Kiểm định bình chịu áp lực | Các thuật ngữ & thực trạng bình chịu áp lực ở Việt Nam Reviewed by Momizat on . [caption id="attachment_4240" align="alignnone" width="471"] www.kiemdinhthanhpho.net[/caption] Kiểm định bình chịu áp lực - Các thuật ngữ & thực trạng bình [caption id="attachment_4240" align="alignnone" width="471"] www.kiemdinhthanhpho.net[/caption] Kiểm định bình chịu áp lực - Các thuật ngữ & thực trạng bình Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN » Kiểm định bình chịu áp lực | Các thuật ngữ & thực trạng bình chịu áp lực ở Việt Nam

Kiểm định bình chịu áp lực | Các thuật ngữ & thực trạng bình chịu áp lực ở Việt Nam



Kiểm định bình chịu áp lực – Các thuật ngữ & thực trạng bình chịu áp lực ở Việt Nam

Các thuật ngữ 

1. Thuật ngữ về bình chịu áp lực

– Bình chịu áp lực : là một thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hoá học , cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.

– Bình chịu áp lực liên hợp : là tổ hợp gồm hai hay nhiều bình chịu áp lực nối với nhau làm việc trong điều kiện giống hoặc khác nhau về áp suất, nhiệt độ và môi

chất.

– Bể  ( xitéc ) : là bình chịu áp lực được đặt trên toa xe hoả, ô tô hay các phương tiện vận tải khác.

– Thùng : là bình chịu áp lực có dạng hình trụ đặt nằm hoặc đứng có thể di chuyển hoặc đặt cố định.

– Chai : là một loại bình chịu áp lực bằng kim loại có dung tích nhỏ ( thường

dưới 100 lít ) dùng để chứa các chất lỏng, khí nén, khí hoá lỏng, khí hoà tan ở áp suất.

– Bình hấp hoặc nồi nấu : là loại bình chịu áp lực trong đó xảy ra quá trình nhiệt học và có thể được đốt nóng bằng điện , khí nóng, hơi nước hoặc nhiên liệu

khác.

– Nồi hơi đun bằng điện : là nồi hơi dùng điện để đun nước thành hơi dùng cho các thiết bị khác.

2. Thuật ngữ về thông số

– Áp suất làm việc cho phép : là áp suất lớn nhất mà thiết bị được phép làm việc lâu dài.

– Áp suất cực đại  cho phép : là áp suất  lớn nhất mà thiết bị được phép làm việc trong một thời gian nhất định. Trị số áp suất này và thời gian cho phép kéo dài do người chế tạo qui định

– Áp suất thiết kế : là áp suất do người thiết kế qui định làm cơ sở tính sức bền cho các bộ phận của bình, áp suất này chưa kể đến áp suất tĩnh

– Nhiệt độ lớn nhất của môi chất chứa trong bình : được xác định là nhiệt độ môi chất của bình.

– Nhiệt độ lớn nhất của thành bình khi có chứa môi chất : được xác định là nhiệt độ tính toán của thành bình. Khi không có sự tăng giảm nhiệt độ thành bình do hấp thụ hay toả nhiệt thì có thể lấy nhiệt độ tính toán của thành bình bằng nhiệt độ của môi chất tiếp xúc với thành bình.

Thực trạng chế tạo và sử dụng bình chịu áp lực tại Việt Nam

Từ trước tới nay chưa có một cuộc điều tra nào xác định số lượng và chủng loại bình chịu áp lực trong địa phương. Hiện cả nước có khoảng 270.000 doanh nghiệp , trong số đó có 40% doanh nghiệp thuộc khối kinh doanh thường sử dụng ít nhất từ một thiết bị chịu áp lực trở lên. Theo con số này và nhu cầu sử dụng thiết bị phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh, có thể ước tính hiện nay trên cả nước có khoảng 0,5 triệu nồi hơi và hơn 30 triệu bình chịu áp lực bao gồm các loại chai chứa khí. Số lượng này sẽ còn tiếp tục gia tăng theo xu thế tăng nhanh các doanh nghiệp và tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế. Theo thống kê, từ năm 2003 đến nay, đã xảy ra 150 vụ nổ chai gas gây chết người. Điều đáng quan tâm hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm khí , hoá chất độc hại có sử dụng nhiều bồn, bể để tồn trữ ở dạng có áp suất , dễ gây nổ, gây cháy, gây ngộ độc. Ví dụ : Công ty cổ phần VEDAN tại Long Thành – Đồng Nai có sử dụng bồn chứa amôniắc ( NH3 )kiểm định bình chịu áp lực

có dung tích đến 6.000 m3; Các công ty kinh doanh gas LPG thường sử dụng các

bồn chứa từ 140 m3  đến trên 10.000 m3; Nhà máy hoá chất Việt Trì sản xuất Clo lỏng tích vào bồn chứa có tổng dung tích đến 40 m3 và đóng chai , nếu sự cố xảy ra

