KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KÍCH THỦY LỰC
- Kích thủy lực là gì?
Kích thủy lực hay với tên gọi khác là con đội ô tô – Đây là thiết bị chuyên dụng để nâng các vật nặng có trọng tải lớn, cồng kềnh lên đến hàng chục, hàng trăm tấn.
Có thể nói đây là dụng cụ hữu ích không thể thiếu trong các tiệm sửa chữa garage ô tô hay sản xuất, sửa chữa máy móc công nghiệp.
Con đội thủy lực hoạt động dựa vào lực tạo ra bởi áp lực và cơ chế hoạt động chỉ sử dụng bằng Piston.
- Phân loại kích thủy lực
Phân loại kích thủy lực theo chiều nâng
– Kích thủy lực 1 chiều
- Kích thủy lực 1 chiều là dạng con đội đơn thuần và phổ biến, được chuyên dụng để nâng – hạ các vật đội nặng theo chiều đứng (dọc). Kích thủy lực 1 chiều hoạt động dựa vào sự kết hợp của bơm tay hoặc bơm điện thủy lực 1 vòi dầu.
- Loại kích thủy lực 1 chiều này cho hành trình nâng và đội trọng tối ưu để giúp nâng hạ nhanh chóng và chính xác các thiết bị nặng, phổ biến nhất vẫn là đội trọng 1 – 1000 tấn.
– Kích thủy lực 2 chiều
- Kích thủy lực 2 chiều là loại kích hoạt động theo 2 chiều (chủ yếu là chiều ngang), hoạt động tương tự như kích thủy lực 1 chiều là dùng để nâng – hạ thiết bị nặng từ vài tấn đến vài chục tới vài trăm tấn. Hành trình nâng từ trung bình 50mm – 300mm.
Tuy nhiên, Loại kích này muốn hoạt động được phải sử dụng bơm điện thủy lực 2 vòi dầu
Phân loại kích thủy lực theo hình dáng
– Con đội thường
- Con đội thường là loại kích 1 chiều, được sử dụng rất nhiều trong các xưởng sửa chữa ô tô vì tính tiện dụng và đơn giản của sản phẩm.
– Con đội móc
- Con đội móc có khả năng đội – nâng dưới sát mặt đất hoặc đội – nâng phía trên đầu vật nặng (nhờ trang bị thêm 2 lò xo giúp định vị và kéo đầu đội và móc về vị trí nhanh hơn chỉ qua thao tác xả van đóng mở dầu).
- Sản phẩm được sử dụng trong các trường hợp không có không gian hay chỗ để thực hiện việc nâng lên hoặc những không gian rất hẹp và nhỏ thì sử dụng loại con đội móc này rất thích hợp.
- Con đội móc thường để dùng nâng máy móc và di chuyển máy móc từ địa điểm này đến địa điểm khác và thường được sử dụng chung với con rùa đẩy hàng.
– Con đội rùa đẩy hàng
- Con đội rùa dùng để nâng đỡ và di chuyển các thiết bị nặng có tải trọng lớn tới rất lớn và trong phạm vi di chuyển nhỏ.
- Loại con đội này thường dùng để di chuyển thiết bị máy móc công nghiệp, thiết bị cơ khí, di chuyển hàng hóa siêu trọng trường…
- Con đội rùa có thể kết hợp dùng chung với kích chân và bánh xe để tạo thành một hệ thống hỗ trợ di chuyển hoàn chỉnh.
– Con đội kê
- Loại con đội kê này thiết kế như hình tháp, được dùng phổ biến trong xưởng làm lốp ô tô.
- Con đội kê này hoạt động dựa vào cơ chế nâng – kê an toàn. Tức sau khi xe được kích lên cao thì kích thủy lực này sẽ kê trực tiếp vào trục nhằm đảm bảo an toàn cho xe trong quá trình tháo và lắp lốp
– Kích cá sấu
- Kích cá sấu hay còn gọi là con đội cá sấu được dùng để đội và nâng – hạ vật nặng chủ yếu trong ngành sửa chữa và làm lốp ô tô, xe du lịch. Thiết kế dạng nằm sát xuống sàn nên sẽ dễ dàng luồn vào gầm xe con
– Con đội lùn
- Con đội lùn thiết kế tương tự như như một con đội thường nhưng sở dĩ với tên gọi lùn là do hình dáng được thiết kế thấp hơn hẳn.
- Nguyên lý hoạt động của kích thủy lực
Nguyên lý hoạt động kích thủy lực khá đơn giản. Chúng ta có thể tưởng tượng nó khá giống với một khẩu súng nước. Có nghĩa là, chúng ta dùng ngón tay bóp cò súng thì khiến dòng nước chảy ngược lại.
Khi đó, chúng ta đã tạo nên một lực đẩy lớn. Và con đội thủy lực chính là sự phóng to lên rất nhiều lần của súng nước.
Nguyên lý của kích được chia làm 2 phần đó là khi đẩy lên và hạ xuống:
- Khi đẩy lên: Piston 2 sẽ dịch chuyển một đoạn gọi là L1 xuống phía dưới thì van số 3 sẽ nhanh chóng đóng lại. Lúc này, dầu được chứa trong bình công tác 1 sẽ đi vào xi lanh và qua van một chiều số 4. Và piston số 6 sẽ trong xi lanh sẽ tải vật một đoạn gọi là L2.
