Kiểm định an toàn pa lăng điện Reviewed by Momizat on . Pa lăng điện: Là một tời điện có kết cấu gọn, các bộ phận cơ điện với hộp giảm tốc và tang tời được bố trí thẳng hàng với tang tời ở giữa, dùng để nâng và hạ cá Pa lăng điện: Là một tời điện có kết cấu gọn, các bộ phận cơ điện với hộp giảm tốc và tang tời được bố trí thẳng hàng với tang tời ở giữa, dùng để nâng và hạ cá Rating: 0
You Are Here: Home » KIỂM ĐỊNH AN TOÀN » KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ NÂNG » Kiểm định an toàn pa lăng điện

Kiểm định an toàn pa lăng điện



Pa lăng điện: Là một tời điện có kết cấu gọn, các bộ phận cơ điện với hộp giảm tốc và tang tời được bố trí thẳng hàng với tang tời ở giữa, dùng để nâng và hạ các vật thể theo phương thẳng đứng giúp con người nâng cao hiệu suất làm việc.

Phân thành 2 loại:

Pa lăng xích điện: Là thiết bị pa lăng cuốn nhả bằng xích thông qua hệ thống truyền lực bởi

động cơ điện và hộp giảm tốc, cuốn và nhả xích vào 1 túi đựng xích, puly dạng bánh xích có tác dụng kẹp chặt sợi xích theo một chiều cố định.

Cấu tạo:

Nguyên lý hoạt động: Khi kéo xích, xích sẽ dẫn động quay đĩa xích và làm quay trục vít, qua bộ truyền trục vít – bánh vít, bị tác động đĩa xích được dẫn động quay theo. Khi đĩa xích được dẫn động quay ngược chiều kim đồng hồ, vật sẽ được kéo lên; ngược lại khi dẫn động đĩa xích quay theo chiều ngược lại, vật sẽ được hạ xuống

Đặc điểm:

Pa lăng xích điện có ưu điểm có thể cẩu xiên hoặc kéo vật nâng một góc giới hạn.

Ở pa lăng xích điện thường được ưu tiên sử dụng cho các loại pa lăng có hệ số trọng tải lớn do dây xích chắc chắn hơn, đem lại cảm giác an toàn cao hơn.

Pa lăng cáp điện: Có cấu tạo tương tự pa lăng xích điện nhưng dùng cáp thay cho xích và có

tang cuốn cáp như tời kéo mặt đất. Pa lăng cáp điện dùng động cơ điện và có hộp giảm tốc để

cuốn nhả cáp thông qua hệ thống puly và móc cẩu.

Cấu tạo bao gồm những bộ phận sau:

Móc cẩu

Dây cáp

Tang cuốn cáp

Hộp giảm tốc: các bánh răng an khớp với nhau, vỏ hộp

Khớp nối

Phanh hãm

Bộ giải cáp, gạt cáp

Động cơ

Puly dẫn hướng cáp.

Remote điều khiển

Đặc điểm

Pa lăng cáp điện tuyệt đối không được cẩu xiên hoặc kéo lê vật nâng.

Là thiết bị dùng động cơ điện và hộp giảm tốc để cuốn nhả cáp thông qua hệ thống puly và

móc cẩu.

Pa lăng được đấu trực tiếp vào hệ thống điện, các loại pa lăng điện khác nhau sẽ

dùng nguồn điện khác nhau, truyền dẫn qua hệ thống dây cáp điện hoặc máy phát điện.

Nguyên lý hoạt động: Động cơ họa động truyền chuyển động qua hợp giảm tốc đến trục tang quấn cáp, cáp 1 dầu cố định vào tang quấn, đầu cong lại gắn với móc cẩu, cho phép móc vào vật thể cần nâng hạ, người vận hành sử dụng remote điều khiển chỉnh chế độ nâng hạ theo yêu cầu

Các tình trạng hư hỏng thường gặp

Cáp, xích bị mòn, biến dạng

Các má đỡ ròng rọc bị vỡ, nứt

Cảm biến hành trình không hoạt động

Dầm chính bị biến dạng

Các yếu tố nguy hiểm:

Rơi tải trọng hoặc sập cần (do tuột, đứt dây buộc tải, dây cáp tải).

Va chạm với người và hàng hóa trong quá trình di chuyển

Gãy dầm do sử dụng quá tải trọng gây nguy hiểm cho người và tổn thất về hàng hóa

Quy định an toàn trong sử dụng pa lăng:

Người vận hành phải được đào tạo và có chứng chỉ vận hành

Kiểm tra kỹ thuật các bộ phận trước khi vận hành

Không sử dụng để nâng vật thể kèm người hoặc nâng người

Giữ khoàng cách an toàn trong quá trình vận hành

Không được phép vận hành khi các bộ phận chưa đảm bảo an toàn

Khi có dấu hiệu, nguy cơ gây tai nạn thì lập tức dừng hoạt động của thiết bị và tiến

hành kiểm tra

Nâng tải trọng trong phạm vi cho phép

Vật nâng cần phải đucợ cố định vững chắc, đặt đúng trọng tâm nâng để đảm bảo sự

cân bằng trong quá trình nâng.

Vì sao phải kiểm định pa lăng?

Theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì pa lăng điện là thiết bị thuộc thiết bị nâng kiểu cầu và nằm trong danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động cần phải kiểm định.

Kiểm tra an toàn pa lăng điện chính là tuân thủ theo quy định của pháp luật

Để đánh giá được tình trạng làm việc thực tế của xe, từ đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị cần thiết để khắc phục, đảm bảo xe đạt chỉ tiêu an toàn trong suốt quá trình làm việc.

Nhằm đảm bảo an toàn cho người vận hành, cho hàng hóa, trang thiết bị khi di chuyển

Các trường hợp cần phải kiểm định

Kiểm định an toàn lần đầu trước khi đưa vào sử dụng.

Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng

Chế độ kiểm định bất thường là chế độ kiểm định được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Sau khi thay thế, sửa chữa.

Các bước kiểm định

Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong.

Kiểm tra thử nghiệm.

Kiểm tra vận hành.

Xử lý kết quả kiểm định.

Chi phí kiểm định và liên hệ:

Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chúng tôi: CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động. Với kinh nghiệm hơn 7 năm làm việc, cùng đội ngũ kiểm định viên được đào tạo kỹ lưỡng, có thâm niên cao, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ kiểm định tốt nhất, an toàn nhất, để khách hàng yên tâm trong các hoạt động sản xuất của mình.

Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố

Đ/c: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM

Đt: 028 3831 4194 – Fax: 028 3831 4193

Website: www.kiemdinhthanhoho.net- Email: Kiemdinhthanhpho.net@.com

Hotline (24/7): 0938 261 746. Mr. Quan



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top