, chỉ cần 1mg Clo nguyên chất có thể gây tử vong cho người hít phải. Để quản lý các đối tượng kiểm định nói chung và bình chịu áp lực nói riêng , tất cả các quốc gia trên thế giới đều ban hành các tiêu chuẩn , quy chuẩn kỹ thuật an toàn làm cơ sở cho việc thiết kế, chế tạo, kiểm định kỹ thuật an toàn để quản lý các đối tượng này. Ở nước ta đã ban hành các tiêu chuẩn về bình chịu áp lực như : TCVN 6153:1996

đến TCVN 6156 : 1996 cho bình chịu áp lực ; TCVN 6486 : 1999 đối với bồn LPG, TCVN 6104 : 1996 đối với hệ thống lạnh ; TCVN 6292 : 1997 , TCVN 6294 :

1997, TCVN 6295 : 1997 cho chai chứa khí; TCVN 6008 : 1995 về chất lượng mối hàn thiết bị áp lực. Và trong Thông tư số 04/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/2/2008 của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đã có hướng dẫn đăng ký và kiểm định đối với bình chịu áp lực này. Nhưng hiện nay phần lớn các đơn vị nhỏ lẻ có sử dụng bình chịu áp lực chưa được kiểm định kỹ thuật an toàn.

Ở nước ta hiện nay chưa ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật về các tiêu chí , điều kiện đối với cơ sở chế tạo thiết bị chịu áp lực . Hiện tại chưa có khảo sát chính thức nào về các cơ sở chế tạo bình chịu áp lực trong phạm vi cả nước. Nhiều đơn vị chế tạo bình chịu áp lực ở nước ta đã ngày càng lớn mạnh như : Công ty cổ phần nồi hơi Việt Nam, các Công ty cổ phần Lilama v.v… đã chế tạo được các bồn chịu áp lực có đặc tính kỹ thuật cao , đáp ứng được các tiêu chuẩn trong nước và nước ngoài. Trong khi đó có rất nhiều cơ sở không đủ năng lực , điều kiện vẫn tham gia chế tạo và cho ra đời những sản phẩm không đảm bảo chất lượng an toàn, gây hậu quả cho người sử dụng . Kết thanh tra năm 2006 tại 18 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh chế tạo bình chịu áp lực tại TP HCM cho thấy , chỉ có 5/18 doanh nghiệp ( 27 % ) là có đủ các điều kiện đối với doanh nghiệp chế tạo bình chịu áp lực theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Còn lại hầu hết các cơ sở , doanh nghiệp được thanh tra đều không có đủ tiêu chuẩn mặt bằng sản xuất ; 40% cơ sở , doanh nghiệp không có kỹ sư chuyên ngành chế tạo máy , thiết bị nhiệt ; 40% cơ sở không có công nhân hàn áp lực . Nhiều đơn vị không có hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm , không có quy trình công nghệ chế tạo và giám sát chất lượng thiết bị hoàn chỉnh được ban hành thành văn bản và vi phạm phổ biến nhất là vật liệu chế tạo không có nguồn gốc, xuất xứ, không được kiểm tra thử nghiệm. Vì vậy Nhà nước cần xây dựng và ban hành tiêu chí , điều kiện đối với cơ sở chế tạo bình chịu áp lực , tạo ra hành lang pháp lý sao cho chỉ có cơ sở có đủ điều kiện mới được phép chế tạo bình chịu áp lực, để góp phần giảm thiểu nguy cơ nổ vỡ bình chịu áp lực.kiểm định bình chịu áp lực

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH  AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ

Địa chỉ : Số 331/ 7/ 9 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. HCM

Điện Thoại : 08 3831 4194     –     F ax: 08 3831 4193

Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Website : www.kiemdinhthanhpho.net

kiểm định bình chịu áp lực , kiểm định bình chịu áp lực cao , kiểm định bình chịu áp lực trong công nghiệp , quy trình kiểm định bình chịu áp lực , tiến hành kiểm định bình chịu áp lực…..

 



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top