KIỂM ĐỊNH AN TOÀN TỜI ĐIỆN
- KHÁI QUÁT VỀ TỜI ĐIỆN
Tời điện : Là thiết bị nâng dẫn động bằng điện, được lắp cố định tại nơi sử dụng, dùng để nâng tải bao gồm một bộ truyền động cơ khí dẫn động bằng tang hoặc đĩa xích.
Ưu điểm: Tính linh hoạt cao, kết cẩu gọn, kích thước nhỏ và công suất nâng và kéo lớn.
Ứng dụng tời điện:
• Trong xây dựng: Dùng để nâng, hạ các loại vật liệu xây dựng như gạch, vữa, sắt, thép…
• Trong công nghiệp, vận tải: Dùng để nâng hạ, bốc xếp hàng hóa trọng lượng lớn trong các nhà xưởng, nhà kho, bến cảng…
• Tại các công trình xây dựng nhỏ: dân dụng, trong gia đình, tại các cửa hàng, xưởng nhỏ… thì khối lượng vật nâng thường không quá lớn, máy tời mini sẽ được ưu tiên sử dụng.
• Tại các công trình xây dựng lớn: các nhà kho, bãi hàng, bến cảng, các nhà máy lớn, các công trình thủy lợi, giao thông lớn hay trong khai thác khoáng sản… thì khối lượng vật liệu, hàng hóa cần nâng hạ, bốc xếp, di chuyển thường rất lớn nên máy tời mặt đất sẽ được ưu tiên sử dụng và thường được kết hợp cùng các loại máy nâng khác như cẩu trục.
• Với công tác cứu hộ xe: loại máy tời điện thường được sử dụng là máy tời ắc quy để đảm bảo dùng được ngay cả ở khu vực không có điện.
- ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Cấu tạo bao gồm các bộ phận chính: Động cơ pa lăng điện, khớp nối, phanh, hộp số và vỏ hộp số được lắp ráp trên cùng hệ thống. Bộ kiểm soát tốc độ với khả năng hoạt động tốt, khi không móc vật tải, móc tải có thể di chuyển lên – xuống khá nhanh chóng.
• Động cơ điện (mô tơ tời): Là bộ phận truyền lực, sử dụng động cơ có tốc độ chậm.
• Hộp giảm tốc: Giảm tốc và tăng tải cho động cơ.
• Dây cáp kéo: Nâng, hạ, kéo vật thể nhờ sức căng.
• Tang cuốn cáp: Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến để di chuyển, nâng, hạ vật thể từ vị trí này sang vị trí khác.
• Móc cẩu: Dùng để treo vật thể để tiến hành nâng, hạ, kéo.
• Các chi tiết khác như vỏ, puly, khung chịu lực, trục chính, phanh và bệ phanh….
Nguyên lý hoạt động:
Cơ chế hoạt động của máy tời điện về cơ bản như sau: Mô tơ tời truyền động lực cho hộp giảm tốc → Hộp giảm tốc giảm tốc độ vòng quay, sau đó truyền lực tới tang cuốn → Tang cuốn quay và thực hiện cuốn/nhả dây cáp → Móc cẩu và vật thể được nâng lên hoặc hạ xuống theo mong muốn.
Phân loại:
Theo vị trí làm việc
– Tời điện sử dụng dưới mặt đất:
- Điện áp: 380V, 220V
- Bao gồm: Tời điện mặt đất, tời điện đa năng
- Đặc điểm: Máy tời điện sử dụng nguồn điện 1 pha, 3 pha đặt dưới mặt đất kéo hàng hóa từ dưới đất lên cao, kéo tàu, cano…
– Tời điện treo trên khung dầm
- Điện áp: 220V, 380V
- Bao gồm: Tời điện mini, tời điện tốc độ cao, tời điện đa năng
- Đặc điểm: Máy tời điện 1 pha, 3 pha với thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt, di chuyển, có thể hoạt động liên tục
Theo cơ cấu hoạt động:
– Tời điện đảo chiều:
1 Bệ máy 2 Tang cuốn cáp 3 Hộp giảm tốc 4 Tay gạt điểu khiển
5 Phanh hai má điện thủy lực 6 Khớp nối đàn hồi 7 Động cơ dây cuốn 8 Hộp trở
- Ứng dụng: Trong xây dựng và ở các bãi lắp ráp.
- Nguyên lý hoạt động: Động cơ điện được nối với hộp giảm tốc bằng khớp nối đàn hồi 6. Vành ngoài của nửa khớp nối bên phía hộp giảm tốc đồng thời là bánh phanh. Điện trở 8 dùng để khởi động cho động cơ dây cuốn với ba đến bốn nấc điện trở chuyển đổi nhờ hộp điều khiển cần gạt 4.
