn hình thức công bố các trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kiểm định thực hiện tốt quy định kiểm soát chất lượng sản phẩm, hoạt động kiểm định KTAT nồi hơi, bình chịu áp lực, có biện pháp hiệu quả để cưỡng chế, đình chỉ các hành vi vi phạm, hướng dẫn cụ thể việc công bố công khai đối với các trường hợp vi phạm quy định quản lý an toàn, chất lượng sản phẩm nồi hơi, kiểm định bình chịu áp lực.

Ông Cao Anh Dũng – Cục KTATMT- cho biết, Bộ Công Thương sẽ xem xét việc xây dựng và ban hành tiêu chí, điều kiện đối với cơ sở chế tạo nồi hơi, thiết bị chịu áp lực. Bộ cũng sớm trình Chính phủ các giải pháp tăng cường quản lý các cơ sở chế tạo nồi hơi và thiết bị chịu áp lực, tạo ra hành lang pháp lý sao cho chỉ các cơ sở có đủ điều kiện mới được phép chế tạo nồi hơi và thiết bị chịu áp lực. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, kiên quyết đình chỉ các đơn vị không đủ điều kiện.

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH  AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ

Địa chỉ : Số 331/ 7/ 9 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. HCM

Điện Thoại : 08 3831 4194     –     F ax: 08 3831 4193

Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Website : www.kiemdinhthanhpho.net

kiểm định bình chịu áp lực , kiểm định bình chịu áp lực cao , kiểm định bình chịu áp lực trong công nghiệp , quy trình kiểm định bình chịu áp lực , tiến hành kiểm định bình chịu áp lực…..



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top