- Khi hạ xuống: Lúc này piston sẽ dịch chuyển di lên phía trên, van một chiều số 4 sẽ ngay lập tức đóng lại. Lúc này thì piston số 2 sẽ hạ xuống một đoạn L2.
Trong một số tình huống buộc người dùng phải hạ piston số 6 và vật tải để phục vụ yêu cầu công việc thì chỉ cần thông bình chứa chất lỏng công tác và xi lanh bằng việc hạ khóa số 5.
- Cách sử dụng kích thủy lực an toàn và hiệu quả
Kích thủy lực tuy có cấu tạo đơn giản và dễ sử dụng nhưng để đảm bảo an toàn trong lao động cũng như bảo quản thiết bị được lâu bền thì các bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
- Kiểm tra jack cắm trước khi sử dụng: Trước khi sử dụng, các bạn luôn phải kiểm tra lại mọi chi tiết trên kích thủy lực đã được đặt đúng chỗ chưa.
- Cần đảm bảo tất cả các bộ phần đều nằm đúng vị trí và trong tình trạng tốt nhất sẵn sàng để hoạt động. Tránh sử dụng kích khi phát hiện ra các vết nứt hay một chi tiết nào đó bị tuột ra và sẽ gây nguy hiểm khôn lường.
- Luôn đảm bảo kích được đặt trên mặt phẳng chắc chắn: Kích thủy lực chuyên dùng để nâng những vật thể có sức nặng có thể lên đến hàng chục tấn. Vì thế khi sử dụng cần phải đảm bảo phần đầu luôn được đặt cố định trên một mặt phẳng chắc chắn. Tránh trường hợp bị trợt hay đổ do địa hình gập gềnh mà gây thiệt hại cho người sử dụng.
- Chỉ sử dụng kích thủy lực theo đúng chịu tải quy định: Mỗi chiếc kích thủy lực đều được nhà sản xuất quy định mức chịu tải nhất định. Vì vậy, các bạn chỉ được sử dụng trong ngưỡng an toàn mà nhà sản xuất đã quy định, không được để tình trạng quá tải xảy ra mà dẫn đến các sự cố đáng tiếc.
- Sử dụng thêm công cụ hỗ trợ cần thiết: Nếu phải sử dụng kích thủy lực trong một thời gian dài, để thiết bị hoạt động ổn định cần kết hợp sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ. Không bao giờ được làm việc trên hoặc ở dưới vật được nâng bởi kích thủy lực. Trừ khi bạn có đủ công cụ hỗ trợ để đảm bảo an toàn.
- Thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ: Sau mỗi lần sử dụng các bạn cần chú ý vệ sinh thiết bị thật sạch sẽ để tránh bụi bẩn và đất cát dính ở cổ xi lanh sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của trục đội và thân kích. Bên cạnh đó mỗi năm bạn nên bảo dưỡng kích một hai lần tùy theo tần suất hoạt động. Nếu phát hiện ra trục trặc cần sửa chữa ngay để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Kích thủy lực được kiểm định như thế nào?
Do kích thủy lực là một thiết bị chuyên dùng để nâng vật nặng, dùng nhiều trong các công trình xây dựng và sữa chữa bảo trì nên đòi hỏi có độ chính xác và an toàn cao. Do đó kích thủy lực cần được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng. Việc kiểm định kích thủy lực cần phải thực hiện trước khi đưa ra sử dụng để tránh các rủi ro trong quá trình sử dụng.
Kiểm định kích thủy lực là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm khả năng làm việc an toàn ở mức tải trọng cao nhất cho phép đồng thời kiểm tra độ chính xác lực kế của kích thủy lực so với lực kế chuẩn. Để kiểm định kích thủy lực, ta cần kết nối với bơm thủy lực và vận hành cho kích hoạt động.
Vì sao phải kiểm định kích thủy lực?
• Đảm bảo an toàn đối với con người, tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc trong quá trình hoạt động.
• Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị.
• Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
- Quy định và các tiêu chuẩn kiểm định kích thủy lực
- Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH “Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.
- TCVN4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
- QCVN 7: 2012/BLĐTBXH ‘quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng”
- Quy trình kiểm định kích thủy lực
a. Các bước kiểm định:
• Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
• Chuẩn bị mặt bằng và thiết bị thử nghiệm (lực kế, pa lăng, khung treo siêu tĩnh …)
• Kiểm tra tình trạng bên ngoài của kích thủy lực, cylinder, các thiết bị đo lường (lực kế)
• Kiểm tra tình trạng kỹ thuật các mối hàn trên kích thủy lực
• Kiểm tra hệ thống truyền động: Bơm, đường ống thủy lực
• Kiểm tra nút dừng khẩn cấp
• Thử nghiệm ở tải trọng lớn nhất cho phép mà đơn vị chế tạo đã công bố.
• Kiểm định đồng hồ áp lực đi kèm hệ thống kích thủy lực
b. Xử lý kết quả kiểm định:
Biên bản kiểm định được lập tại cơ sở sử dụng và ngay sau khi kết thúc các bước kiểm tra. Với các kích thủy lực đáp ứng được mọi chỉ tiêu trong tiêu chuẩn đánh giá thì tiến hành cấp chứng nhận kiểm định cho kích thủy lực
Thời hạn kiểm định theo chu kỳ 1 năm hoặc theo chế độ phù hợp với loại thiết bị củng như tần suất sử dụng
Thời gian cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định là 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định