- Ưu điểm: Độ tin cậy cao, điều khiển đơn giản nên được sử dụng rộng rãi.
– Tời nhiều tốc độ: Để nâng hạ các thiết bị nặng trong quá trình lắp ráp các kết cấu xây dựng thì cần phải dùng tời có nhiều tốc độ. Các tốc độ cao dùng để nâng tải và hạ móc không tải. Các tốc độ thấp dùng để đặt và điều chỉnh vào vị trí lắp ráp.
– Tời ma sát: Giữa tang và động cơ qua trục nối ma sát có mối liên hệ ma sát với nhau. Động cơ của tời ma sát luôn quay một chiều theo chiều nâng, khi hạ vật ly hợp được mở và vật rơi tự do. Tốc độ hạ vật được khống chế bằng phanh đai.
Nguyên lý này có thể sử dụng một động cơ dẫn động cho nhiều tang, mỗi tang sẽ có một ly hợp và một phanh riêng.
- Động cơ; 2. Hệ thống truyền động; 3. Tang lõm
- Ưu điểm: khởi động êm, sử dụng động cơ đốt trong để dẫn động nhiều tang.
- Nhược điểm:
- Làm việc không chắc chắn
- Khó khống chế tốc độ hạ vật
- Khó thực hiện việc điều khiển tự động
- Ít người sử dụng
- Nguyên lý hoạt động: Khi kéo hàng, kéo toa với lượng cáp khá lớn người ta dùng tời ma sát kiểu tang lõm. Cáp chỉ vòng qua tang dẫn vài vòng, sau đó rời khỏi tang và được xếp vào bên cạnh hoặc cuốn lên một tang riêng. Ở dạng này, tang cáp không bị chạy dọc theo tang trong quá trình làm việc mà nó luôn trượt lại và nằm ở giữa tang. Lực kéo được truyền cho cáp thông qua ma sát giữa cáp và tang.
3. CÁC TÌNH TRẠNG HƯ HỎNG VÀ YẾU TỐ NGUY HIỂM
Hư hỏng thường gặp:
• Cáp tải bị biến dạng, mòn và tưa cáp.
• Tang cuốn bị mòn do không thường xuyên bão dưỡng
• Bị nhiễu điện
• Hộp giảm tốc hoạt động không ổn định
Các yếu tối nguy hiểm:
• Cáp tải bị đứt do do sử dụng quá tải trọng cho phép, cáp bị tưa hoặc mòn, không kiểm tra kỹ lưỡng trước khi lắp đặt
• Rơi vỡ gây ảnh hưởng đến người vận hành và hàng hóa.
• Khung cố định tời không đảm bảo
- LƯU Ý TRONG SỬ DỤNG
• Người sử dụng máy phải được đào tạo bài bản về cách sử dụng thiết bị
• Người vận hành tời điện phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang, găng tay…
• Trước khi đưa tời điện vào sử dụng cần kiểm tra kĩ các bộ phận xem có bị hỏng hóc hay gặp trục trặc gì không. Ví dụ như dây cáp bị xoắn, móc cẩu không đảm bảo, dây điện bị hở hay không nếu phát hiện ra lỗi nào thì cần khắc phục ngay trước khi đưa vào sử dụng để tránh những tai nạn không đáng có.
• Trước khi đưa máy vào sử dụng cần thử tải trước.
• Phanh hãm của tời điện phải đảm bảo hoạt động tốt
• Tời cần được cố định chắc chắn, không cho phép bị xê dịch trong quá trình vận hành.
• Không sử dụng tời trong các môi trường làm việc khắc nghiệt
• Thay thế cáp khi có hiện tượng xoắn cáp, mài mòn cáp hoặc có tiếng động lạ phát ra.
• Không được phép sử dụng tời để nâng hạ con người, không cuốn hàng hóa hay vật liệu…vào cáp.
Kiểm đinh tời điện: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi đưa vào sử dụng
Vì sao phải tiến hành kiểm định tời điện
• Kiểm tra an toàn tời điện chính là tuân thủ theo quy định của pháp luật
• Đánh giá được tình trạng làm việc thực tế của thiết bị, từ đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị cần thiết để khắc phục, đảm bảo thiết bị đạt chỉ tiêu an toàn trong suốt quá trình làm việc.
• Đảm bảo an toàn cho hàng hóa và người vận hành trong quá trình nâng hạ
• Hạn chế được những rủi ro không mong muốn.
• Theo thông tư số Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì nồi hơi thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động cần phải kiểm định.
