Kiểm định bình chịu áp lực
Kiểm định bình chịu áp lực là công việc cần thiết nhằm đảm bảo sự an toàn của các thiết bị kỹ thuật để ngăn chặn các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động.
- Kiểm định bình chịu áp lực là gì?
Kiểm định bình chịu áp lực là quá trình đánh giá, kiểm tra hiện trạng kỹ thuật nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối của các thiết bị kỹ thuật theo quy định, tiêu chuẩn của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Cần phải kiểm tra bình chịu áp lực của các thiết bị sau:
- Các thiết bị phân ly bằng hơi.
- Các thiết bị khử trùng bằng hơi.
- Bình chứa khí nén.
- Lò phản ứng, nồi hấp, …
- Các bộ phận bốc hơi.
- Các bộ phận trao đổi nhiệt.
- Tác dụng của kiểm định bình chịu áp lực
Một số công dụng kiểm định bình chịu áp lực phải kể đến như:
- Làm giảm tối đa các chi phí phát sinh, bồi thường do tai nạn không mong muốn trong quá trình lao động.
- Tăng năng suất, hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian làm việc.
- Là bằng chứng quan trọng cung cấp tới các cơ quan thẩm quyền về đảm bảo lao động.
2. Kiểm định bình chịu áp lực theo tiêu chuẩn nào?
Kiểm định bình chịu áp lực phải được thực hiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như:
- Tiêu chuẩn về quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực: QTKĐ 07:2016/BLĐTBXH
- Tiêu chuẩn kiểm định kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động bình chịu áp lực và nồi hơi: QCVN 01:2008/BLĐTBXH
- Yêu cầu kỹ thuật an toàn về kết cấu, thiết kế, chế tạo của bình chịu áp lực: TCVN 8366: 2010
- Yêu cầu kỹ thuật về quy trình kiểm định nồi đun nước và nồi hơi trong đó nhiệt độ môi chất lớn hơn 115 độ C: TCVN6155:1996
- Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, phương pháp thử, sử dụng và sửa chữa: TCVN6156:1996
- Yêu cầu kỹ thuật về mối hàn và phương pháp đánh giá, kiểm tra: TCVN 6008:2010.
Ngoài những tiêu chuẩn kiểm định bình chịu áp lực trên, bạn có thể kiểm định bình chịu áp lực theo tiêu chuẩn của nước ngoài. Tuy nhiên, đây là chỉ tiêu thấp nhất mà các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện.
- Quy trình kiểm định bình chịu áp lực
Quy trình kiểm định bình chịu áp lực bao gồm các bước:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kiểm định:
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế, cấu tạo bình chịu áp lực.
- Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng.
- Kiểm tra hồ sơ kiểm định những lần trước đó.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên trong và bên ngoài:
- Kiểm tra các biến dạng do hình học, các lỗi ăn mòn.
- Kiểm tra kỹ thuật của lớp cách nhiệt, bảo ôn.
- Kiểm tra độ an toàn của các mối hàn, khuyết tật kim loại. Sử dụng các phương pháp kiểm tra như: chụp phim, siêu âm, bột từ, thẩm thấu, …
Bước 3: Thử nghiệm, kiểm tra áp suất:
- Nếu những bước kiểm tra trên đạt yêu cầu chúng ta tiến hành thử nghiệm áp suất
Bước 4: Kiểm tra cấu tạo, thiết bị bảo vệ, đo lường
- Kiểm định áp kế.
- Kiểm định van an toàn.
- Kiểm định áp suất, rơ le nhiệt độ.
- Kiểm định hệ thống nồi đất.
Bước 5: Kiểm tra quá trình hoạt động của bình chịu áp lực:
- Kết nối tới các cơ cấu an toàn, các thiết bị phụ trợ, sau đó hoạt động bình chịu áp lực ở áp suất cho phép để kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động của nó.
Bước 6: Đánh giá, xử lý kết quả:
- Lập biên bản kiểm định theo quy định.
- Lập biên bản biện pháp khắc phục, xử lý.
- Phát hành tem kiểm định, ban hành kết quả kiểm định.
- Nên kiểm tra bình chịu áp lực vào những thời điểm nào?
Bình chịu áp lực nên được kiểm định định kỳ vào những thời điểm sau:
- Lần đầu diễn ra ngay sau khi lắp đặt hệ thống bình chịu áp lực, khi chưa đưa bình vào vận hành, hoạt động.
- Kiểm định bình chịu áp lực trong quá trình dùng. Với những môi chất có tính độc hại, ăn mòn cao bạn nên kiểm định 2 năm/lần. Với những môi chất an toàn, thông thường, nên kiểm định 3 năm/lần.
- Kiểm định bất thường, đột ngột khi có lệnh của các đơn vị, cơ quan chức năng.
- Kiểm định bình chịu áp lực khi sửa chữa, thay thế hoặc thay đổi vị trí lắp đặt.
- Đối với những bình chịu áp lực đã ngưng hoạt động trên 1 năm vẫn có thể áp dụng thời hạn kiểm định này.
- Chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, lý lịch của bình: Bản vẽ, bản hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo dưỡng; Hồ sơ xuất xưởng; Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp.
- Ngưng hoạt động bình để phục vụ kiểm định.
- Cử người tham gia chứng kiến quá trình kiểm định và ký biên bảo kiểm đinh. Bố trí công nhân vận hành bình khi thử bình.
- Các yếu tố môi trường và thời tiết không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.
- Điều kiện an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
- Các hình thức kiểm định bình chịu áp lực
- Kiểm định lần đầu: là hình thức kiểm định khi bình vừa mới xuất xưởng hoặc nhập khẩu về. Kiểm định lần đầu tương đối khó khăn hơn, phải thật kỹ và thời gian thực hiện lâu hơn vì phải lập hồ sơ kỹ thuật cho thiết bị, đo đạc các kích thước, vẽ hình, hoàn thiện hồ sơ cho thiết bị,…
- Kiểm định định kỳ: khi hết thời hạn kiểm định lần đầu thì theo quy định phải tiến hành kiểm định định kỳ. Thực hiện định kỳ hàng năm trước khi hết hạn lần kiểm định trước. Thời gian thực hiện ngắn hơn vì thông thường sẽ dựa vào các thông số của lần kiểm định trước đó để làm cơ sở đánh giá.
- Kiểm định bất thường: được tiến hành khi thay đổi vị trí, vận chuyển thiết bị từ nơi này sang nơi khác và tháo lắp các bộ phận hoặc sau khi tiến hành sửa chữa lớn. Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng, hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Kiểm định bất thường có thể tiến hành ngay cả khi kiểm định lần đầu hoặc kiểm định định kỳ còn hiệu lực.
- Thời hạn kiểm định bình chịu áp lực
- Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 03 năm. Đối với các bình chứa môi chất ăn mòn kim loại, cháy nổ và các bình đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
- Đối với các bình chứa môi chất ăn mòn kim loại, cháy nổ đã sử dụng trên 12 năm và các bình đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.