Phạm vi áp dụng:
• Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ, bất thường đối với Tời điện dùng đề nâng tải (Sau đây gọi tắt là thiết bị) thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
• Quy trình này không áp dụng đối với:
- Tời thủ công, trục tải giếng nghiêng, giếng đứng.
- Tời có tải trọng từ 10.000 N trở lên sử dụng trong khai thác hầm lò.
• Kiểm định lần đầu: Kiểm định an toàn bàn nâng sau khi được lắp đặt, trước khi sử dụng chính thức
• Kiểm định định kỳ: Lần kiểm định tiếp theo khi thời hạn trên phiếu kết quả kiểm định lần trước đã hết thời hạn. Lúc này sàn nâng cần được tái kiểm định.
• Chế độ kiểm định bất thường: Là các lần kiểm định an toàn sau khi tời điện có cải tạo hoặc sửa chữa hoàn chỉnh khi có sự cố, sau khi thay đổi vị trí lắp đặt và khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Tài liệu viện dẫn:
• QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
• QCVN 01: 2011/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò;
• TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
• TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
• TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung.
• TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
• TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thủy lực về an toàn.
• TCVN 9358: 2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
• TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
• TCVN 6780-2:2009, Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng – Phần 2: Công tác vận tải mỏ.
• TCVN 6997: 2002, Trục tải mỏ – Công tác hiệu chỉnh và kiểm định.
Quy trình kiểm định
Quy trình kiểm định an toàn sẽ được tiến hành đúng như trong QTKĐ 14-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước:
• Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
• Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
• Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
• Các chế độ thử tải – phương pháp thử;
• Xử lý kết quả kiểm định.
- Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản hiện trường theo mẫu của quy trình hiện hành và lưu đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
Đánh giá và xử lý kết quả kiểm định: Dựa vào tình trạng làm việc thực tế của thiết bị sau quá trình kiểm tra, nhân viên kiểm định của chúng tôi sẽ đưa ra kết quả đánh giá đạt và không đạt:
• Thiết bị đạt yêu cầu:
- Thiết bị sẽ được cấp tem kiểm định an toàn của đơn vị chúng tôi.
- Biên bản kiểm định, giấy chứng nhận an toàn và các hồ sơ của thiết bị sẽ được gửi lại khách hàng đầy đủ.
- Chúng tôi cam kết bồi thường nếu làm mất hay thất lạc hồ sơ của khách hàng.
- Kiểm định viên là người quyết định thời hạn kiểm định.
• Thiết bị không đạt:
- Thiết bị sẽ không được cấp tem và giấy chứng nhận an toàn.
- Kiểm định viên sẽ báo cáo trực tiếp với khách hàng và giải thích lí do tại sao không đạt.
- Tiến hành sửa chữa hoặc thay thế bằng thiết bị mới đạt chỉ tiêu an toàn.
- Tuyệt đối không cho thiết bị hoạt động.
- Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm lại thiết bị nếu quý khách hàng đã hoàn thành việc khắc phục sự cố.
6. Thời hạn kiểm định:
• Thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với thiết bị có thời hạn sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
• Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
• Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
• Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì thực hiện theo quy định của Quy chuẩn đó.
- CHI PHÍ KIỂM ĐỊNH VÀ LIÊN HỆ:
Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chúng tôi: CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động. Với kinh nghiệm hơn 7 năm làm việc, cùng đội ngũ kiểm định viên được đào tạo kỹ lưỡng, có thâm niên cao, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ kiểm định tốt nhất, an toàn nhất, để khách hàng yên tâm trong các hoạt động sản xuất của mình.
Ngoài ra, bên Công Ty chúng tôi còn thực hiện kiểm định các loại vật dụng, thiết bị máy móc khác như:
• Kiểm định chống sét, đo chống sét, kiểm định hệ thống chống sét
• Kiểm định thiết bị nâng kiểu cầu, kiểm định máy khoan.
• Kiểm định máy khoan, máy tiện, máy éo cọc, máy đóng cọc.
• Kiểm định máy thủy bình, máy khoan bê tông, máy đầm.
• Kiểm định máy hàn, trạm trộn bê tông, xe lu, cầu dẫn container
• Kiểm định bình bơm hơi, bình nén khí, máy bơm công nghiệp
• Kiểm định chai, chai oxy, chai ni tơ, chai axetylen
• Đào tạo nghề, cấp chứng chỉ nghề
• Huấn luyện an toàn lao động
• Cung cấp đồ bảo hộ lao động.
Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:
• Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố
• Đ/c: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM
• Đt: 028 3831 4194 – Fax: 028 3831 4193
• Website: www.kiemdinhthanhpho.net- Email: Kiemdinhthanhpho.net@.com
• Hotline (24/7): 0938 261 746. Mr. Quan